Dẫn lời bài viết của tác giả Minh Châu đề cập trên VNTB Ngày 2/5/2019 với tiêu đề “Ai cho tôi làm ăn liêm chính?” đặt câu hỏi cho vấn đề này tác giả đưa ra nhiều bình luận, phân tích để minh chứng cho luận điểm của mình dựa trên hai vấn đề,nghe qua rất đáng tin cậy:
Một là:Theo bản thông cáo báo chí hôm trung tuần tháng 4/2019 của tổ chức “Phóng viên không biên giới”thì Việt Nam thuộc nhóm cuối bảng về chỉ số tự do báo chí thế giới do tổ chức này lập ra.
Hai là:tính đến cuối tháng 01/2019, của “Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI)” đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 trên thế giới về tham nhũng.
Tác giả nhấn mạnh:“để có thể ăn nên làm ra một cách nhanh chóng trong môi trường đầu tư tại Việt Nam, không cách nào khác là doanh nghiệp cần phải biết ‘lót tay’, ‘hoa hồng’, ‘bồi dưỡng’, ‘bôi trơn’ trong mọi hoạt động từ thủ tục hành chính cho đến cả khâu vận chuyển lưu thông…”. Đây là vấn đề bịa đặt, là một công dân, doanh nghiệp tư nhân, tập thể hay doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài có thể yên tâm đầu tư làm ăn ở Việt Nam hay không? Với những chỉ số xếp hạng “cuội” được đưa ra để tuyên truyền đã phản ánh không đúng thực trạng những gì đã và đang diễn ra đối với môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đều bình đẳng theo Hiến pháp, Pháp luật, Luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam và quốc tế.
Lợi dụng sự kiện tại “Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019” có bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 02/5/2019 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia: Thủ tướng nhấn mạnh:“Cộng đồng doanh nhâncần phải có tinh thần yêu nước, khát vọng dân tộc để khởi nghiệp, bùng cháy hơn nữa…doanh nhân cần kinh doanh kiêm chính, tìm kiếm lợi nhuận chân chính.”
Tác giả ngụy biện về những đòi hỏi vô lý …. (Ảnh Hải Anh)
Từ mong muốn của Thủ tướng,tác giả Minh Châu mượn câu nói của nhân vật Chí Phèo “Ai cho tao lương thiện”một tác phẩm của Nam Cao; một sản phẩm của chế độ thực dân, phong kiến trước đây để thêu dệt lên vấn đề “Ai cho tôi làm ăn liêm chính” và đưa ra những số liệu,đặt ra những câu hỏi để minh chứng cho vấn đề mình đưa ra: Làm cách nào để “liêm chính” ở quốc gia tham nhũng?Ngài thủ tướng có làm gương về liêm chính không…?Với cái nhìn phiến diện, tuyên truyền, phản ảnh tiêu cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm mục đích gì thì ai cũng biết?
Thực tiễn chứng minh
Qua hơn 30 năm đổi mới với chính sách, hành lang pháp lý rộng mở, vận hành theo cơ chế thị trường,Việt Nam từ một nước yếu kém lạc hậu về kinh tế, cùng với sự phát triển đóng góp của các loại hình doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới Việt Nam đã vươn lên thành nước có thu nhập trung bình, có hơn 60 triệu người dân đã thoát nghèo, đây là thành tích rất đáng kể và ấn tượng minh chứng cho hoạt động kinh tế thị trường mà ở đó các cá nhân, tập thể các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật hiện hành trong nước và quốc tế, được cộng đồng thế gới đánh cao;Việt Nam luôn sắn sàng bạn,là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ở một quốc gia có môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp được bổ xung hoàn chỉnh vận hành theo cơ chế thị trường; thuận tiện cho môi trường đầu tư làm ăn của tất cả các loại hình doanh nghiệp;hiện nay ở Việt Nam với sự có mặt hợp táclàm ăn của hầu hết cácnước lớn, các trung tâm kinh tế – thương mại lớn trong khu vực vàtrên thế gới.Tính đến Quý I năm 2019 toàn quốc có 700.647 doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng 65.076 doanh nghiệp so với thời điểm 31/12/2017;chiếm tỷ trọng trên 60% trong GDP của cả nước;đã minh chứng, phản ánhcho sự phát triển ở một môi trường thuận lợi, có cơ chế, chính sách đúng đắn, hệ thống luật pháp rộng mở phù hợp với luật pháp quốc tế; không gây phiền hà, sách nhiễu cho việc làm ăn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, không đúng với những gì mà tác giả Minh Châu tuyên truyền.
Từ đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, tuyên truyền bịa đặt; lợi dụng công cuộc phòng chống tham nhũng cùng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế hoạt động của cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của một đất nước trong công cuộc đổi mới phát triển; nhằm kích động để chống phá, tạo dư luận hoài nghi, hoang mang, thiếu tự tin sẽ ảnh hưởng không nhỏ môi trường đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần phải đấu tranh lên án loại bỏ.
Trần Minh
Nguồn: Đấu trường dân chủ