Trang chủ Đối tượng Xung quanh thuyết "Cộng sản xỏ tay vào Giáo hội"

Xung quanh thuyết "Cộng sản xỏ tay vào Giáo hội"

223
0

Thuyết này được dẫn dụ bởi 2 sự kiện. 

Đầu tiên là chủ trương giữ lại Nhà thờ và Nhà Dòng như một di tích lịch sử- văn hóa sau UBND Tp Hồ Chí Minh quyết định không giải toả đối với nhà thờ và Hội dòng Thủ Thiêm. 

Để thực hiện chủ trương này, đại diện Sở VH-TT Tp Hồ Chí Minh với đại diện Nhà Dòng, Nhà thờ Thủ Thiêm, Tòa TGM Sài Gòn đã tổ chức họp bàn thực hiện các thủ tục để đi đến xét công nhận di tích lịch sử- văn hóa. 

Đó là một việc hết sức bình thường, tuy nhiên qua theo dõi thì đã có không ít cái sự lạ, lòng tốt, thiện chí của quý cấp chính quyền đang bị hiểu sai. 

Theo đó, để chứng minh mưu đồ gì đó của chính quyền các cấp, trang Tin mừng cho người nghèo đã dẫn về không ít quy định và cả những thông tin liên quan việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa để chứng minh Nhà thờ và Nhà Dòng Thủ Thiêm không có tên trong 2 danh sách (Danh sách các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn TP.HCM (đến hết tháng 5/2017)” và “Danh mục kiểm kê di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 đến 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 7/3/2017 của UBND TP.HCM): “Khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 qui định: “3. Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”.

“Tiêu chí” để được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa, khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi- bổ sung 2009) qui định: “1. Di tích lịch sử – văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.”

Cần biết, tại “Danh sách các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn TP.HCM (đến hết tháng 5/2017)” hoàn toàn không có tên bất kỳ Nhà thờ, Nhà Dòng nào.

Còn trong “Danh mục kiểm kê di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 đến 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 7/3/2017 của UBND TP.HCM)”, các Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Huyện Sỹ, Nhà thờ Hạnh Thông Tây (Nhà thờ Thông Tây Hội), Nhà thờ Thánh Jeanne d’Ảrc, Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Cha Tam, Nhà thờ Thủ Đức, Nhà nguyện Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, Nữ tu viện Thánh Phaolô (Tu viện Saint Paul), có tên trong “loại hình kiến trúc nghệ thuật”.

Cả hai danh sách này đều không có tên Nhà thờ và Nhà Dòng Thủ Thiêm. Điều này cho thấy, việc đề nghị công nhận di tích lịch sử- văn hóa, chỉ là biện pháp “tình thế”, sau khi nuốt không trôi Nhà thờ và Nhà Dòng Thủ Thiêm”. 

Mặc dù nhà thờ, hội dòng Thủ Thiêm thuộc danh mục bổ sung sau này. Và có làm sao được khi mới đây, Nhà thờ và Nhà Dòng Thủ Thiêm” còn thuộc diện phải di dời, giải toả để xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm. 

Và có lẽ cũng bởi sự hiểu lầm, hoặc cố tình hiểu lầm này nên thông tin từ Trang tin này thì: “Tại buổi họp, Cha Kiều Công Tùng- đại diện Tòa TGM- đã phát biểu “đợi Cha Xuân về, sẽ họp bàn và trả lời việc làm đơn đề nghị công nhận di tích lịch sử- văn hóa”. Cha Xuân, tức Cha Tổng đạị diện Ignaxio Hồ Văn Xuân, vị được Đức Cha Giám quản công bố “đề cử làm đại diện Tòa TGM để gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan, ban ngành liên hệ”.

Nếu Hội dòng, nhà thờ Thủ thiêm được công nhận thì đấy cũng là công trình bất khả xâm phạm bất kể với nhà nước hay giáo hội. Đó là cái lợi mà không phải ai cũng nhìn ra!

Thế mới biết không phải khi nào lòng tốt, sự hào hiệp cũng được đón nhận… Sự mặc cảm với các cơ sở tôn giáo, đặc biệt công giáo cũng xuất phát từ đây chăng???? 

Xung quanh thuyết "Cộng sản xỏ tay vào Giáo hội"

Sự kiện thứ hai được gắn với thuyết nay là sự ra đi của Linh mục Nguyễn Duy Tân, Gx Thọ Hoà, Gp Xuân Lộc và thánh lễ chia tay sáng nay. 

Theo nhiều nguồn tin thì, theo yêu cầu của đức cha chủ chăn địa phận Xuân Lộc, sự ra đi của Lm Nguyễn Duy Tân sẽ có tới 5 cái không. Xin được liệt kê ra đây: 

– Các cha được mời không được đồng tế.

– Không quay fim

– Không chụp hình

– Không cho cha Tân nói lời chia tay. 

– Khách mời không được dùng cơm trưa ngay cả cơm [hộp] tại nhiệm sở”. 

Từ việc nhận diện đây là sự lạ, theo trang Người Công giáo: “Nhiều trang đã dẫn về điều này và không quên gọi đó là cái sự lạ đang xảy đến với cha Giuse Maria. Cũng có kẻ mạnh miệng hơn nói rằng: “Dần dần cộng sản cũng xỏ tay được vào Giáo Hội? Chiên thì bị đánh tơi tả còn phần lớn chủ chiên phải chăng sợ “nhạy cảm” mà lặng thinh?”.

Tuy nhiên, cũng như sự kiện đầu tiên, chính quyền hoàn toàn vô can trong chuyện này, đó đơn thuần là việc của giáo hội dành cho Linh mục này. 

Bởi: “Với một tâm thế bình tĩnh hơn sẽ thấy, đó là điều không lấy gì làm lạ. Cha Giuse Maria đã được bề trên ban tặng những ân huệ cực kỳ to lớn, bởi nếu không ngài đã bị treo chén vĩnh viễn cho những tội lỗi mình gây ra. Ai đời là một cha Quản xứ mà cha Giuse Maria quan hệ khá nhiều với đám lục lâm thảo khấu. Nhà thờ xứ không phải là cái nơi để ngài giao lưu như phường chợ ngoài xã hội.

Đó là chưa nói, trong thời kỳ làm chánh xứ Thọ Hoà, ngài đã gây nên nhiều chuyện thị phi, ngang trái, ảnh hưởng tới giáo hội Công giáo nói chung, địa phận Xuân Lộc nói riêng. Và khi đã được ban ân huệ to lớn được tiếp tục chăn chiên thì những cái 5 không đó cũng là điều dễ hiểu!

Giáo hội chúng ta là một bộ phận của xã hội hiện đại, đó là điều không ai trong chúng ta được phủ nhận, bàng quang gì đó. Chúng ta ngoài lắng nghe nhau, tin lời chúa, thực hành lời chúa thì còn lắng nghe xã hội, trong đó có các cấp chính quyền… Họ đúng ta nghe và khi họ nói sai, làm ảnh hưởng chúng ta có quyền gạt bỏ. Và đối với cha Giuse Maria, chủ chăn địa phận Xuân Lộc đã hoàn toàn sáng suốt” 

(theo Người Công giáo). 

P/s: Theo dõi những sự kiện gần đây, từ việc Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Lê Ngọc Thanh bị chuyển địa bàn mục vụ; Tu viện Sài Gòn thuộc tỉnh dòng DCCT tạm ngưng hoạt động của Văn phòng công lý & Hoà bình hay việc Toà Giám mục Gp Xuân Lộc thuyên chuyển Linh mục Nguyễn Duy Tân… sẽ thấy, Giáo hội Công giáo VN đang có những sự chuyển mình tích cực. Họ đang đến gần hơn với dân tộc, hài hoà, gắn bó hơn với chính quyền.. Và đó là xu thế tích cực, đáng được khuyến khích. 

Trong khi đó, chính quyền cũng đang chung tay trong đó có việc giữ lại Nhà thờ, Hội dòng Thủ Thiêm cũng như việc xem xét tiến tới công nhận di tích văn hoá, lịch sử. 

Và như sự ra đời của những xu thế tích cực khác, nó không dễ gì được công nhận và bị không ít kẻ chống phá, quấy nhiễu…. 

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây