Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cách ứng xử nhân văn của báo chí xứ ta sau sự...

Cách ứng xử nhân văn của báo chí xứ ta sau sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn

146
0

Nhân sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn, mới thấy báo chí xứ ta đã khôn lên trong thấy.

Cách ứng xử nhân văn của báo chí xứ ta sau sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn

Lần trước, sau khi nghe tin cố nhà giáo qua đời, Mõ đã có bài về cụ. Và đó là một góc nhìn về những kẻ đang muốn lấy đi những gì còn lại của cố nhà giáo lúc sinh thời. Họ cố tình lãng quên những đóng góp của ông đối với nền giáo dục đương đại để kéo tuột ông về với chiến tuyến bên kia.

Thật may, dù Phạm Toàn là người đầy vết và cũng không sai khi ông đã đứng bên kia chiến tuyến với chế độ. Nhưng báo chí xứ ta sau những cú ngã đến ê người đã tự rút ra được những cách tiếp cận để vừa vinh danh đóng góp của ông với xã hội nhưng không cổ suý cho những điều không hay, đối nghịch từ ông.

Theo đó, từ báo Tuổi trẻ đến báo Vietnamnet đã có những tin bài và tỏ lòng tiếc thương đến cố nhà giáo Phạm Toàn sau khi hay tin ông qua đời hôm 26/6/2019. Và như đã nói, Mõ cho đó là những sự tiếp cận vừa phải, đúng mực và cũng hết sức nhân văn.

Viết về sự ra đi của cố nhà giáo, báo Tuổi trẻ trong bài “Nhà giáo Phạm Toàn – nhà văn Châu Diên đã giong cánh buồm đi xa của tác giả có tên nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang – lớp ‘hậu bối’ 9X – vừa gửi đến Tuổi Trẻ Online có đoạn viết: “Ít ai biết thầy còn là nhà báo, nhà văn, dịch giả với bút hiệu Châu Diên. Nhưng ông thầy Phạm Toàn đã vỗ về ông nhà văn Châu Diên ngủ say để mình yên tâm làm giáo dục.

Thi thoảng ông cũng lay cho dịch giả Châu Diên thức giấc để chuyển ngữ các danh tác trên thế giới – như Bay đêm, Vào một đêm không trăng, Mặc cảm của D, Hoàng tử bé, Chín mươi ba, Ruồi, Nhà tiên tri…., đặc biệt là các truyện thiếu nhi. Nếu không có tình yêu dành cho trẻ con, khó có thể buộc một người lớn kiên nhẫn dành trọn một đời đẹp nhất cho sự nghiệp giáo dục các bạn nhỏ.

Trong căn hộ của thầy có treo bức tranh do các em học sinh vẽ thầy Phạm Toàn, lơ phơ vài sợi tóc. Cái hình ảnh thầy giáo già buổi xế chiều, vẫn cặm cụi làm việc vì không muốn mình để lại cho thế hệ sau một dang dở. “Năm nay soạn xong bộ sách rồi tao chết”, “Năm nay soạn xong bộ sách rồi tao hẳn viết hồi ký”…; thầy cứ thế, làm việc, làm việc để níu giữ chút thời gian hữu hạn của đời.

Mấy tháng trước khi thầy mất, thầy còn triển khai một dự án giới thiệu các kiệt tác văn chương cho các em học sinh, tôi được phân công viết vài bài. Nghe tưởng dễ nhưng nhiệm vụ thầy Phạm Toàn đưa ra khó vô cùng. Viết làm sao vừa ngắn gọn, súc tích mà phải hấp dẫn, khơi dậy được lòng tò mò muốn đọc ở các em và nhất là ngôn ngữ phải đơn giản, dễ hiểu.

Hôm nay thầy mất rồi mà tôi vẫn nợ thầy những bài viết ấy. Những ngày cuối đời, bao nhiêu bạn bè học trò ghé thăm, những vòng tay ôm, những lời hẹn lần sau, lần sau… dù biết không bao giờ còn lần sau nữa.

“Bạn bè” của thầy đủ mọi lứa tuổi – từ ông cụ trên 80 cho đến thanh niên 20 và trong lúc thầy dạy các em tiểu học, tôi tin thầy cũng coi các em là bạn. Mỗi người mang theo mình một mảnh “Phạm Toàn” và có cách nhớ về thầy rất riêng của mình.

Với tôi, có lẽ sẽ tìm lại những tác phẩm của thầy để đọc, là tiểu thuyết Người sông Mê chăng? Phải rồi, xem chừng trong sách, thầy giáo Phạm Toàn nắm tay nhà văn Châu Diên, đứng ở bờ bên kia của dòng sông Mê, nở nụ cười hóm hỉnh vẫy tay chào chúng tôi”.

Bặt nhiên không có bất cứ chi tiết nào nói về những hoạt động của cố nhà giáo trong tư cách là một thành viên của phong trào dân chủ. Những tư cách như sáng lập viên của Boxitvn, rồi người kêu đòi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập? Ai kêu gọi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không hề được đề cập tới.

Và như vậy, về mặt ý nghĩa mà nói thì những tờ báo có tiếng này ở xứ ta không công nhận những điều đó ở ông.

Đã mang kiếp người thì nhân vô thập toàn. Chúng ta không thể vì người đó có những cái này, cái kia đối lập, phủ nhận, thậm chí xâm phạm chúng ta mà khi xét đoán, đánh giá về họ chúng ta lãng quên hoặc không nhìn nhận đúng. Hoặc cũng có thái độ cho rằng, vì ông ấy đã như thế nên khi luận công tội ông ta không đáng để nhớ tới hoặc được ghi danh… Cái cách tiếp cận của báo điện tử Tuổi trẻ, Vietnamnet ghi nhận, đánh giá cao cố nhà giáo với tư cách là một nhà giáo dục tâm huyết. Đó thiết nghĩ cũng là vĩ thanh mà từ nay về sau khi nhắc đến ông, chúng ta sẽ phải khắc ghi và nhớ đến…

Và hãy lãng quên những điều không phải, bởi có thể đó cũng là điều bế tắc mà với cuộc đời trần thế 88 năm ông đã chưa thể giải quyết nổi cho riêng mình!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây