Ai cũng biết công ty địa ốc này lừa đảo, nhưng tại sao họ thu hút lực lượng lên đến 3.000 người và “trung thành” với nhau đến vậy? Nhân viên của công ty đã bị tẩy não và như một tín đồ trung thành hết mình với ban giám đốc. Vì sao một công ty sản phẩm ảo mà chỉ trong 3 năm vốn pháp định ban đầu chỉ 100 tỷ, giờ đã tăng lên thành 5.600 tỷ?
Đơn giản họ mua đất nông nghiệp, tự làm đường, rồi rao mời “góp vốn đi, bây giờ chưa có giấy tờ nên rẻ, vài bữa xong giấy tờ giá sẽ tăng gấp 10 lần”. Thấy lợi nhuận “khủng” nên khách hàng đã đóng tiền mua nền đất, nếu không hoàn thành việc bàn giao sổ đỏ hoặc khách hàng muốn bán lại thì Alibaba sẽ chi trả tiền gốc và lãi suất khoảng 12-15% cho 6 tháng hoặc 28-35%/năm. Trên webside của công ty cũng liên tục thông báo “Chi tiền thu mua dự án”, quá ngon ăn vì không có đất thì vẫn được lợi nhuận gấp 4-5 lần so với lãi suất ngân hàng. Thế là dự án ảo được bán nhanh chóng và mô hình đa cấp ra đời.
Tiền đâu để Alibaba trả cho khách? Chính là tiền của khách hàng với chiêu trò “dùng mỡ nó rán nó”. Do đó, dù phần lớn dự án của Alibaba là không có thật, và công ty này cũng không sở hữu những dự án đó nhưng vẫn có hàng nghìn khách hàng “xuống tiền” ký hợp đồng. Hiện tại, chính quyền đã vào cuộc, những khách hàng này sẽ đổ xô đến đòi lại tiền, và cái kết thấy trước là sự sụp đổ và hậu quả rất lớn với những nhà đầu tư cuối cũng như cho xã hội.
Đây là cơ hội kinh doanh, không chớp lấy thì mất cơ hội làm giàu…”. Nhưng chờ hoài không nhận được đất, thay vì đi tố cáo thì họ lại im lặng và mang hàng đi rao tiếp kiểu vậy, để bán cho người khác tháo chạy nhưng vẫn kiếm lời. Thế là lòng tham đã quy tụ thành sức mạnh. Họ tập trung lại, sẵn sàng chửi bới chính quyền, chửi bất cứ ai chống lại họ.
Nhưng lạ một điều, vì sao đã nhiều năm cơ quan chức năng không bắt họ về tội lừa đảo? Giờ phải bắt về tội chống người thi hành công vụ?
Trên website của mình, Alibaba công bố đang mở bán 47 dự án. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, một loạt dự án khu đô thị Alibaba Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu), Alibaba Long Phước 1 và Alibaba Long Phước 14 (Đồng Nai) đều không phải do Alibaba làm chủ đầu tư. Đây đều là những dự án chưa được phê duyệt, đất dự án này vẫn là đất nông nghiệp và chủ sở hữu thực sự của những mảnh đất này là những cá nhân. Như vậy, việc những dự án Alibaba công bố bán thực tế là không có thật. Những hợp đồng mà công ty này ký kết với khách hàng không phải là hợp đồng mua bán đất đai thông thường mà là hợp đồng “hợp tác đầu tư”.
Về bản chất đây là một giao dịch dân sự hợp pháp nằm ngoài phạm vi của Luật đất đai, Luật nhà ở. Trước đây, UBND tỉnh Đồng Nai từng kiến nghị điều tra Công ty Alibaba, nhưng chính một lãnh đạo tỉnh này thừa nhận việc mua bán đất của Alibaba với khách hàng thực hiện theo hình thức ký hợp đồng vi bằng, hợp đồng góp vốn nên các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm. Cơ quan điều tra không thể thực hiện công tác điều tra khi không có bị hại, trong thực tế đã xảy ra: Người mua nền đất của Alibaba gửi đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, Alibaba trả ngay tiền vốn và tiền lời theo hợp đồng cho khách hàng, người tố cáo rút đơn, Cơ quan điều tra bó tay. Nhưng đây chỉ là thời gian trước và là một vài khách hàng nhỏ lẻ. Nếu hiện tại tất cả khách hàng đến đòi lại tiền, Alibababa lấy đâu ra để trả? Không thu hồi được tiền, khách hàng sẽ tố cáo tại Cơ quan Công an, viễn cảnh này thật khủng khiếp khi cả ngàn khách hàng bị lừa cả ngàn tỷ đồng ….. Nếu kịch bản này xảy ra thì cũng không ít nhà đầu tư “ôm hận” và trong số đó có không ít người là triệu phú đô la.
Sao hành vi vi phạm về đất đai không bị xử lý? Đến nay các “dự án” ở các tỉnh thành do họ tự san lấp làm đường, không giấy tờ hợp pháp. Đất nông nghiệp không sử dụng đúng mục đích, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi, đủ cơ sở để khởi tố pháp nhân theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự về tội “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Theo đó, “người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Điều 3 Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã đưa pháp nhân thương mại thành đối tượng khởi tố hình sự nên cần phải làm rõ hành vi của Alibaba dưới góc độ pháp nhân sử dụng đất trái pháp luật để xem xét khởi tố nhằm bảo đảm trật tự kinh tế, hành chính trong.
Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Thái Luyện, giám đốc điều hành của công ty này cho biết: “Chủ sở hữu lô đất dự án là cá nhân và những cá nhân này ủy quyền cho một công ty đứng ra làm chủ đầu tư. Địa ốc Alibaba chỉ là đơn vị hợp tác phân phối các dự án”. Do đó, để xác định ai, tổ chức/cá nhân nào có hành vi “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” dựa trên giấy tờ. Trên thực tế, đất tại những nơi mà Alibaba rao bán là đất nông nghiệp và Qua đó, cũng xử luôn chính quyền địa phương để cho Alibaba xây dựng không phép.
Nếu không xử được Alibaba thì phong trào này sẽ lan tỏa, vì hiện nay có một nhóm môi giới bất động sản đi đến đâu làm giá để tăng ảo, mua bán kiếm cục lời rồi bỏ chạy. Biến đất đai như cục than nóng, ai nắm giữ bị bỏng tay. Mà hầu hết người dân nhảy vào hứng chịu chứ kẻ làm chỉ đánh nhanh rút gọn, biến mất.
Theo Nhà báo Hàn Ni
Nguồn: Ngọn Cờ