Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (tiếng Anh: Universal Periodic Review), viết tắc UPR, là một quá trình cứ 4 năm một lần dưới sự bảo trợ của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, tất cả 192 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, đều phải lần lượt thực hiện việc rà soát tình hình nhân quyền của nước mình. Quá trình này tạo cơ hội cho mỗi thành viên tuyên bố các hoạt động mà họ đã làm để cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước họ và để hoàn thành các giao ước pháp lý về nhân quyền. Cơ chế này không chỉ để kiểm soát, mà còn giúp đỡ giải quyết những khó khăn trong khi thực hiện các hoạt động cải thiện nhân quyền.
Ngày 04/07/2019, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã diễn ra Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung làm Trưởng đoàn, với sự tham dự của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức của Việt Nam có quy chế tư vấn với Hội đồng – Kinh tế Xã hội LHQ (ECOSOC).
Trong phần đối thoại, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người, hoan nghênh Việt Nam đã chấp thuận hầu hết các khuyến nghị và có thái độ hợp tác, xây dựng trong tiến trình UPR nói riêng và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam nói chung. Một số phát biểu đặc biệt hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 2013 đề cao quyền con người và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, coi đó là hình mẫu trong việc tạo điều kiện nền tảng để đảm bảo các quyền con người.
Trước phát biểu lạc lõng của một vài tổ chức phi chính phủ lợi dụng cơ chế của Liên hợp quốc để phủ nhận thành tựu về quyền con người của Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam đã một lần nữa khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người, đồng thời tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác tích cực với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc, qua đó bác bỏ những quan điểm sai lệch đó.
Những quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc đều bị bác bỏ, 192 quốc gia và Hội đồng nhân quyền không dễ bị lừa gạt bởi những tài liệu, thông tin sai sự thật do các tổ chức phi chính phủ hay cá nhân xấu đưa ra. Tất cả đều được đánh giá trên tình hình thực tế tại Việt Nam với kết quả cải thiện nhân quyền quá rõ rệt không thể phủ nhận được.
Hội đồng đã nhất trí cao thông qua Báo cáo Định kỳ Phổ quát rà soát tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam chu kỳ 2 do Nhóm Công tác trình lên. Có thể thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện rất rõ rết, được nhiều quốc gia trên thế giới hoan nghênh với thái độ tích cực. Việt Nam luôn là điểm sáng trên bản đồ nhân quyền của thế giới hiện đại.
Công Lý