Ảnh minh họa
Thời gian qua, lợi dụng sự tiện ích của mạng xã hội, các đối tượng xấu, những phần tử chống Nhà nước đã không ngừng sử dụng đa dạng các thủ đoạn khác nhau để tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm gây mất ổn định, hỗn loạn về tư tưởng, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, tán phát các thông tin trái với thuần phong, mỹ tục, đạo đức, văn hóa, thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, việc nhận diện các thông tin này, từ đó giúp người dùng mạng xã hội nâng cao cảnh giác phát hiện, “miễn dịch” với các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng hiện nay.
Bài viết này xin được khái quát một số thủ đoạn phổ biến hiện nay đang được các đối tượng xấu, phần tử chống Nhà nước sử dụng để tán phát thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội.
– Một là, thiết lập các website, blog, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng Internet đăng tải các thông tin xấu, độc hại. Để thuận lợi trong việc thiết lập các website, blog, cũng như dễ dàng đăng tải các thông tin xấu, độc hại, các đối tượng thường tìm cách: Thiết lập các website, blog ở nước ngoài, thuê nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đăng ký tên miền của nước ngoài; tạo lập các website, blog với tên giả, địa chỉ giả hoặc mạo danh cá nhân, tổ chức để tán phát thông tin xấu, độc hại (sử dụng tên giả, địa chỉ giả, lập ra các website, blog mạo danh các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, ngân hàng; mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người nổi tiếng; mạo danh các báo điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức…); thiết lập các website, blog dưới dạng “báo”, “tạp chí”, “tập san” trên Internet để tán phát thông tin xấu, độc hại (tiêu biểu như tập san “Tổ Quốc”, bán nguyệt san “Tự do ngôn luận”, tập san “Tự do dân chủ” và báo “Sinh viên yêu nước”…); thiết lập hoặc tham gia các website, “diễn đàn”, “câu lạc bộ”, hội nhóm trên mạng Internet, tổ chức hội nghị, hội thảo, xét tặng các giải thưởng… để trao đổi và chia sẻ những thông tin xấu, độc hại với nhau hoặc thông qua các diễn đàn, hội nhóm này để dẫn dắt người đọc vào trang web, blog có nội dung thông tin xấu, độc hại.
– Hai là, thiết lập tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook, Youtube) để tán phát tin, bài viết, video, bình luận có nội dung xuyên tạc, sai trái, thù địch, lừa đảo. Không chỉ thiết lập các website, blog mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng Internet các đối tượng còn triệt để khai thác các tính năng, tiện ích của mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtobe…) để thiết lập các tài khoản mạng xã hội nhằm tán phát tin, bài viết, video, bình luận có nội dung xuyên tạc, sai trái, thù địch, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của chúng thường là:
Sử dụng, khai thác tính năng chia sẻ, biểu cảm, tạo nhóm, tương tác trực tuyến (livestream) trên mạng xã hội Facebook, Youtube để tán phát thông tin xấu, độc hại. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, các đối tượng đã thiết lập nhiều chuyên trang, các kênh truyền hình trực tuyến; tổ chức lấy ý kiến trên mạng thông qua các phần mềm chuyên dụng; tán phát các “thư ngỏ”, “đơn kiến nghị”, “đơn tố cáo” nặc danh, mạo danh; sử dụng SIM rác, dịch vụ nhắn tin, chiếm đoạt tài khoản trực tuyến của các thuê bao di động để tán phát thông tin xấu, độc hại đến các đồng chí lãnh đạo cấp cao; sử dụng điện thoại smartphone, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, sau đó sử dụng mạng wifi không dây, mạng 3G, 4G truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ thực địa, nhất là tại các địa điểm đang diễn ra tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự nhằm tác động nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp các thông tin sai trái, thù địch.
Lợi dụng các trang mạng lớn như Facebook, Google, Youtobe… làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên để đăng tải các thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tạo ra hiệu ứng đám đông, từ đó người dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối hoặc những người không có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực. Giả mạo tài khoản, xây dựng hàng loạt các mạng lưới tài khoản, trong đó có một số tài khoản chính thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một số nội dung, lĩnh vực nhất định và sử dụng hàng trăm tài khoản vệ tinh (thực chất là tài khoản ảo, có chung một chủ tài khoản) thực hiện nhiệm vụ chia sẻ trong các nhóm diễn đàn phản động hoặc các trạng xã hội có lượng thành viên lớn.
Mạo danh các cơ quan, tổ chức, các đồng chí lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng đến cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân như kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối an ninh, trật tự; tuyên truyền các thông tin sai lệch, không đúng sự thật, hướng lái dư luận; lừa đảo, đánh cắp thông tin… Với thủ đoạn này, các đối tượng tìm cách tận dụng tối đa những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng lên các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, trên Facebook nói riêng để “chia sẻ”, tán phát các thông tin xấu, độc hại, xuyên tạc, bịa đặt.
Tạo lập, giả kết bạn làm quen hoặc tấn công, đánh cắp tài khoản mạng xã hội (Facebook) của người dùng, mạo nhận người thân để đăng tải các thông tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của đối tượng là tạo lập, giả kết bạn làm quen qua mạng xã hội hoặc “hack” tài khoản mạng xã hội của người dùng, mạo nhận người thân và yêu cầu cho mượn tài khoản ngân hàng, nạp tiền, mua thẻ cào… Đối tượng sẽ gửi cho người dùng đường link yêu cầu khai theo chỉ dẫn để chúng lấy cắp thông tin cá nhân, lấy cắp mã OTP của ngân hàng… Vì mất cảnh giác và nghĩ rằng người thân đang gặp khó khăn, cần giúp đỡ nên đã làm theo yêu cầu của đối tượng dẫn đến bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản.
(Còn nữa)
Việt Nguyễn
Nguồn: Bản tin Dân chủ