Mới đây nhà “dân chủ” Nguyễn Tường Thụy có bài viết tựa đề “Võ Văn Thưởng không muốn đối thoại nữa” đăng trên trang mạng của đài RFA. Trong bài viết này Nguyễn Tường Thụy công kích bài giảng của trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại hội nghị báo cáo viên vừa qua, nhất là vấn đề quản lý Intermet.
Đáng nói là, Nguyễn Tường Thụy cố tình bịa đặt ra những câu chuyện mà anh Thưởng không nói để công kích anh Thưởng. Xin trích đăng một số đoạn trong bài viết của Thụy.
“Điều đáng chú ý nhất trong bài giảng của Võ Văn Thưởng mà báo Thanh niên dùng để giật tít (Ông Võ Văn Thưởng: ‘Internet là xa lộ, cho mấy làn xe chạyvlà quyền chúng ta’) là lối tư duy sặc mùi độc tài của anh ta:
“Internet là một xa lộ thông tin, chúng ta cho 4 làn, 6 lan hay 20 làn xe chạy, xe 4, 6, 8 bánh chạy là quyền của chúng ta…”
Giọng của Võ Văn Thưởng lần này có vẻ cay cú, bi đát chứ không như 2 năm trước đây. Ngày 18/5/2017, bàn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng, Võ Văn Thưởng nói khá tự tin: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”
Từ chỗ không sợ tranh luận đến chỗ đòi hạn chế Internet, Võ Văn Thưởng đã đi một bước khá dài về độc tài hóa tư tưởng. Từ chỗ muốn “cọ xát và tranh luận”, Võ Văn Thưởng đi đến không muốn nghe ý kiến trái chiều (ở trên các làn thông tin mà Võ Văn Thưởng muốn hạn chế).”
Tôi nói Nguyễn Tường Thụy nhét chữ vào mồm anh Thưởng bởi rõ ràng trong bài giảng của mình, anh Thưởng chẳng hề nói tới vấn đề sẽ không đối thoại, sẽ không lắng nghe các ý kiến phản biện. Phần mà Nguyễn Tường Thụy trích dẫn là anh Thưởng đang nói tới vấn đề quản lý Internet.
Chẳng hiểu sao Nguyễn Tường Thụy lại cố tình nhét chữ vào mồm anh Thưởng để rồi phê phán anh Thưởng gay gắt như vậy.
Còn về vấn đề tăng cường quản lý mạng, rõ ràng anh Thưởng nói chẳng có gì sai, cả thế giới này đểu biết Internet là không gian mới đưa lại cho các quốc gia nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít mặt tiêu cực. Bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải quản lý Internet để đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia. Việc quản lý Internet cũng không đồng nghĩa với bóp nghẹt tự do internet, bóp nghẹt tự do ngôn luận, là độc tài…
Nguyên văn câu nói của anh Thưởng cũng là kêu gọi tăng cường các giải pháp kỹ thuật để quản lý mạng.
Rõ ràng Nguyễn Tường Thụy đang cố tình nhét chữ vào mồm anh Thưởng để tuyên truyền vu cáo hạ tuy tín anh Thưởng cũng như tuyên truyền chống Nhà nước.
Quả là bản chất nhà “dân chủ”.