Chỉ dựa vào những luận điệu một chiều mà đã có những kẻ bịa đặt ra, nói nào là ông Trần Bắc Hà bị đầu độc, bị thủ tiêu…. Tất cả giống như một “chiến dịch” có chủ đích, phao tin giả, tung tin đồn nhảm, đánh vào sự hiếu kỳ của dư luận.
Thông tin về ông Trần Bắc Hà – Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chết trong thời gian bị tạm giam điều tra về “tội vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng” đang là nguồn cơn để những nhà “hoạt động rân chủ”, “tay bút” của các báo đài hải ngoại như VOA tiếng Việt, RFA, BBC tiếng Việt, Việt Nam Thời Báo, Chân trời mới media… “khua môi múa mép” với những luận điệu xuyên tạc.
Tin đồn của bọn “mọi rân chủ”
Đây không phải là lần đầu tiên mà một số thành phần trên mạng xã hội đem cái chết của một người ra để xuyên tạc. Trước đây, các vị cán bộ lãnh đạo cấp cao mà chẳng may qua đời thì sẽ bị xuyên tạc rằng là “bị đầu độc”, “ám hại để tranh giành địa vị”.
Trước đây từng có những luận điệu như thế, chẳng hạn: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an bị chết trong quá trình dưỡng bệnh; Sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Đại tướng Phùng Quang Thanh, hay ông Nguyễn Bá Thanh cũng thế… là những cái tên từng bị các đối tượng đem ra để kể các câu chuyện ảo tưởng lừa dối dư luận.
Ở trường hợp khác tương tự như cự Chủ tịch BIDV, các bị can, bị cáo đang tạm giam mà nhỡ xấu số bệnh không qua khỏi sẽ bị vu cáo thành lực lượng canh giữ tra tấn, bạo hành, “bịt đầu mối”..v..v.
Cụ thể, theo như “ngòi bút” của chúng thì cái chết của ông Trần Bắc Hà có nhiều điểm bất thường. Điểm thứ nhất là Trần Bắc Hà bị tạm giam trong một trại giam của quân đội ở Sóc Sơn, Hà Nội chứ không phải một trại tạm giam của Bộ Công an, trong khi Bộ Công an bắt Trần Bắc Hà vào tháng 11/2018. Theo quy trình của bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan nào bắt thì cơ quan đó tạm giam.
Điểm thứ hai là khi ông Trần Bắc Hà chết, nơi giữ xác của Trần Bắc Hà lại là Bệnh viện 105 của Bộ Quốc Phòng, cũng không phải là bệnh viện của Bộ Công an. Điều đó cho thấy vấn đề của Trần Bắc Hà dường như đã được chuyển toàn bộ sang Bộ Quốc Phòng.
Chúng không ngại ngần, trắng trợn khi đặt vấn đề: Phải chăng vấn đề của Trần Bắc Hà không đơn thuần là những vụ án sai phạm kinh tế, mà nó còn liên quan tới những vấn đề khác sâu bên trong nội bộ của Đảng Cộng sản, đặc biệt liên quan tới những quan chức cấp cao về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Có thể nói, khi cơ quan điều tra chưa đủ bằng chứng để khởi tố, bắt giam ông Trần Bắc Hà thì bọn “mọi dân chủ” kêu gào “chính quyền bao che”, đến khi bắt giữ thì lại phán “thanh trừng phe phái”, cuối cùng khi ông chết thì bảo “lãnh đạo hạ thủ”.
Ông Hà bị khởi tố, bắt giam tức có khả năng đã phạm tội – điều này là không cần bàn cãi. Nhưng, việc mang cái chết của ông Trần Bắc Hà ra để tiếp tục suy diễn về những tình tiết của vụ án và xuyên tạc sang các vấn đề khác thì quả thực là vừa thiếu đạo đức, vừa chẳng đúng pháp luật.
Nên suy cho cùng, thủ đoạn lợi dụng “cái chết”của lãnh đạo hoặc những người có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội để xuyên tạc là một “chiêu bài” mà thôi.
Sự thật là…
Khách quan mà nói, người thường mắc bệnh ung thư, nếu có điều kiện đi nước ngoài chạy chữa đều đặn, may ra còn có cơ hội sống thêm vài tháng hoặc vài năm chứ bệnh ung thư gan giai đoạn cuối diễn biến khó lường và phát tác nhanh khỏi nói. Ở điều kiện song sắt, cơm tù ba bữa, ngày ngày đối diện với bốn bức tường như ông Hà, chưa cần nói đến sự phát triển nhanh của con vi rút, riêng cái tinh thần lo sợ, không thoải mái, suy sụp cũng đủ dẫn ông ta đến con đường tử thần nhanh hơn bất kì ai.
Trước khi bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ cuối năm 2018 thì Cựu Chủ tịch BIDV đã mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Một người thân trong gia đình ông Trần Bắc Hà cho biết: Cách đây vài năm, do bị bệnh ung thư gan khá nặng nên ông Hà được gia đình đưa sang một bệnh viện ở Singapore để diều trị. Tại lần nhập viện này, ông Hà được phẫu thuật cắt một nửa lá gan để tránh di căn. Đến thời điểm trước khi bị bắt tạm giam để điều tra, ông Hà nhiều lần sang Singapore tái khám và điều trị bệnh ung thư gan.
Cũng theo một nguồn tin là Nhà báo Lê Minh Đức –người khá am hiểu gia đình ông Trần Bắc Hà chia sẻ: Trước đó ông Hà hút một ngày 2-3 gói thuốc lá và uống rượu rất nhiều. Kể từ khi qua Singapore điều trị ông bỏ thuốc lá và ngưng uống rượu theo yêu cầu bác sĩ. Không rượu, không thuốc, nhưng ông rất thích ngồi với đám đệ tử. Có những bữa tiệc ông gọi đàn em đến rồi đích thân mình châm rượu cho họ uống, còn ông ngồi xem, lấy đó làm vui.
Thực tế, cũng nhiều người thắc mắc tại sao trường hợp cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà do Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, lệnh bắt tạm giam nhưng thời gian gần đây ông lại không tạm giam ở cơ sở giam giữ của Công an mà ở cơ sở giam giữ của Quân đội?
Điều này đã được các chuyên gia pháp lý lý giải rõ ràng rằng: Việc bị can do Cơ quan Công an khởi tố, lệnh bắt tạm giam nhưng họ bj tạm giam ở cơ sở giam giữ của Quân đội là điều bình thường. Giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Thông tư liên tịch về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vấn đề quan trọng là làm sao để việc giam giữ bị can đảm bảo an ninh, an toàn, đảm bảo điều tra khách quan và đảm bảo nhiều vấn đề khác.
Hơn nữa, khi tạm giam ở trại tạm giam của Bộ Quốc phòng, khi xảy ra sự cố sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chuyển theo tuyến của quân đội là Bệnh viện Quân y 105, nhưng đã tử vong từ trước khi vào viện, nên thi thể nằm ở ở Bệnh viện Quân y 105 cũng là chuyện thường. Chẳng lẽ, khi chết ở bệnh viện này mà lại đưa thi thể sang bệnh viện khác. Nên những luận điệu của bọn “mọi rân chủ” như đã nói ở trên chỉ là nhằm mục đích kích động, xuyên tạc, tạo “sóng” dư luận.
Chỉ dựa vào những luận điệu một chiều mà đã có những kẻ bịa đặt ra, nói nào là ông Trần Bắc Hà bị đầu độc, bị thủ tiêu…. Tất cả giống như một “chiến dịch” có chủ đích, phao tin giả, tung tinh đồn nhảm, đánh vào sự hiếu kỳ của dư luận. Những tin tức tràn lan trên mạng đã gieo rắc sự hoang mang trong lòng rất nhiều người dân quan tâm chính sự đất nước.
Một khi chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh gia đình có người đang sống bị tung tin qua đời, xuyên tạc về cái chết của người thân thì sẽ thấy đó là việc làm phi đạo đức, đáng bị lên án. Nếu là người lương thiện, không bao giờ có những luận điệu tin đồn kích động, xuyên tạc, cũng như “vạch lá tìm sâu” chân dung và soi mói đời tư người khác, đó là hành động vô liêm sỉ của bọn “mọi rân chủ”.
Theo Tạp chí Bút danh
Nguồn: Ngọn Cờ