Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về Cái Gọi Là "Một Năm Sau Tổng Biểu Tình Luật Đặc...

Về Cái Gọi Là "Một Năm Sau Tổng Biểu Tình Luật Đặc Khu Và Luật An Ninh Mạng"

167
0

Trên RFA mới đây khơi lại về cái gọi là “Một năm sau tổng biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng”, theo đó dẫn lời: “Ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng”. 

Về Cái Gọi Là "Một Năm Sau Tổng Biểu Tình Luật Đặc Khu Và Luật An Ninh Mạng"

RFA đăng tin về “Một năm tổng biểu tình”

Ngày này đúng 1 năm về trước, lợi dụng sự kiện Quốc hội dự thảo Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế, một số “nhà dân chủ” trong nước cấu kết với các đối tượng bên ngoài tiến hành lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, biểu tình nhằm chống lại các Dự thảo luật trên.

Cụ thể là sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố ban hành Luật An ninh mạng, các đối tượng thổi phồng đạo luật này nhằm “bịt mồm nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống người dân và vi phạm chính bản Hiến pháp 2013. Từ đó, chúng kêu gọi người dân không chỉ dùng Facebook mà chuyển sang dùng nhiều mạng xã hội khác để “đấu tranh”. Chúng cũng phát động cái gọi là phong trào “bất tuân dân sự” đối với Luật An ninh mạng và sự quản lý của Nhà nước.

Còn đối với dự thảo Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, mặc dù Quốc hội đã quyết định lùi thời hạn thông qua để có thời gian bổ sung, hoàn thiện nhưng các đối tượng tiếp tục lập luận bậy bạ rằng đây là đạo luật “bán nước”; kích động phải đưa vấn đề này ra trưng cầu ý dân toàn quốc theo Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Mặc dù phần lớn quần chúng nhân dân tin vào hiệu quả mang lại của các đạo luật này nếu được thông qua, nhưng một số người dân do cả tin lại hám vật chất nên bị các đối tượng xấu lợi dụng để tham gia vào cuộc biểu tình nói trên. Với những khẩu hiệu “yêu nước”, “chống Trung Quốc”… và những lý lẽ lừa phỉnh nên người dân nếu không cảnh giác rất dễ trở thành công cụ của các đối tượng.

Thực chất của các biểu tình này là nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch và các đối tượng đang tiến hành đối với nước ta. Mục tiêu là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nói là biểu tình ôn hòa nhưng thực chất không phải là ôn hòa mà đó là thủ đoạn mới, cách thức biến tướng mới để chống phá ta cho phù hợp với thời thế chứ bản chất không thay đổi. Chính vì thế nếu người dân tham gia vào các cuộc biểu tình như vậy thì đều được coi là tiếp tay cho các đối tượng xấu để chống phá đất nước.

Một năm nhìn lại sau cái ngày được gọi là “tổng biểu tình”, Luật An ninh mạng đã được áp dụng và mang lại một số hiệu quả khá tích cực. Người dân yên tâm hơn khi sử dụng những tiện ích của mạng xã hội bởi một số quy định bảo vệ, bảo mật cho người dùng. Còn số đối tượng kích động, xúi giục người dân tham gia các cuộc biểu tình kể trên đều phải đối diện với những án phạt nhất định của pháp luật.

Một năm qua cũng là thời gian mà người dân nhìn nhận lại mình khi tham gia các cuộc biểu tình, trong đó có không ít người cảm thấy hối hận. Trương Gia Quốc Huy, 18 tuổi, phường Phú Trinh, Tp Phan Thiết, khai nhận: “Em thấy biểu tình thì em về thay đồ rồi ra coi, thấy người dân kích động nên em cũng có ném đá, hô hào, kích động. Giờ em thấy rất là sai khi làm những điều đó, em mong nhà nước hãy khoan hồng tha lỗi cho em. “Ngô Văn Vũ, 16 tuổi, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, khai nhận: “Em có hành vi quăng đá vào xe, lấy cây sắt đập xe, em thấy hành vi của mình là sai trái, em mong pháp luật tha lỗi cho em”.

Những thanh niên mới lớn nhưng họ đã kịp nhận ra những sai trái của các cuộc biểu tình. Vì thế những người lớn hơn chúng ta cũng cần phải nắm bắt được điều này và tỉnh táo hơn trước những lời lẽ kích động khiếu kiện, biểu tình.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây