Chép về từ blog Tôi là một người lính
Bóp méo, đồn thổi sức khỏe của Chủ tịch nước phơi bày “thể trạng bi đát” của phong trào zân chủ
Sau khi các tin đồn về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên mạng xã hội từ ngày 14/04/2019, trong tuần qua, đã có một số sự kiện ủng hộ tin đồn này. Đó là việc Chủ tịch không tiếp đoàn khách từ Thượng viện Mỹ như dự định, và việc lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc dự Diễn đàn “Vành đai – Con đường” lần thứ 2 sẽ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trước những diễn biến này, đầu tuần cuối tháng 04/2019, các hoạt động đồn đoán về tình hình sức khỏe của Chủ tịch trong dư luận phi chính thống đã diễn biến theo hai hướng khác nhau.
Hướng thứ nhất, quy tụ phần nhỏ hơn của dư luận, cho rằng Chủ tịch “giả ốm”. Chẳng hạn, một số cá nhân đồn đoán rằng Chủ tịch “bắt chước Tư Mã Ý”, “giả chết bắt quạ” trong chiến dịch chống tham nhũng; trong khi số khác đoán rằng Chủ tịch “giả ốm để tránh bị ám sát khi thăm Trung Quốc như ông Trần Đại Quang”.
Hướng thứ hai, quy tụ hầu hết các thành phần chống đối bất mãn, tuyên truyền rằng các diễn biến vừa nêu cho thấy Chủ tịch ốm thật, và Nhà nước Việt Nam sắp rơi vào tình trạng “khủng hoảng kế nhiệm”, “nhiễu loạn”, “đấu đá phe cánh”, hoặc sắp “thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền” để “giữ sinh mạng chính trị và tài sản”. Nguyễn Khắc Giang, CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Phạm Chí Dũng dẫn đầu các hoạt động tuyên truyền theo hướng này.
Cụ thể, Nguyễn Khắc Giang viết một bài có tựa đề “Có phải Việt Nam đang dần rơi vào cuộc khủng hoảng kế nhiệm?”, đăng trên The Diplomat.
CLB Lê Hiếu Đằng viết “Lời kêu gọi cảnh giác”, trong đó họ công kích rằng việc Nhà nước “giữ im lặng” về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho thấy “các thế lực cầm quyền” đang “vô trách nhiệm với dân”, đang “toan tính những nước cờ sao cho lợi thế thuộc về mình”, dù sự im lặng này có thể khiến “xã hội nhiễu loạn”, “nhân dân mất niềm tin” và “Trung Quốc động binh”. Họ cũng công kích rằng việc “bảo vệ bí mật quốc gia” đối với thông tin về sức khỏe của các lãnh đạo là “lố bịch” và “phản dân chủ”.
Trong khi đó, Phạm Chí Dũng định hướng dư luận rằng thông tin về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các “blogger tay trong”, thuộc “phe cánh chính trị” tung ra để phục vụ việc “đấu đá”, “tương tự trong các vụ việc Nguyễn Bá Thanh vào năm 2014, Phùng Quang Thanh vào năm 2015, Trần Đại Quang vào hai năm 2017 và 2018”. Dũng cũng tung tin rằng nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, thì “các nhân vật còn lại trong Bộ Chính trị”, “với tư duy thực dụng”, sẽ “thỏa hiệp hơn với phương Tây về mặt cải cách thể chế”, dẫn đến thay đổi chế độ ở Việt Nam.
Sau khi Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào chiều 25/04/2019, hướng tuyên truyền này giảm tầm ảnh hưởng.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trong nửa tháng mà Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nghỉ ngơi, xã hội và bộ máy nhà nước của Việt Nam vẫn vận hành bình thường, không có biến động. Việc này không khó hiểu: bộ máy chính trị của Việt Nam được thiết kế để không quá lệ thuộc vào một cá nhân. Vì vậy, không có bằng chứng thực tế nào cho thấy tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể khiến Việt Nam rơi vào tình trạng “khủng hoảng kế nhiệm”, “nhiễu loạn”, “đấu đá phe cánh”, “thay đổi thể chế” như giới “dân chửi” tuyên truyền. Đáng tiếc, dù nói nhiều, lời lẽ của họ chỉ là những đồn đoán mà bọn ăn hơi nồi chõ truyền tai nhau, để có bánh vẽ ăn tạm trong lúc đói hy vọng, đói tiền tài trợ.
Thứ hai, độ hóng quá cao của giới “dân chửi” trong sự kiện này cho thấy họ là phường cơ hội chính trị, bị lệ thuộc vào các biến cố thời sự ngẫu nhiên và thái độ của nước ngoài, chứ có rất ít năng lực tự thân. Là những nô lệ của tình thế và của nước ngoài, họ có rất ít tư cách đòi tự do cho người Việt.
Nguồn: Tre làng