Trang chủ Luận bàn - Phản biện Tin đồn thất thiệt và lòng tham của Trung Quốc “đốt nóng”...

Tin đồn thất thiệt và lòng tham của Trung Quốc “đốt nóng” biển Đông

210
0

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin về tình hình biển Đông liên quan đến việc tàu Hải Dương Địa Lý 8 (HD 8) của Trung Quốc vi phạm vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, đối đầu với tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Nào là “Trung Quốc đánh chiếm bãi Tư Chính”, “Trung Quốc định đánh nhà giàn DK1”, “hàng chục tàu hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ căng thẳng trên biển Đông”, “biển Đông đang dậy sóng dữ dội”,…

Đáng chú ý, những thông tin trên chủ yếu được dẫn nguồn từ tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của HongKong, và được các trang facebook như Việt Tân, VOA Tiếng Việt, RFA và các đối tượng phản động, chống đối trong nước liên tục chia sẻ. Nó ít nhiều làm nóng dư luận và gây tâm lý hoang mang cho người dân, mặc dù chưa có sự xác thực từ cơ quan báo chí, truyền thông trong nước.

Tin đồn thất thiệt và lòng tham của Trung Quốc “đốt nóng” biển Đông
Rất nhiều tin đồn thất thiệt về bãi Tư Chính những ngày qua

Tin đồn thất thiệt

Thực tế, “kẻ lạ mặt” không mời mà đến và mò vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) trên biển Đông , đó là HD 8. Nó xuất hiện và tiến hành hoạt động thăm dò địa chất từ ngày 3/7 trên vùng biển thuộc vùng EEZ của Việt Nam. Nhưng mọi hoạt động của tàu HD 8 được giám sát chặt bởi các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam.

Và cả GS Ryan Martinson (Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ) – người chuyên theo dõi diễn biến biển Đông đã đưa lên mạng twitter hành trình chi tiết của HD 8, cùng các tàu kiểm ngư Việt Nam bám chặt theo là KN-272 và KN-468.

Đáng tiếc là, tờ SCMP đã có bài tường thuật diễn biến “rất HongKong”. Tức là, SCMP đã copy nội dung và hình ảnh vệ tinh trên twitter của GS Ryan Martingson. Tuy nhiên do không đối chiếu hình ảnh vệ tinh đó với bản đồ biển Đông, nên đã sai lệch nghiêm trọng về địa điểm bãi Tư Chính.

Đây là lý do chiều nay 13/7 đã xuất hiện thông tin bãi Tư Chính ( nơi có các nhà giàn DK1) bị uy hiếp và tấn công. Nhiều trang mạng nước ngoài đã dẫn lại theo SCMP, như một nguồn duy nhất, thậm chí chiều 13/7 nhiều trang mạng đã đẩy lên thành cuộc xung đột dữ dội tại lô dầu khí 136 thuộc bãi Tư Chính là tin hoàn toàn thất thiệt.

Mặt khác, không có chuyện “báo động đỏ” ở bãi Tư Chính như những nguồn tin trên, khi trên biển, lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn đang cong mình bảo vệ chủ quyền, điều tàu số lượng vừa đủ để sẵn sàng cho mọi diễn biến có thể xảy ra.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo ngày 16/7 rằng: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.

Như vậy, dù chưa biết tính thực hư của thông tin này, các nguồn tin trên mạng xã hội vẫn liên tiếp chỉ trích chính quyền “nhu nhược, yếu hèn” không dám chống lại Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền. Đó là sự kích động lòng dân, lợi dụng tư tưởng, lòng yêu nước của quần chúng nhân dân để thõa mãn âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lất đổ” của thế lực thù địch bên ngoài.

Có lẽ, Việt Tân cùng những nhà “dân chủ rởm” đã lầm khi nghĩ chỉ cần vài dòng, vài bài báo là có thể kêu gọi người dân trong nước biểu tình, hoang mang. Đừng nghĩ rằng ai dựng ngọn cờ biểu tình cũng là kèm theo ngọn cờ ái quốc. Bởi, phần lớn người dân biết ai, hay tổ chức nào đang đứng ra kêu gọi cuộc biểu tình này, với mục đích sâu xa gì?

Tình hình biển Đông luôn “nóng” vì lòng tham của Trung Quốc

Tin đồn thất thiệt và lòng tham của Trung Quốc “đốt nóng” biển Đông
Biển Đông luôn “nóng” vì cái gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc

Thực tế, nguồn cơn của những tin đồn thất thiệt kia xuất phát từ HD 8 khi nó đã tiến hành hoạt động thăm dò địa chấn tại vùng biển phía tây Trường Sa . Đây mới là vấn đề vì đây là vị trí của các lô dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng EEZ. Tuy nhiên, theo Reuters, vài ngày trước đó, ngày 27/6 tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã phát đi thông báo mời thầu nhiều lô dầu khí, trong đó có nhiều lô ngoài khơi Việt Nam. Lộ trình thăm dò của HD 8, từ lô 130 đến lô 156 trùng khớp với những lô dầu khí mà CNOOC đã từng mời thầu trước đây.

Thế nhưng, xin nhắc lại, tòa án PCA đã phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, điều này có nghĩa họ không có quyền gì đối với tài nguyên biển thuộc EEZ của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Mà phán quyết đó chỉ mới 3 năm thôi, ngày 12/7/2016.

3 năm sau ngày Tòa trọng tài ra phán quyết xác định “không thực thể nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra những vùng biển mở rộng…”. Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2019, Trung Quốc đã tập trận quy mô lớn ở phía bắc quần đảo Trường Sa và bắn thử tên lửa từ những thực thể nhân tạo họ bồi đắp trái phép.

Buồn cười ở chỗ, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Đối thoại Shangri-la vừa rồi nói: “Trung Quốc là một quốc gia lớn, nhưng chúng tôi không bắt nạt các nước nhỏ hoặc yếu hơn bằng quy mô hoặc sức mạnh của chúng tôi. Trung Quốc là quốc gia duy nhất cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chúng tôi kiên trì khẳng định rằng các vấn đề không nên được giải quyết thông qua sử dụng hoặc đe dọa vũ lực. Những gì chúng tôi có được ngày hôm nay, chúng tôi đâu có đạt được bằng bành trướng quân sự hay thực dân. Ai là kẻ sử dụng các cách đó để có được ngày hôm nay?”.

Vâng! Trung Quốc luôn chứng minh cho dư luận quốc tế thấy sự đối nghịch giữa lời nói và hành động của mình. Riêng vấn đề biển Đông, là một nước lớn nhưng không bao giờ tự giác thực hiện với tinh thần thiện chí và trách nhiệm cao nhất. Éo le thay, bằng vào những gì đã và đang diễn ra, điều kiện nêu trên thật xa xỉ.

Bằng chứng là thời gian qua, vẫn có những bên bất chấp quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 để bồi đắp, xây dựng nhiều đảo nhân tạo và biến các đảo đó thành tiền đồn quân sự. Nếu như tôn trọng luật pháp quốc tế hiện đại, tại sao Trung Quốc phản đối phán quyết của Tòa trọng tài La Haye về vụ kiện của Philippines? Sự trì trệ của tiến trình xây dựng, thông qua COC có tính ràng buộc pháp lý cũng nói lên rằng, ít nhất, Trung Quốc chưa hề sẵn sàng cho việc đó.

Những năm qua Trung Quốc thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Nhiều tàu cá Trung Quốc, Hồng Công, Philippines, đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, là những thời điểm sóng yên, biển lặng. Bởi vậy, công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm bãi Tư Chính rất căng thẳng, đặt ra yêu cầu rất cao.

Từ đây có thể thấy, Trung Quốc luôn duy trì mục tiêu làm chủ thiên hạ thì phải làm chủ biển Đông, nên họ sẵn sàng gây hấn trên biển bằng nhiều chiêu thức, thủ đoạn khác nhau. Thế mới biết độ xảo quyệt và nham hiểm của tay hàng xóm bành trướng, kéo theo cái sự “nóng” của biển Đông sẽ khó hạ nhiệt hoàn toàn.

Nhưng Việt Nam và các nước trong khu vực đã quá quen với những lời nói và hành động của họ. Không phải tự nhiên mà Việt Nam vẫn trường tồn, dù sống cạnh “anh bạn” tham lam cả vài nghìn năm nay.

Tùng Lâm

Nguồn: Ngọn Cờ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây