Trang chủ Dân quyền Có Phải Quốc Hội Nói Không Với Quy Định “Không Được Uống...

Có Phải Quốc Hội Nói Không Với Quy Định “Không Được Uống Rượu Bia Khi Lái Xe”

130
0

Có Phải Quốc Hội Nói Không Với Quy Định “Không Được Uống Rượu Bia Khi Lái Xe”

Theo các phương tiện truyền thông, ngày hôm qua Quốc hội đã đã xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thông qua hình thức biểu quyết về 3 nội dung có nhiều quan điểm trái chiều trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cụ thể, với quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông (nêu tại khoản 8 điều 5 dự thảo Luật), Quốc hội tiến hành biểu quyết 2 phương án.

Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn (đã uống rượu bia thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông).

Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Theo đó, kết quả biểu quyết, chỉ có 44,21% ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành với phương án 1 và có 49,59% ĐBQH biểu quyết tán thành phương án 2. Do vậy, cả 2 phương án đều không quá bán, tức không được Quốc hội thông qua.

Trước kết quả này, có nhiều báo và tài khoản mạng đã có nhiều bài viết chỉ trích, phê phán, lên án mạnh mẽ Quốc hội về việc tại sao không thông qua quy định cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông vào Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, phải chăng các đại biểu Quốc hội “đồng lõa” với người ưống rượu bia tham gia giao thông, thậm chí có ý kiến nặng hơn cho rằng hay vì các đại biểu Quốc hội cũng hay uống rượu bia nên không cấm được.

ở một góc nhìn khác, tôi cho rằng việc Quốc hội không thông qua vấn đề này trong Luật phòng chống tác hại rượu bia là có lý do. Bởi một vấn đề rất đơn giản, hiện nay quy định về cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ. Theo đó, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và ai vi phạm sẽ bị xử phạt nặng theo Luật.

Cụ thể, tại “Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm” đã quy định rõ CẤM “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Người nào vi phạm quy định trên thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 61. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu 6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”.

Luật Giao thông vẫn đang có hiệu lực, vì thế ắt hẳn với nguyên tắc đồng bộ hệ thống pháp luật, có thể các đại biểu thấy không cần thiết phải đưa quy định này vào Luật phòng chống tác hại rượu bia.

Tuy nhiên không đưa vào nhưng quy định này vẫn đang được áp dụng trên thực tế, vậy thì có gì mà phải xoắn.

Hãy tìm hiểu luật kĩ để tránh phát ngôn bậy bạ.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây