Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 7 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới, từ vị thứ đó đã có những ý tưởng xây dựng mạng xã hội dành riêng cho người Việt, đáp ứng nhu cầu người Việt. Tuy nhiên điều đáng buồn là hiện nay có 1 số người lại lợi dụng khát vọng này để lừa đảo người dân đơn cử như mạng xã hội Hahalolo vừa ra mắt mới đây.
Những gói đầu tư mà Hahalolo đưa ra để kêu gọi đầu tư
Hahalolo bao gồm các chức năng cơ bản giống của Facebook dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, các tính năng của mạng xã hội này vẫn còn khá sơ sài, thậm chí một số người còn cho rằng nó chiếm là 1 sản phẩm nhái lại facebook 1 cách thô thiển, kém cỏi.
Vừa ra mắt ngày 10/6, Hahalolo – được giới thiệu là “mạng xã hội du lịch đầu tiên của người Việt” gây nhiều hoài nghi khi Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hạ tự tin tuyên bố đến năm 2024, mạng xã hội này sẽ có 2 tỷ người dùng tại Việt Nam và trên toàn thế giới (tức khoảng 1/4 dân số thế giới), đồng thời sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ (Mỹ) vào năm 2024 hoặc 2025.
Và để hiện thực nó, thay vì phát triển công nghệ hay chăm chút cho sản phẩm dịch vụ, Hahalolo bắt đầu tuyển dụng nhân sự với số lượng khủng, tổ chức các buổi hội thảo để bán cổ phần. Mặc dù là mô hình kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn trên nền tảng xã hội thế nhưng Hahalolo lại vận hành theo kiểu kinh doanh đa cấp. Hahalolo đã đăng tuyển số lượng nhân sự “khủng”, 1.000 nhân sự cho năm 2019. Chưa rõ, cơ cấu tổ chức của Hahalolo ra sao nhưng với một mạng xã hội mới ra đời, Hahalolo sẽ lấy nguồn tài chính ở đâu để trả lương cho số lượng nhân sự lớn như vậy?
Hahalolo đã đăng tuyển số lượng nhân sự “khủng”, 1.000 nhân sự cho năm 2019.
Bên cạnh đó, các trang Fanpage hầu hết không tập trung quảng bá về dịch vụ cốt lõi, hiệu quả, tính năng hoạt động… mà Hahalolo phần lớn quảng bá việc mở các chi nhánh, liên tục tổ chức nhiều buổi hội thảo. Đặc biệt, người tham gia phải đăng ký tài khoản, mua cổ phần, phát hành thẻ VIP… Hahalolo đã và đang triển khai hội thảo làm giàu ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam, với chiêu bài dụ người dân góp tiền đầu tư vào công ty. Gói VIP cao nhất (VIP5) là $800,000 (tương đương 18,4 tỷ) sẽ được thưởng 10% cổ phần. VIP1 thì cần bỏ ra $8,000 và phần thưởng cổ phần của bạn là 4%. Thậm chí Hahalolo còn cho xe khách đón ra người ra tận Hà Nội dự hội thảo rồi ép họ phải ngồi nghe cái cách làm giàu chỉ với việc ngồi không mà đợi hoa hồng từ mạng xã hội này. Mạng xã hội là dựa trên nền tảng xã hội chứ sao mở lắm chi nhánh làm gì? Tổ chức hội thảo làm giàu làm gì? Bán gói đầu tư làm gì?
Những lời giới thiệu có cánh của Hahalolo về những khoản lãi khổng lồ khi đầu tư
Theo giới thiệu của một nhân viên bán cổ phần Hahalolo, sở hữu cổ phiếu Hahalolo, người mua sẽ được cam kết trả cổ tức 6%/cổ phần/năm và tăng dần lên 15%. Công ty cam kết mua lại số cổ phần sau 3 năm là 200% giá trị đầu tư, tức người mua cổ phần được cam kết tăng trưởng giá trị hơn 60% mỗi năm?! Một viễn cảnh không thể thực hiện ngay cả với một công ty công nghệ, ngay cả Facebook – mạng xã hội lớn nhất hành tinh – với vốn đầu tư triệu, tỷ đô cũng không thể có lãi ngay trong ngắn hạn. Cam kết lợi nhuận như vậy, trong trường hợp vì lý do nào đó, công ty đóng cửa thì việc giải quyết tiền bạc cho những người đã đóng cổ phần sẽ ra sao? Và câu trả lời đầy bất ngờ của ông TGĐ Hahalolo rằng ” Nếu công ty đi đến phá sản và ngưng hoạt động thì không thể hỗ trợ gì được cho họ” đủ để thấy lối làm việc ôm con bỏ chợ, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi của doanh nghiệp này. Làm gì có chuyện huy động thì nói ngon ngọt đến khi phá sản thì bảo không làm gì đc?
Điều đáng nói là những giá trị cốt lõi bền vững mà Hahalolo thực sự tạo ra hầu như đều “nổ” và viễn tưởng thế nhưng hàng loạt các trang báo nổi tiếng và chính thống lại PR cho nó một cách mù quáng. Điều đó đã gián tiếp giúp một doanh nghiệp “lừa đảo” hàng triệu người tiêu dùng, nhất là bà con vùng sâu vùng xa.
Thu An
Nguồn: Ngọn Cờ