“Tại sao phải dẫn dụ ông Lê Đình Kình ra giữa đồng để bắt”. Đó là nội dung được ĐBQH Dương Trung Quốc nhắc lại và đặt ra trong phiên thảo luận mới đây về công tác thực thi pháp luật tại Quốc hội.
Đây không phải là lần đầu tiên ông nghị râu kẽm này nhắc và đề cập tới vấn đề Đồng Tâm tại nghị trường Quốc hội. Vì điều này nên nhiều người khi nghe đã nói rằng, có lẽ ông nghị này bị ám ảnh bởi sự kiện này. Ông đã nghe quá nhiều, tiếp cận thông tin sự việc từ người dân Đồng Tâm, nói đúng hơn là từ nhóm Đồng Thuận của cha con ông Kình nên góc nhìn, thái độ của ông đã có sự thiên lệch. Và chỉ cần chờ có cơ hội, diễn đàn để nói thì bằng cách này, hay cách ông đều cố gắng tìm mối liên hệ và điểm đến sự kiện này.
Căn nguyên của sự tái diễn, nhắc lại và không lấy ví dụ pháp luật nào ngoài Đồng Tâm của ĐBQH này là vì thế.
Còn với câu hỏi được đặt ra ở trên thì ông đang cho thấy mình đã quên hoặc cố tình quên một thực tế văn hóa đã, đang và cố hữu với người dân VN, làng quê VN: Phép vua thua lệ làng.
Không phải ngẫu nhiên cái phép vua (luật pháp) lại phải có những điểm ngoại trừ trước lệ làng. Sức mạnh văn hóa, cố kết của lệ làng là điều cho đến nay, sau bao năm đô thị hóa VN chưa thể nào bỏ qua được. Việc ứng xử với các mối quan hệ với làng xã VN, kể cả câu chuyện pháp luật thì điều này cũng không thể bỏ qua. Thậm chí phải hiểu sâu, nghiên cứu kỹ mới tránh khỏi những đụng chạm không cần thiết.
Trong sự việc được nêu ra, dù còn có điều cần phải bàn, cần phải rút kinh nghiệm đối với giới thực thi pháp luật song cái cách họ thực hiện bắt ông Lê Đình Kình sau sự việc là hoàn toàn đúng đắn.
Bởi lẽ, ai cũng biết, ông Kình là người có nhiều năm làm lãnh đạo xã Đồng Tâm, uy tín trong dân, sự từng trải và cả mối quan hệ dòng tộc, khiến dù ông Kình có sai rõ ràng đi nữa thì không dễ gì đám con cháu để cho cơ quan Công an tiếp cận và bắt giữ ông. Đó là chưa nói, ông Kình là người đứng đầu “tổ Đồng Thuận” mà mục đích không ngoài việc liên kết lại để đối trọng với chính quyền, ngăn cản việc xử lý và kể cả việc rào làng chiến đấu….
Vây quanh ông Kình vì thế là cả một rừng người, đám lâu la cũng không ít. Do đó, việc công khai bắt ông Kình vì thế là mạo hiểm.
Trong khi đó, xét tương quan sự việc thì mục đích bắt ông Kình là để răn đe kẻ khác, làm cho kẻ khác phải biết để biết đường hối cải. Sự dẫn dụ đó cho thấy mục tiêu cũng chỉ là ông Kình và không cần phải quá ồn ào. Việc dụ ông Kình ra nơi khác để bắt ngoài không để tạo ra những luồng dư luận trái chiều, bất lợi thì đấy còn là cách cơ quan công an giữ thanh danh cho ông Kình, một người lâu nay được xác định là đức cao vọng trọng số 1 của xã Đồng Tâm…
Rõ ràng, dù không đến nỗi quá manh động, khó tiếp cận nhưng trong sự việc và sau tất cả đã xảy ra trước vụ bắt ông này thì sẽ hoàn toàn có lí khi so sánh vụ bắt ông Kình với bắt một trùm ma túy cỡ bự…. Và khi đó, không phải gì cứ phải đến tận nhà, sào huyệt của nó mà bắt đường đường chính chính mà phải áp dụng cách thức khác….
Và câu chuyện thực tế….
Nếu ai theo dõi câu chuyện sẽ thấy thực tế, dù cơ quan công an đã dụ ông Kình ra giữa đồng để bắt nhưng kể cả khi đó, khi sự việc không may bị phát giác, một số đối tượng đã kích động người dân bắt giữ trái phép 38 cán bộ công an, đe dọa tính mạng của những người này dù họ không liên quan gì đến việc kiện cáo đất đai của người dân.
Là người rất đỗi khôn ngoan nhưng cái cách ông Nghị này giả “ngu” trong sự việc này cũng rất đỗi khó hiểu. Đó có lẽ là lí do một Fbker đã viết khi nhận xét về ông nghị này: “Anh Quốc đại diện cho sự khôn lỏi ma lanh, tranh thủ cơ hội, tỏ ra nguy hiểm”.
Nguồn: Mõ làng