Vụ bãi tư chính và làng rận chủ rên la, kêu la … được ví như những đưa trẻ vẫn hò nhau tham gia ‘đánh trận giả’ khi đi chăn trâu, chăn bò trên bãi đất trống…
Vụ việc nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8, tàu thăm dò địa chất) của Trung Quốc vào ngày 3/7 đã tiến hành hoạt động trái phép, bất hợp pháp tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam-bãi Tư Chính đã làm nóng làn sóng dư luận không chỉ thu hút sự quan tâm của các học giả, chính trị gia,… mà còn cả những người nông dân chân lấm tay bùn.
Rận chủ Lê Dũng Vova ngày đêm miệt mài chia sẻ, kích động
Làng rận chủ chơi trò ‘đánh trận giả’
Tuy nhiên, việc quan tâm, theo dõi và có những phản ứng tích cực của các cá nhân nhằm góp phần giữ gìn, bảo vệ không chỉ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, độc lập chủ quyền của quốc gia mà còn tăng cường quan hệ quốc tế, giải quyết tranh chấp trong hòa bình là điều mà người dân Việt Nam nói riêng, nhân dân các nước nói chung đều mong muốn. Song, một bộ phận tự xưng ‘nhà đấu tranh dân chủ’ trên mạng xã hội lại sử dụng lối ‘dương Tây, kích Đông’ hòng mục đích kích động hận thù dân tộc, hận thù trong lòng nhân dân đi ngược lại với truyền thống, bản chất của dân tộc và nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Hẳn ai cũng thấy, làng đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội facebook ‘lấy sự kiện bãi Tư Chính’ là điểm ‘nhấn’ để thực hiện thủ đoạn ‘dương Tây, kích Đông’. Thủ đoạn này thể hiện theo các bước rất rõ ràng trong một quy trình thống nhất khép kín. Đầu tiên chúng chia sẻ những bài viết của các học giả, các nhà khoa học, chính trị gia đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà phần lớn trên các tờ thiếu thiện chí, không chính thống và đính kèm bài viết này là những lời bình luận có tính chất kích động, hướng lái người đọc ‘căm hận’, ‘căm thù’ … Những nhân vật chính thực hiện thao tác này không ai khác ngoài một số ‘rận chủ’ như Nguyễn Quang, Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng, Võ Hồng Ly,… Tiếp theo hoạt động của những ‘rận chủ’ là làng ‘rận con, cháu, chắt’ thực hiện thao tác ‘lan truyền’ dưới dạng virut theo cấp số và tất nhiên những rận này cũng không thể không thêm ‘mắm, muối, ớt’ cho ‘đủ vị’. Các hoạt động theo quy trình trên được tăng dần theo cấp số nhân gắn liền với độ nóng của vụ việc. Cuối cùng, chúng khuấy động bằng thủ đoạn những tuyên bố, phát ngôn ở phương Tây, ở một số nước có tính ‘đối kháng mạnh’ và những hình ảnh về hoạt động cầm biểu ngữ của một số rận trong nước nhằm tạo đà cho mục đích kích động lòng dân.
Rận cái Võ Hồng Ly tăng xông đòi lao ra biển tự vẫn
Rận chủ Nguyễn Quang ‘cầm chịch’ tư tưởng kích động hận thù với Trung Quốc
Quy trình là chuỗi các hoạt động có tính chất ‘tăng xông’ của làng rận chủ với những diễn biến khác được kết hợp để ‘gắn kết’ với sự kiện chính là ‘đối đầu với Trung Quốc’. Cụ thể như, chúng sử dụng hình ảnh biểu tình của nhóm ‘dù vàng HongKong’ làm chất xúc tác cho lòng căm hận và khí thế tham gia biểu tình chống phá …. Luận điệu của chúng rất rõ ràng thể hiện ngay trên chính những thông tin mà chúng chia sẻ gắn với lời dẫn như ‘một lời hiệu triệu’, ‘một sự xúc phạm, bôi nhọ, hạ thấp’, ….
Kẻ ngáo dân chủ vẫn sử dụng bài viết của các chuyên gia để chia sẻ kèm theo những lời lẽ kích động thù hận ….
Nhìn một cách tổng thể có thể thấy quanh đi, quẩn lại vẫn chỉ là trò diễn của làng rận mà chủ công là mấy tên rận chủ. Bởi, người dân Việt Nam quá hiểu trò con nít ‘đánh trận giả’ là như thế nào… Mặt khác, ai cũng biết chúng hô hào như vậy nhưng chúng có làm được gì cho Tổ quốc mà chỉ hòng kích động gây rối loạn xã hội, bất ổn xã hội.
Thực sự, nói hành động ‘gây hấn’ tạo cớ chiến tranh đâu đơn giản như đám trẻ đánh trận giả thích đánh lúc nào thì đánh, thích chơi lúc nào thì chơi, thậm chí đang chơi còn có thể nghỉ … Ấy vậy, mà đám dân chủ vẫn cứ la làng phải đánh và đánh. Không biết họ kêu gọi đánh là đánh thế nào ? Không lẽ bất chấp quy định giải quyết tranh chấp của quốc tế ? hay cứ lao đầu vào đánh như một con thiêu thân hoặc không còn cách nào khác ngoài đánh ? Nếu chỉ có mấy kẻ rận chủ thì họ có giám xông lên đánh không hay chỉ chỉ ngồi cào phím hô đánh ?
Các chuyên gia không chỉ trong nước và quốc tế cũng đã ‘nát óc’ trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước khác trong khi đó các nước có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… cũng có giám hô ‘đánh’ một cách bừa bãi bao giờ đâu mà cụ thể là đến Mỹ còn phải ‘chờn’ với Trung Quốc huống hồ các nước như Anh, Pháp, Đức thì cũng chẳng là ‘cái thá’ gì…
Có nhất thiết phải chiến tranh để giải quyết tranh chấp
Chúng tôi xin trích ý kiến của chuyên gia Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao – Nguyễn Trường Giang ‘hiến kế’ để giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình do báo điện tử Vietnamnet đăng tải: ‘Tôi chỉ nêu một vài điểm vì có hàng nghìn đầu việc. Nhưng trước hết, chúng ta phải khẳng định chắc chắn 100%, chúng ta có thể giữ được Biển Đông, và có thể giữ được một cách hòa bình.
Tôi xin thưa, Biển Đông không chỉ có thách thức, nó còn là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta.
Việt Nam sở hữu những vũ khí, những giá trị vô cùng quan trọng, trong đó có danh tiếng của mình. Danh tiếng của Việt Nam tương đương với 50 sư đoàn tinh nhuệ nhất trên thế giới.
Trong cuộc chiến tranh Iraq, Mỹ mất 12 nhân mạng là do tai nạn trực thăng, còn không thì chẳng mất người nào hết. Trong cuộc chiến ở Iraq, thông tin truyền thông đóng vai trò căn bản, 90% thắng lợi của Mỹ là cuộc chiến tranh truyền thông trước khi diễn ra.
Vào giờ chuẩn bị khởi động chiến tranh, Tổng thống G. Bush (cha) xuất hiện trên truyền hình và kêu gọi Iraq suy nghĩ. Saddam Hussein cũng xuất hiện trên truyền hình truyền đi một thông điệp: thua cũng đánh.
ư lệnh của một quân đội 1,5 triệu người được trang bị những vũ khí hiện đại nhất mà chưa vào trận đã nhắc đến thua. Vậy nên, có những đoàn quân 300 nghìn người không bắn một phát súng. Như vậy làm sao lại không thua. Đó là do phát ngôn của Saddam Hussein.
Sức mạnh tinh thần mới là nguồn sức mạnh của chúng ta, của dân tộc Việt Nam. Không phải tàu chiến, tàu ngầm, thông tin truyền thông mới là nguồn sức mạnh của chúng ta. Chúng ta đang sở hữu một vũ khí quan trọng như thế thì chúng ta nên sử dụng như thế nào?
Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông?
Nếu chúng ta đặt ra câu hỏi này, chúng ta đã trả lời được 50%. Nếu chúng ta tự hỏi làm thế nào để cho đất nước Việt Nam trở nên hùng cường, thì chúng ta đã đặt chân lên con đường đi đến hùng cường và thịnh vượng.
Vấn đề truyền thông rất quan trọng. Sự an toàn biển đảo tỷ lệ thuận với sự quan tâm của dân chúng về vấn đề Biển Đông.
Có mấy việc phải làm, tôi xin nêu ngắn gọn:
– Nhận diện rõ thách thức với chủ quyền biển đảo.
– Củng cố ý chí quyết tâm.
– Huy động sức mạnh tổng lực của quốc gia.
– Phát huy được sức mạnh của thời đại.
– Xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Thông tin truyền thông cần làm gì?
Thông tin truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thông tin truyền thông là một bộ phận cấu thành của cuộc chiến này, quan trọng không kém gì chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp lý. Bây giờ, thậm chí, nó quan trọng hơn cả quân sự, ngoại giao pháp lý.
Lúc này là thời điểm rất quan trọng để xác định chúng ta giữ được biển hay không. Chúng ta chọn hướng nào? Chúng ta có lựa chọn khác với ông cha mình hay không? Như vậy chúng ta phải coi thông tin truyền thông là một mặt trận.
Thông tin truyền thông không chỉ đưa tin, bình luận, nâng cao nhận thức, không chỉ có tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn phải thêm cả công tác dự báo.
Những việc thông tin truyền thông cần làm bao gồm nêu cao chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển; góp phần huy động sức mạnh tổng lực quốc gia; phát huy sức mạnh của thời đại; góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường.
Xin giải thích rõ những vấn đề trên như sau:
1. Nêu cao chính nghĩa.
Nêu cao chính nghĩa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thông tin truyền thông. Muốn nêu cao chính nghĩa phải làm hai việc.
Thứ nhất, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa; bác bỏ được yêu sách đường lưỡi bò, bác bỏ cái gọi là chủ quyền lâu đời của Trung Quốc đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Để nêu được chính nghĩa phải đưa ra được các chứng cứ pháp lý và lịch sử xác thực và thuyết phục các cơ quan tài phán quốc tế. Truyền thông báo chí phải kết hợp với các chuyên gia trong nước, quốc tế.
2. Huy động sức mạnh tổng lực quốc gia.
Củng cố ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng biển đảo bằng bất cứ giá nào. Thông tin truyền thông phải biến nó thành ý chí của toàn bộ dân tộc, của cả hệ thống chính trị và của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Cần nâng cao nhận thức của người dân về biển đảo. Nhận diện rõ thách thức với chủ quyền biển đảo. Đánh giá Trung Quốc thế nào? Hiện nay, thế giới nhận định về Trung Quốc như con hổ mới trỗi dậy, dữ dằn về quân sự, chính trị, kinh tế. Họ là một con hổ đói: Đói không gian sinh tồn, đói tài nguyên thiên nhiên, đói quyền lực chính trị. Tuy nhiên, con hổ đó có nhiều bệnh về chính trị, văn hóa, dân tộc, sắc tộc, môi trường…
Truyền thông cần đề cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc, phẩm cách quốc gia. Đặc biệt, củng cố đại đoàn kết dân tộc, xây dựng sức mạnh toàn dân. Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên đồng thuận dân tộc: đồng thuận về nhận thức, ý chí, hành động. Củng cố niềm tin: niềm tin phải có cơ sở, dựa trên điểm mạnh và yếu của Việt Nam và đối thủ, đồng thời tin vào khả năng của chúng ta.
3. Truyền thông phải lan tỏa giấc mơ về đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Trong vòng 15 năm nữa chúng ta có thể trở thành cường quốc tập trung với 5 tiêu chí: Quân sự, Kinh tế, Văn hóa – Giáo dục, Khoa học – Công nghệ, Chính trị. Hiện nay, chúng ta đang thiếu hai thứ: Một là minh triết, hai là kế hoạch (giấc mơ).
Truyền thông, tuyên truyền cần nhanh chóng và kịp thời; khách quan và chính xác; hay và hấp dẫn.
Tôi phải nhấn mạnh lại một lần nữa: Không phải tàu chiến, tàu ngầm, thông tin truyền thông mới là nguồn sức mạnh của chúng ta. Sức mạnh tinh thần mới là nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước bất kỳ kẻ xâm lược nào.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường dân chủ