Bài nhặt trên mạng.
Các bạn thân mến,
Từ khá lâu rồi, tôi nghe và đọc nhiều luồng ý kiến về việc tháo dỡ nhà thờ Bùi Chu. Qua nay thì sự việc được chia sẻ nhiều qua facebook, các báo chính thống đăng tải râm ran, một phong trào phản đối việc tháo dỡ lan khắp không gian mạng. Từ ông Martin Rama, cố vấn cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới và là giám đốc dự án tại Trung Tâm Phát Triển Đô Thị Bền Vững thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam và Kiến Trúc Sư Đặng Sơn, từ một nhóm kiến trúc sư VN gửi thư lên thủ tướng đến ông chủ tịch tỉnh Nam Định, từ Báo mới đến báo Tuổi trẻ, đặc biệt là “Cư dân mạng” những “quan tòa” hăng máu và đông đảo. Đáng tiếc chính nhiều trang và fan page của nhiều giáo xứ các Ad cũng đăng lại các báo như một câu hỏi ngỏ, nghi ngờ, đau xót, tiếc nuối.
Với tư cách là một con dân Bùi Chu, đã từng gắn bó và yêu thương ngôi nhà thờ chính tòa Giáo Phận 131 tuổi này , nơi gắn bó với bao cột mốc của chúng tôi từ những đợt thi giáo lý cấp giáo phận, đến những lần về nhận bí tích thêm sức, từ những ngày hè oi ả tham dự lễ cha thánh Đaminh quan thầy thứ 2 của giáo phận ngày 8/8 hàng năm đến sự kiện biển người đón Hồng Y tòa thánh Yet-Che-Ga-ray – Bộ trưởng bộ Công lý và Hòa BÌnh đến thăm Giáo phận lần đầu 1986 (?) sau thời kỳ hạn chế, cấm cách. Nay tôi xin trình bày một số ý kiến và góc nhìn cá nhân về sự việc này.
1. Nếu nói tiếc và xót, đau và nhớ thì không giới nào, hội nào và tổ chức nào bị mất mát và tiếc hơn ĐGM Thomas, Linh mục đoàn Bùi Chu, nhất là các cha già đang phục vụ như cha chính Giang – cha xứ nhà thờ chính tòa hiện nay. Một “cây giảng” và một lính mục rất uyên bác, khôn ngoan và quảng đại.
2. Không hề có việc tự phát hay vội vã, không hề có thi đua hay coi thường “lịch sử tính” của ngôi thánh đường huyền thoại này.
3. Việc tháo dỡ đã được bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng hơn mười năm nay từ cấp Giáo Phận chứ không phải việc riêng của cha xứ chính tòa hay giáo dân nhà xứ.
4. Mọi phương án và biện pháp đã được ĐGM và các linh mục đoàn họp nhiều phiên, kể cả trưng cầu ý kiến (bỏ phiếu) của linh mục đoàn.
5. Phương án thay thế đã được TGM thông báo công khai rộng rãi, Giáo xứ chính tòa còn in cả lịch để gửi về các xứ để công khai sự việc và xin quyên góp 2 năm trở lại đây, chứ không hề che dấu nén lút. Giáo dân trong giao phận về cơ bản đã biết từ khá lâu.
6. Các vấn đề Pháp lý, văn hóa, lịch sử, đức tin cũng đã được xem xét thấu đáo và cẩn trọng.
Việc tháo dỡ xây mới là một chủ trương lớn và qua trọng của Giáo Phận, mà đứng đầu là Đức Cha Thomas Vũ Đình Hiệu. Một quyết định vừa đau, vừa xót nhưng nó cần thiết, phải quyết đoán và dũng cảm.
Căn cứ vào công dụng chính yếu của một nhà thờ Công Giáo, Đức Cha và Linh Mục đoàn đã lựa chọn và đưa ra quyết định này. Bạn nào chưa hiểu về công dụng cần có của 1 nhà thờ thì xin mời đọc link dưới đây.
http://gpbuichu.org/…/dau-chi-va-cong-dung-cua-nha-tho-cong…
Vậy một ngôi thánh đường phải đảm bảo và giải quyết được 3 khía cạnh nêu trên mới là ưu tiên của Giáo Hội và Giáo Phận.
Nhiều bạn “khóc thương” rồi lập trào lưu phản, lên án xét đoán lua loa đối vụ việc này cũng cần lưu ý.
– Theo Giáo Luật 1983, nhà thờ là tài sản của Giáo Hội và Tòa thánh giao cho ĐGM địa phương quản lý. Vậy năng quyền đầy đủ và chuẩn xác cho việc này là của ĐGM. Vậy xét về Giáo luật ĐGM và linh mục đoàn Bùi Chu không sai lỗi Giáo luật.
– Xét về pháp luật VN: Nhà thờ Bùi Chu không phải diện Di Sản văn hóa, không thuộc dạng bảo tồn, Việc tháo dỡ và xây mới là quyền minh nhiên của Giáo dân giáo xứ chính tòa. Chính họ là người sẽ đóng góp của, công và cả lời nguyện xin để loa công việc này như đã họ đã làm 131 năm trước. Vậy chúng ta- về căn bản chỉ là người ngoài cuộc, chẳng đóng góp và cũng chẳng lo cho giáo xứ và sự an toàn của giáo dân bằng chính cha xứ và giáo dân sở tại. Giáo hội đã trao cho Đức Cha đại diện thực thi quyền sở hữu tức Ngài có đầy đủ 3 quyền là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó. Vậy Ngài có làm sai luật không?
– Xét về hiện trạng nhà thờ: Nhà mái ngói rui, mè, vì, kèo gỗ, cột gỗ lim, tường vôi gạch: Bạn nào học xây dựng thì biết, trụ được với tuổi thọ hiện nay kể cũng là đáng nể phục. Hiện nay cột gỗ lim đã dần rỗng mục ruột gần tới vỏ (ai làm nghề gỗ khắc rõ) và ải tơi. Tường cột vôi vữa đã mục, bở, khi đóng đinh hay khoan nó mền như đất. Mái ngói dột nát, rui, mè, vì, kèo cũng đứt gãy. Giáo dân vào dâng lễ, nguyện kinh mà còn thấy sợ huống chi khi tổ chức các lễ lớn, sự kiên tầm cỡ giáo phận với các khách mời quan trọng thì sao? Nếu sửa chữa bảo tồn thì nói thẳng tưng là chỉ bảo tồn được cái nền nhà thờ mà thôi.
– “Thượng tôn pháp luật” là từ mà mọi giới bên tả, bên hữu, dân chủ-bảo thủ đểu ra rả tuyên bố và hô hào. Yochi Fukuzawa trong “Khuyến học” đã nói rất rõ: Dù pháp luật còn khiếm khuyết bất toàn, thì giới trí thức cần kiên trì và bền bỉ đấu tranh nhằm thay đổi các quy định của pháp luật đó chứ không phải viện các lý do đó để cho mình cái quyền “ngồi trên pháp luật” hiện hành. Trong tông huấn “Caritas in Verritas” Đức Thánh Cha Benedicto XV đã nói rõ: Chúng ta cần Bác ái nhưng nó phải trong Chân lý. Không thể đi ăn cướp (ác) rồi đi làm từ thiện được. Một số nhóm trí thức KTS gửi đơn lên thủ tướng, hay chủ tịch tình yêu cầu khẩn trương dừng việc này vậy đã đúng luật chưa? Thủ tướng hay chủ tịch tịch có quyền ngồi trên luật hay không? Đến các trí thức mà con hành xử thiếu hiểu biết pháp luật như thế thì bảo sao cư dân mạng chả lũ lượt đóng vai “quan tòa” trong nhiều sự kiện?
– Nhà thờ Bùi Chu trước khi nó là một đồ cổ, thì nó đã và đang phải là một nhà thờ với đầy đủ công dụng căn bản với đòi hỏi tính an toàn tuyệt đối. Chưa nói, nó là nhà thờ Chính Tòa của cả một giáo phận anh hùng và giàu truyền thống. Mọi người muốn giữ nó như một đồ cổ, một thứ trưng bày trong bảo tàng để cho cá nhiếp ảnh gia, họa sỹ, KTS, nhà văn, nhà thơ, khách du lịch… thì đề nghị nhà nước sửa luật và công nhận, cấp kinh phí sửa sang bảo tồn cho nó. Nhất là cấp cho nhà xứ và giáo dân mảnh đất khác tương xứng để họ xây nhà thờ mới không ảnh hưởng gì đến “di tích” tưởng tưởng của cư dân mạng. Đất đai, giáo xứ xin lên xin xuống cả mấy chục mùa cũng bặt vô âm tín, không cho một ly, nhiều cơ sở nhà nước mượn của Giáo phận cũng còn chưa hoàn trả, kinh phí thì không có một xu teng, đất chung quanh của dân sinh lại đắt như thuốc, thử hỏi nhà thờ bảo tồn bằng niềm tin chắc hà các batoongs???
Vài phân tíc cá nhân của tôi-một giáo dân của địa phận, nó không phản ánh quan điểm ĐGM, các cha, hay giáo dân giáo xứ chính tòa, để chúng ta cùng nhau suy xét va thông hiểu. Các chủ chăn được giáo dân thấu hiểu thì cũng thêm phần ấm áp và an vui trong hành trình hy sinh cống hiến, trong tin yêu và phục vụ của đwòi chứng nhân các Ngài.
Khi chúng ta than khóc cho Bùi Chu thì phải chăng chúng ta thương xót cho Bùi Chu thật? Nếu bạn thương thật mong bạn về tận nơi tìm hiểu, nghe và xem, gặp trực tiếp BHG và cha xứ trao đổi bạn sẽ thông tỏ. Thương thật thì bạn cần có việc làm tương xứng, vì “Đức tin không việc làm là đức tin chết”, bạn hãy hô hào lên tiếng cho các quy định luật pháp sửa đổi, cho BVH điều tra xét duyệt và cấp kinh phí, cấp đất, cấp nhân lực cho bảo tồn chứ sao lại quay mũi giáo dư luận vào những việc hợp pháp của những người hợp pháp và gương mẫu?
Nếu bạn không chứng minh, không cụ thể lòng thương xót đó đúng mức, đúng vai trò và đúng cái bạn đang nhân danh mà chỉ biết lên án, chửi bới và cả phán quyết như một quan tòa thì bạn cũng chỉ là phường khóc mướn và đạo đức giả mà thôi.
J Tran
Nguồn: Tre làng