Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đất Đai Ở Đồng Tâm – Số Ít Người Cố Tình Không...

Đất Đai Ở Đồng Tâm – Số Ít Người Cố Tình Không Chịu Hiểu

249
0

Đã hơn 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, khi một nhóm người ở đây đã có các hành động chống người thi hành công vụ, gây ra một vụ việc phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Khi vụ việc được tạm thời giải quyết, các cơ quan chức năng ở trung ương và thành phố Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, trả lời các ý kiến, kiến nghị của một số công dân về đất đai trên địa bàn. Các kết luận thanh tra về nguồn gốc đất, việc sử dụng đất tại khu vực này đã được công bố, giải đáp một cách có cơ sở lịch sử, pháp lý cho những vướng mắc của người dân ở đây. Tuy nhiên, dường như vân cố chấp một số ít công dân tại Đồng Tâm vẫn cố tình không chịu hiểu, lợi dụng dân chủ để làm phức tạp tình hình, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Đất Đai Ở Đồng Tâm – Số Ít Người Cố Tình Không Chịu Hiểu

Thứ nhất, về những con số thể hiện về diện tích đất được một số người cho rằng có vấn đề liên quan đến nguồn gốc: Cho đến nay, một số ít công dân xã Đồng Tâm vẫn cho rằng, tổng diện tích đất quốc phòng khu vực sân bay Miếu Môn thuộc địa phận hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36ha; còn khu đất người dân hay gọi với tên “đồng Sênh” có diện tích 59ha là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Tổng diện tích khu vực này là 106ha.

Đây không phải là nội dung mới. 59ha và 106ha là những con số không có căn cứ, không có cơ sở về mặt lịch sử sử dụng đất cũng như căn cứ pháp lý. Bởi vì, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm (gồm cả khu vực đất mà một số ít người dân địa phương thường gọi là “đồng Sênh” và khu 14 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khu vực đất sân bay Miếu Môn) chỉ có tổng diện tích là 64,11ha, khác xa so với con số 106ha. Tất cả hồ sơ, tài liệu đang lưu trữ ở các đơn vị quân đội và hồ sơ, tài liệu liên quan đến đất nông nghiệp xã Đồng Tâm từ năm 1981 đến nay cho thấy, không có bất kỳ nội dung nào thể hiện diện tích 59ha đất nông nghiệp với tên gọi “đồng Sênh” ở khu vực mà một số ít người dân cho đó là đất nông nghiệp của xã.

Thứ hai, về kiến nghị của “Cụ Kình” và một số người. Sau khi Kết luận thanh tra 2346/KL-TTTP-P5 được ban hành, một nhóm người do ông Lê Đình Kình đứng đầu không đồng tình đã có khiếu nại với Thanh tra Chính phủ. Ngày 25.4.2019, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP về “Kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội”. Thông báo 611/TB-TTCP xác nhận: “Việc tiến hành thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra, các nội dung của Kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm tính chính xác. Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội thực hiện Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội”.

Có thể nói, quá trình xem xét, giải quyết kiến nghị của người dân xã Đồng Tâm đã được thành phố Hà Nội và các cơ quan trung ương tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của công dân và thượng tôn pháp luật. Kết luận được đưa ra là có cơ sở, có bằng chứng pháp lý rõ ràng thể hiện sự khách quan của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề bức xúc của nhân dân, do đó kết luận này cần được người dân tôn trọng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có một số người cố tình không chịu hiểu, cố tích gây sự chỉ vì lợi ích cá nhân mà lôi kéo người khác vào các hoạt động trái phép. Thiết nghĩ, với một cộng đồng mà luôn có những người đi ngược dòng như vậy liệu có nên thải loại ra khỏi cộng đồng hay không?!

LOXEBEN

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây