Trang chủ Luận bàn - Phản biện Sự thật về “Công an truy tìm thí sinh ngủ quên, đến...

Sự thật về “Công an truy tìm thí sinh ngủ quên, đến tận nhà hộ tống”?

162
0

Câu chuyện về một nữ sinh tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong (Hà Giang) ngủ quên và được một Đại úy công an đến tận nhà “hộ tống” để kịp giờ thi đã thu hút sự quan tâm của dư luận suốt những ngày gần đây.

Trước thắc mắc của nhiều người về việc tại sao vị Đại úy công an này lại có thể xử lý nhanh đến vậy, anh Chí Tuệ – một phóng viên có mặt trực tiếp tại điểm thi này vào sáng 26/06 đã có những chia sẻ trên trang cá nhân về những gì anh chứng kiến tận mắt.

Sự thật về “Công an truy tìm thí sinh ngủ quên, đến tận nhà hộ tống”?

Tôi là một trong số 4 phóng viên của 4 báo khác nhau ở Hà Nội lên Hà Giang làm thi THPT quốc gia 2019 có mặt tại điểm thi THPT Lê Hồng Phong sáng 26-6.

Như thường lệ, mỗi buổi thi, Báo Tuổi Trẻ và báo bạn đều làm bài ghi nhận về tình hình thí sinh trước khi vào thi và kết thúc môn thi đồng thời chúng tôi phải tìm kiếm câu chuyện bên lề thi cử để phục vụ bạn đọc.

Sáng hôm đó, để thay đổi không khí và tìm cái mới (ngày 24, 25-6 chúng tôi ghi nhận tại điểm thi chuyên Hà Giang). Như thường lệ, 6g chúng tôi có mặt tại điểm thi THPT Lê Hồng Phong và làm như mọi ngày. Khi đến giờ thí sinh bắt đầu vào phòng thi cũng là lúc cánh cổng trường đóng lại, chúng tôi ngồi lại một góc ngay sát cổng trường để nói chuyện chờ thí sinh thi.

Khoảng chừng từ 7h10-7h15, chúng tôi bỗng thấy một thầy chạy ra cổng nói các anh công an đang làm nhiệm vụ và nói có một thí sinh chưa thấy đến tên Yến, Bố đã mất, mẹ đi làm xa, ở với anh chị, nhà ở khu 5 đối diện trường tiểu học Quang Trung nhờ các anh đến tìm đón giúp, chúng tôi liên hệ với cô giáo chủ nhiệm em ý thì đi coi thi không gọi được và người nhà em Yến thì cũng không ai nghe máy.

Sự thật về “Công an truy tìm thí sinh ngủ quên, đến tận nhà hộ tống”?
Đại úy Vũ Đức Lợi, Phó trưởng công an phường Minh Khai (TP Hà Giang). Ảnh: VTC News.

Thấy vậy, chúng tôi chạy đến hỏi xem tình hình thì một anh công an áo xanh đã lấy xe phi đi luôn, sau đó một anh CSGT cũng lấy xe chuyên dụng phóng đi luôn.

Thấy có chuyện, chúng tôi bắt đầu cuống cuồng tìm cách đi theo, anh Dũng (Trường Phong – Báo Tiền Phong) cùng Phạm Tùng (Báo Đời sống Pháp luật) đi xe máy theo trước, còn tôi thì cuống cuồng tìm xe ôm để đuổi theo để xem có chuyện gì xảy ra với em ý.

Lúc tôi tìm được xe ôm đang ăn xôi ở ngã tư gần đó thì tôi nói chú chở cháu đến trường tiểu học Quang Trung. Trên đường đi, khi bác xe ôm chở tôi gần đến trường tiểu học Quang Trung thì thấy anh công an mặc áo xanh đi xe máy chở theo một em mặc áo trắng, đi theo sau là xe CSGT đi rất nhanh ngược hướng với tôi. Tôi lôi máy ra chụp thì cũng chỉ lờ mờ vì đi vừa ngồi xe máy vừa quay lại chụp được 2 -3 tấm thì hai xe đi khuất.

Lập tức tôi bảo chú xe ôm quay lại và nhắn tin cho anh Dánh (VTC News) lúc 7h22p và bảo anh để ý xe công an mặc áo xanh chở theo một em đi trước, xe CSGT đi sau để chụp ảnh.

Khi tôi quay về đến trường thì em ý đã vào trường, mọi thứ đã xong xuôi cho nên tôi là phóng viên duy nhất không có ảnh chụp tại cổng trường lúc đó.

Sự thật về “Công an truy tìm thí sinh ngủ quên, đến tận nhà hộ tống”?
Trần Thị Yến – nữ sinh ngủ quên được cảnh sát “hộ tống” đến kịp giờ thi.

Chúng tôi thấy câu chuyện hay và cần tuyên truyền để nêu gương người tốt việc tốt và ‘nhắc nhở’ thí sinh lưu ý hơn khi đi thi, tránh trường hợp đáng tiếc như em S. hôm trước cũng vì ngủ quên mà không được vào thi ở điểm thi chuyên Hà Giang.

Sau khi đưa tin, chúng tôi sợ bạn đọc không hiểu nên phải chờ kết thúc thi phỏng vấn em Yến và liên hệ với lãnh đạo công an thành phố để anh công an (anh Lợi) nói thêm về việc tìm và chở thí sinh Yến.

Tôi cũng thật bất ngờ khi bài viết được rất nhiều người quan tâm, chia sẻ, phần lớn tôi thấy mọi người đều cho rằng đây là hành động ý nghĩa nhưng cũng phê phán việc ngủ quên của thí sinh Yến.

Tuy nhiên, cũng có không ít người (trong đó có cả đồng nghiệp thân thiết và biết rõ tôi như thế nào) cho rằng anh công an đang ‘diễn kịch’ và chúng tôi là những người đang PR lấy lại hình ảnh cho Hà Giang.
– Tại sao chúng tôi (PV) có mặt và chụp được ở đó thì tôi đã nói ở trên, chỉ là ngẫu nhiên khi chọn địa điểm để làm.
– Em Yến che mặt cười (chúng tôi cũng ko thể giải thích thay em Yến được)
– Gần 4km (có khi gần hơn) đi và đón nhanh thế, đường ở Hà Giang rất vắng ko như Hà Nội hay TP lớn khác mà 4km đi 15-20p, chưa kể xe anh CSGT còn hú còi ưu tiên.
– Tìm nhà nhanh thế thì anh Lợi có chia sẻ trước đây trước khi về làm phó phường Minh Khai thì anh Lợi phụ trách địa bàn khu 5, nơi em Yến ở. Theo mình giả sử nếu anh Lợi không biết nhà em Yến mà biết ở khu 5 và hoàn cảnh như thế thì đến đó hỏi người dân ai cũng biết.
– Anh Lợi còn nói với chúng tôi là năm ngoái anh cũng giúp 1 em thi tại trường THPT Lê Hồng Phong nhưng không có báo chí thì không ai biết?
– Em Yến con nhà đồng chí nào? Em Yến cho chúng tôi biết, bố em mất cách đây 2 năm rồi, mẹ em thì đi buôn bán hàng hóa trên huyện Yên Minh (rất ít khi về). Yến ở cùng anh/chị, nhưng sáng hôm đó anh/chị đi làm sớm nên không gọi, em ôn bài muộn nên sáng ra dù để chuông báo thức nhưng em không nghe thấy.
– Hà Giang năm nay ngoài việc bố trí an ninh vòng trong trực 24/24h thì điểm thi nào cũng bố trí công an làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh bên ngoài từ đầu giờ đến hết giờ thi mỗi buổi.

Chiều nay, sau khi kết thúc kỳ thi THPT, chúng tôi từ Hà Giang về Hà Nội, nghe anh Dánh có nói sáng nay gặp anh công an (a Lợi) ở trường Lê Hồng Phong hỏi mà anh không nói một câu nào dù đã cố gắng bắt chuyện, có lẽ anh Lợi đang khá suy nghĩ khi bị nhiều người chỉ trích cho rằng anh đang diễn một màn kịch. Tôi định không nói gì nhưng nghĩ mình cần phải lên tiếng để mọi người chia sẻ.

CHÍ TUỆ/TUOITRE

Nguồn: Ngọn Cờ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây