Trang chủ Luận bàn - Phản biện Xung Quanh Dự Thảo Bộ Luật Lao Động Sửa Đổi

Xung Quanh Dự Thảo Bộ Luật Lao Động Sửa Đổi

216
0

Việt Nam bắt đầu sửa luật cho phép thành lập công đoàn độc lập?” là tên của một bài báo trên RFA phản ánh dư luận, những nhận định đánh giá sau khi Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội vừa công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần đầu tiên bổ sung quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Xung Quanh Dự Thảo Bộ Luật Lao Động Sửa Đổi

Bài trên RFA (Nguồn: RFA)

Động thái này cũng được đánh giá là chiều lòng và cũng là để phù hợp hơn với các hiệp định, hiệp ước thương mại mà VN tham gia hoặc sắp sửa tham gia với tư cách thành viên. Việc đưa nội dung vào dự thảo luật mới vì thế được cho là sẽ loại bỏ những lực cản của VN trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Đã có những kẻ vui ra mặt sau điều này nhưng cũng không ít kẻ quan ngại và có những băn khoăn nhất định về chuyện này. Phạm Chí Dũng (TP Hồ Chí Minh) đại diện cho xu hướng thứ hai này. Gã Ts này đã nói với RFA và được thuật lại như sau: “Từ Sài Gòn, nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng lên tiếng cần lưu ý thời điểm Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngay sau hai chuyến công du đến Châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hồi trung tuần tháng 4.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi nhận Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đã được chỉ đạo soạn thảo từ năm 2015, nhưng khi công bố thì nội dung quy định trong dự thảo luật này rất dễ gây hiểu lầm cho người lao động qua cụm từ được sử dụng rất mơ hồ là “tổ chức đại diện của người lao động” tại cơ sở”.

Gã cũng tỏ ra hiểu biết khi chỉ ra rằng: “Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh rằng Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) được Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội tuyên bố là “nhằm thực hiện những cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia”, thế nhưng nội dung dự thảo vừa được công bố có nhiều khác biệt so với các quy định trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 14/01/19” và “Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhắc lại và liệt kê các điều khoản về yêu cầu thành lập công đoàn độc lập trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã ký kết để đối sánh.

Khá khen cho cái sự chịu khó tìm hiểu của Phạm Chí Dũng. Nhưng những điều Dũng chỉ ra chỉ chứng minh một điều, Dũng hiểu về chuyên môn một cách cứng nhắc, còn đối với những vấn đề chính trị, ứng xử chính trị, Dũng còn non kém đến độ ngây ngô!

“Công đoàn độc lập” là cái gì và nó sẽ làm gì tới chế độ, điều đó chắc không nói thêm thì nhiều người cũng sẽ hiểu. Đó cũng thực chất là cái bẫy, điều kiện kèm theo mà những kẻ diều hâu, chống phá VN ở các nước cố tình gài vào để tạo điều kiện cho những mầm mống chống đối bên trong thực hiện. Nếu không thực hiện thì đương nhiên, VN sẽ bị từ chối tham gia; con đường hợp tác quốc tế của VN vì thế ngắn lại. Nhưng cần hiểu, với quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ kinh tế quốc tế mọi thứ đều có thể có nút thắt và được tháo ra một cách dễ dàng.

Với bắt buộc phải có cơ chế để hình thành tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có thể đấy là một việc khó và vì vấn đề này kia VN sẽ không thực hiện… Nhưng sẽ là chấp nhận được nếu VN vẫn đưa nội dung đó vào luật để thực hiện nhưng vẫn kèm theo những điều kiện có tính bắt buộc… Đấy xem như là cách vận dụng của VN và thực tế VN đã làm điều đó thông qua dự luật vừa nêu.

“Điều kiện” được đi kèm đó là muốn hoạt động hợp pháp thì phải gia nhập hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký …

Và như thế, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn. VN đã chuẩn bị tư thế gia nhập vào các hiệp định kinh tế thì đương nhiên đã có sự chuẩn bị, ngoài nghiên cứu kỹ các điều luật thì họ cũng đã có những giải pháp để dung hoà nó…

TRÙNG DƯƠNG

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây