Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về Bài Viết “Truyền Thông Xã Hội Đối Với Ổn Định Chính...

Về Bài Viết “Truyền Thông Xã Hội Đối Với Ổn Định Chính Trị, Xã Hội Ở Việt Nam” Của Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng

193
0

Bài viết đăng ngày 17/6/2019 về “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí và dư luận xã hội. Đây là một bài viết hay, đã chỉ rõ những tác động của “Truyền thông xã hội” đối với các nước trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng hiện nay.

Link bài: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-541998.html

Về Bài Viết “Truyền Thông Xã Hội Đối Với Ổn Định Chính Trị, Xã Hội Ở Việt Nam” Của Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (Ảnh Internet).

Trước hết, bài viết đã có sự hệ thống những cuộc “cách mạng màu” hay các cuộc biểu tình bạo động mang hơi hướng của “cách mạng màu” đã diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới từ năm 2000 đến nay: “Các mạng nhung” năm 2000 ở Nam tư, “Cách mạng Hoa hồng” năm 2003 ở Gruzia, “Cách mạng Cam” năm 2004 ở Ucraina, “Cách mạng Mùa xuân Ả rập” năm 2010 ở Tunisia… rồi lan ra khắp các quốc gia trên thế giới và hiện đang rất bất ổn. Những biến động đó có nhiều nguyên nhân, nhưng tác động của truyền thông xã hội đóng một vai trò rất quan trọng. Liên hệ thực tế ở nước ta, những năm gần đây truyền thông xã hội cũng đã tạo ra những hệ lụy rất phức tạp, làm nhiễu loạn thông tin, sự thật và niềm tin trong dân chúng.

Mặc dù, lĩnh vực truyền thông xã hội được xem như là “một mặt trận”, nhưng trong thực tế lại chưa được coi trọng đúng mức. Vẫn còn tình trạng những phần tử “cơ hội chính trị” nằm ngay trong tổ chức Đảng, nhà nước, đoàn thể xã hội có biểu hiện phai nhạt lý tưởng đạo đức cách mạng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để lộ, lọt thông tin hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội tấn công nội bộ chưa được xử lý kịp thời, nghiêm túc. Những giải pháp khác như: việc quản lý thông tin mạng xã hội, xử lý vi phạm, vai trò định hướng, dẫn dắt của hệ thống truyền thông chính thống… đều thể hiện những lỗ hổng yếu kém không hề nhỏ.

Những vụ việc làm bất ổn về an ninh, trật tự xã hội thậm chí cả về chính trị nổi lên trong thời gian vừa qua như: sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, Dự thảo luật đặc khu kinh tế… đã bộc lộ sự yếu kém của truyền thông chính thống trong việc thông tin, định hướng dư luận, đồng thời đánh dấu sự lấn át của thông tin truyền thông xã hội. Đội ngũ làm công tác truyền thông, nhiều người có sự chệch hướng, đạo đức nghề nghiệp bị xuống cấp. Những trang thông tin xấu độc trên các mạng như: Youtube, Twitter, facebook… hàng ngày đưa lên biết bao nhiêu thông tin dối trá, lệch lạc, tạo nên một “ma trận” khó phân biệt được đúng sai, phải trái. Thực trạng đó nếu không có biện pháp ngăn chặn, hóa giải sẽ có những tác động hết sức nguy hiểm đến sự ổn định về chính trị, xã hội. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về các cơ quan chức năng.

Trên cơ sở chỉ rõ được thực trạng về sự tác động của truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam, bài viết đã đưa 05 giải pháp, có thể tóm tắt:

– Xác định rõ, đây là môi trường mở, độc đáo, đặc biệt quan trọng nằm bên cạnh dòng chảy thông tin của truyền thông truyền thống cần được khai thác tối đa mặt tích cực, cổ vũ những giá trị tiến bộ, định hướng và tiến hành đấu tranh đối với những nhận thức, tư tưởng, quan điểm sai trái.

Các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời, nhất là với các vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội.

Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ.

– Cần nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, sát thực, phù hợp, theo kịp tốc độ biến động của truyền thông xã hội… thay vì chỉ dừng ở quy tắc điều chỉnh mang tính khuyến nghị đạo đức và văn hóa.

– Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông tin chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm.

Thực hiện ngay quy hoạch báo chí đã được phê duyệt trong năm 2019, rà soát cấp phép lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với các tổ chức, cơ quan trong thời gian qua đã buông lỏng quản lý, có nhiều vi phạm trong hoạt động báo chí.

– Khuyến khích mạng xã hội có nền tảng công nghệ trong nước phát triển, khuyến khích các cơ quan, tổ chức trong nước xây dựng mạng xã hội nội bộ.

– Cần chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng truyền thông xã hội của mọi công dân. Giáo dục định hướng giá trị để người trẻ biết tránh khỏi các biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi; trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin.

Kết thúc bài viết, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh rằng “Việt Nam đang là một quốc gia có chính trị, xã hội ổn định và trên đà phát triển, tuy nhiên, cũng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định”. Và yêu cầu bức thiết lúc này là tạo lập môi trường thông tin lành mạnh, an toàn, trong đó, truyền thông xã hội. Hy vọng với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, và trách nhiệm của mỗi công dân khi tham gia mạng xã hội, sẽ góp phần tích cực, hiệu quả, bảo vệ, gìn giữ môi trường chính trị, xã hội ổn định làm nền tảng cho đất nước phát triển bền vững./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây