Ngày hôm qua (19.06) trên facebook cá nhân của Nguyễn Ngọc Nam Phong có đăng bài viết với tiêu đề “NHÀ THỜ THÁI HÀ YÊU CẦU PHƯỜNG QUANG TRUNG, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI DỪNG THI CÔNG TRÊN MẢNH ĐẤT NHÀ THỜ”, trong đó Nguyễn Ngọc Nam Phong nêu ra những lập luận để yêu cầu chính quyền phường Quang Trung dừng dự án xây nhà cao tầng thay thế cho “Trụ sở ban bảo vệ” trước cổng nhà thờ Thái Hà.
Đây chẳng phải lần đầu mà một vị linh mục đứng ra đòi đất được cho là của nhà thờ, của giáo sứ. Có thể kể đến năm 2009, linh mục Vũ Khởi Phụng đại diện nhà thờ Thái Hà có đơn đề nghị trả lại đất cho Giáo xứ Thái Hà và UBND quận Đống Đa đã xem xét giải quyết có kết luận số 635/KL-UBND ngày 28/9/09 và thông báo trả lời tại văn bản số 193/TB-UBND ngày 15/10/09.
Lần này lại dùng bài cũ, Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng tải thông tin trên trang facebook cá nhân của mình nhằm kích động giáo dân chống đối lại chính sách của chính quyền địa phương về việc quy hoạch, xây dựng các công trình tiếp giáp, gần kề với nhà thờ Thái Hà. Thực chất, khu đất mà chính quyền triển khai dự án nằm trong diện tích 61.455 m2 mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ ngày 24.10.1961. Đến ngày 27.05.1963, linh mục Vũ Ngọc Bích lại có đơn xin bàn giao đất và nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa. Chính quyền còn lưu giữ tất cả các văn bản này.
Như vậy, xét cả về yếu tố lịch sử và pháp lý thì diện tích đất mà cha Phong nhắc tới trong bài đăng của mình đều thuộc quản lý của Nhà nước, do chính người của Giáo xứ bàn có đơn trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước kể từ năm 1963. Mặt khác, theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân (chứ không phải riêng của một tổ chức, cá nhân nào cả), Nhà nước là chủ thể quản lý và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chắc hẳn, với trình độ của một vị linh mục công giáo phải hiểu về vấn đề này ấy vậy mà Nguyễn Ngọc Nam Phong vẫn cố tình dùng các lý lẽ để xuyên tạc một cách trơ chẽn nhằm kích động giáo dân nảy sinh tư tưởng bất mãn, chống đối lại với chính quyền hòng phục vụ mục đích chính trị nào đó của y. Thiết nghĩ một vở kịch cũ diễn đi diễn lại thì cũng rất nhàm chán, luận điệu thì chả có gì mới mẻ chắc hẳn giáo dân với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của mình cũng sẽ nhận ra được điều đúng, điều sai để có những hành xử đúng đắn tránh tự biến mình thành những quân tốt thí phục vụ cho lợi ích của một hay một nhóm người nào đó./.
NGẠO