Trang chủ Từ Facebook Thông Não cho LM Nguyễn Đức Nhân và Những Kẻ Vô Ơn

Thông Não cho LM Nguyễn Đức Nhân và Những Kẻ Vô Ơn

199
0

LM Nguyễn Đức Nhân, quản xứ Yên Lĩnh ( Xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) được biết đến là “ kẻ phá đạo, phá đời”. Gần đây LM Nhân lại lên Facebook cá nhân để úp mở việc: “tên gọi Bác Hồ” với giọng điệu xóc xiểm của kẻ tiểu nhân như đúng bản chất của LM Nhân. Vậy Add sẽ Thông não cho con ếch ngồi đáy giếng Nguyễn Đức Nhân và lũ vô ơn biết.

Tại Sao gọi Người Là Bác Hồ
Người đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh in thành sách là Jean Lacouture. Ông được người Pháp đánh giá là một trong những nhà văn chuyên viết tiểu sử nổi tiếng nhất nước Pháp đương đại… Lý do là ở trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đồng thuận cho viết tiểu sử mình. Vì vậy tiểu sử của Bác Hồ và nguồn gốc tên gọi Bác Hồ được một người nước ngoài viết khách quan và ngay cả những người nước ngoài vẫn gọi Bác là Bác Hồ .

Và Jean Lacouture kết thúc cuốn tiểu sử bằng ý kiến riêng của mình với những dòng sau:

“Ai mà biết được? Bác Hồ bây giờ là một người cao tuổi. Đời Bác đã trải qua cả nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng… Nhưng nếu cậu bé Cung trở thành Nguyễn Tất Thành, trở thành anh Ba, trở thành Nguyễn Ái Quốc, trở thành Vương, trở thành Line, rồi trở thành Hồ Chí Minh không được tự mắt nhìn thấy nước Việt Nam độc lập và thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, thì những người Việt Nam khác, những người được Bác Hồ đào tạo nên và cũng đều được tôi luyện trong chiến đấu, họ sẽ thay mặt Người mà chứng kiến điều ấy trở thành hiện thực…”.
Vậy là Jean Lacouture là một trong những người nước ngoài sớm gọi “Bác Hồ”.

Một người nước ngoài khác, con trai nhà báo Wilfred Burchett là George Burchett được sinh ra tại Hà Nội năm 1955 luôn có cảm tình đặc biệt với Bác Hồ. Anh nói rằng, Wilfred Burchett ngưỡng mộ Hồ Chủ tịch nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử – bởi nhân cách, cũng như sự thông tuệ đáng khâm phục, tư tưởng quốc tế và tài lãnh đạo của Người.

“Mỗi lần trở lại Việt Nam qua những chuyến thăm ngắn ngủi, Wilfred Burchett đều nói rằng, Bác Hồ gửi tới những đứa trẻ chúng tôi lời hỏi thăm ấm áp nhất – dành cho anh trai tôi, chị gái tôi và tôi. Bởi vậy, có thể nói rằng, Bác Hồ luôn hiện diện trong gia đình tôi như một hình ảnh vô cùng mạnh mẽ. Và bởi vì cha tôi đã luôn kiên định với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của Việt Nam, nên Việt Nam cũng luôn hiện diện trong gia đình tôi. Với tôi, Việt Nam – Bác Hồ thực sự là một điều gì đó sâu sắc và có thực.

Trong tâm trí tôi, Bác Hồ và cha tôi luôn có mối quan hệ mật thiết. Tôi yêu quý và trân trọng họ với tất cả trái tim mình…”.

Xưng hô chính thức và đầu tiên của Hồ Chủ tịch trước công luận là xưng… “tôi” trong câu hỏi nổi tiếng, khi Người đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Đồng bào và tôi. Mỗi lần nói với toàn thể hay một tập hợp người Việt, Người đều dùng chữ đồng bào.

Trong nhiều trang hồi ký các nhân vật lịch sử cho thấy, Hồ Chủ tịch rất uyển chuyển khi trò chuyện với các đối tượng khác nhau. Những người như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh thì Người gọi là tiên sinh, tướng Trần Tu Hòa là Trần tướng quân, giám mục Lê Hữu Từ là cụ, linh mục Lê Văn Yên là ngài, các ông Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố… đều là cụ, đại diện các gia đình hảo tâm quyên góp cho Chính phủ là các bà và các ngài, hội hảo tâm là quý hội, Chủ tịch Quốc hội là cụ chủ tịch, một bộ trưởng là cụ bộ trưởng, đại diện các ủy ban nhân dân là các bạn… Trong một bức thư gửi các ngụy binh, Người gọi họ là anh em. Gửi những người đi lính cho Pháp và bù nhìn, Người viết: “Tôi thiết tha kêu gọi các người”.

Vậy “Bác Hồ” bắt đầu được gọi như vậy từ bao giờ, từ đâu ra? Thư tịch và tài liệu lưu trữ cho hay, tháng 9/1947, lần đầu tiên Người xưng bác và gọi cháu là trong “Trả lời thư chúc mừng của Hội Nhi đồng Công giáo khu Thượng Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Đông” ngày 10/5/1947: “Bác cảm ơn các cháu. Bác khuyên các cháu: Biết giữ kỷ luật, siêng học siêng làm, yêu Chúa yêu nước. Bác hôn các cháu”. Và Người vẫn ký Hồ Chí Minh, chứ không ký Bác Hồ. Ba tháng sau, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám” năm 1947, danh xưng Bác Hồ xuất hiện và từ đó được sử dụng.

Hồ Chủ tịch chỉ xưng “Bác” trong hai trường hợp quan hệ. Thứ nhất, trường hợp bác – cháu, với nhi đồng. Điều này là bình thường. Ở tuổi 55, khi lên làm Chủ tịch nước, đối với người Việt thời đó, Người đã là một người cao tuổi. Bác gọi những người trạc tuổi mình là cụ. Trong bối cảnh ấy, xưng hô bác – cháu của Hồ Chủ tịch với nhi đồng là tự nhiên. Cuối thư gửi nhi đồng, Bác Hồ thường hôn các cháu. Người cũng xưng trong quan hệ với những cộng sự, giúp việc kém tuổi mình. Bác ở đây là bác – cô/chú.

Người ta có thể đi tìm sự giải thích trong sự việc là, đối với các bạn chiến đấu trẻ hơn Cụ chừng 20 tuổi thì xưng hô như vậy là thuận hơn cả. Gọi bằng “Ông” thì quá xa. Còn chữ “Anh” chỉ dùng cho những người bằng vai phải lứa. Chữ “đồng chí” là dùng với đảng viên. Nhưng cũng phải đặt chữ “Bác” vào trong tập tục xã hội Việt Nam xuất thân từ gốc gác Đạo Khổng của nó.

“Bác” là tiếng để gọi người anh của cha, người trong gia đình có tư cách và uy tín cao hơn cha.

Việc trìu mến gọi bằng “Bác Hồ” là có tính chất gia đình, biểu thị lòng yêu quý, và càng biểu thị lòng kính trọng.

“Bác Hồ”, danh xưng thân thương này được dùng với mọi người, mọi nơi ở Việt Nam. Những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không gọi Bác mà gọi Bok Hồ (Cha Hồ). Nay trong nhiều gia đình “tam đại đồng đường”, thậm chí “tứ đại đồng đường”, cả nhà cùng gọi Bác Hồ vẫn tự nhiên như thường mà quên đi khái niệm tuổi tác. “Bác Hồ”, danh xưng này vượt qua tính chất gia đình mà là tấm lòng yêu quý, lòng kính trọng, biết ơn của mọi con dân nước Việt hôm nay và mai sau đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ sống mãi trong mỗi gia đình người Việt.

P/s: Vẫn biết LM Nhân đang dùng từ của bọn tuyên truyền Phản Cách Mạng. Nhưng vẫn thông não và cảnh báo cho LM biết: Nếu ông xúc phạm Bác Hồ thì nhân dân Việt Nam sẽ dạy cho ông một bài học đích đáng.

Thông Não cho LM Nguyễn Đức Nhân và Những Kẻ Vô Ơn

Nguồn: Mặt trận thanh niên chống phản động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây