Trang chủ Loa Phường Vì sao giới “dân chửi” lại quan tâm đến nghị trường đến...

Vì sao giới “dân chửi” lại quan tâm đến nghị trường đến vậy?

150
0

Trong tuần qua, một bộ phận không nhỏ của dư luận phi chính thống đã công kích nhiều phát ngôn của một số ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, tiêu biểu như phát ngôn đậm chất “dân túy” của ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, hay phát ngôn không hiểu quy định tổ chức trong kỷ luật cán bộ của Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh, phát ngôn thiếu trách nhiệm của quyền Chủ tịch tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân từ chối chất vấn về vụ gian lận thi cử trên địa bản tỉnh, với lý do bà không phụ trách vấn đề giáo dục…. Lợi dụng việc này, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối tìm cách hướng lái sang công kích tính dân chủ của Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Quốc hội và chính thể hiện hành.

Chẳng hạn, họ khai thác việc Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ nói ông “nhận trách nhiệm” trong một số vấn đề liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình để công kích cho rằng việc ông Nhạ “nhận trách nhiệm” không khiến ông phải trả giá dưới bất cứ hình thức nào, và cũng không giúp cải thiện chất lượng của nền giáo dục.

Hay việc Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Trần Quang Chiểu kiến nghị “sớm tính giải pháp huy động vàng, USD trong dân”. Đảng Việt Tân tuyên truyền rằng phát ngôn này cho thấy Nhà nước Việt Nam sắp “vỡ nợ”, nên muốn tổ chức một đợt quyên góp “Tuần lễ vàng” tương tự năm 1946, để “cướp” vàng, USD của dân chúng.

Như vậy, lợi dụng một số phát ngôn gây tranh cãi của các đại biểu Quốc hội phản ứng của dư luận mạng nói chung đã trước hiện tượng này một cách tương đối tiêu cực cùng dư luận trung lập tỏ ra hoài nghi về trình độ, tính đại diện của một số đại biểu, giới chống đối tập trung công kích năng lực làm việc, tính dân chủ và tính liêm chính của hệ thống chính trị Việt Nam. Thậm chí, một số cá nhân chống đối cũng nhắc lại phong trào “tẩy chay bầu cử Quốc hội” mà họ phát động năm 2016.

Vì sao giới “dân chửi” lại quan tâm đến nghị trường đến vậy?

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin có ý kiến.

Thứ nhất, khi người dân Việt Nam nhiệt tình theo dõi các hoạt động nghị trường, và nhiệt tình dùng dư luận để gây sức ép lên các đại biểu Quốc hội, ta không thể nói rằng hệ thống chính trị Việt Nam hoàn toàn “phi dân chủ”. Hệ thống chính trị của Việt Nam có sẵn nhiều cơ chế dân chủ, vấn đề là các bên tham gia có biết sử dụng chúng một cách hiệu quả hay không.

Vì sao giới “dân chửi” lại quan tâm đến nghị trường đến vậy?

Thứ hai, theo nguyên tắc dân chủ đại diện, chỉ những người có đại biểu trong Quốc hội mới có quyền tác động đến công việc của Quốc hội (thông qua đại biểu). Vì vậy, sau khi giới “dân chửi” tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa này, họ không có quyền phàn nàn rằng các đại biểu Quốc hội không đại diện cho tiếng nói và lợi ích của họ.

Thứ ba, Việt tân đã thổi phồng, xuyên tạc sai sự thật về phát ngôn của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Trần Quang Chiểu về kiến nghị “sớm tính giải pháp huy động vàng, USD trong dân”. Vì ông Chiểu không đề nghị quyên góp, mà chỉ đề nghị giải pháp thúc đẩy người dân đưa vàng, USD vào lưu thông nhiều hơn, tránh việc Việt Nam phải vay nhiều vàng và ngoại tệ từ nước ngoài.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây