Trang chủ Đấu trường dân chủ Không thể phủ nhận ‘giá trị của nền độc lập’!

Không thể phủ nhận ‘giá trị của nền độc lập’!

219
0

Cách đây 44 năm (ngày 30 tháng 04 năm 1975) toàn dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm vui chiến thắng, non sông liền một dải, Bắc Nam thống nhất. Sau 20 năm dưới ách đô hộ và thống trị của ngoại bang, đất nước bị chia cắt trong sự thống khổ tột cùng của người dân mất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, toàn dân tộc đã ghi dấu son chói lọi trong lịch sử, làm nên chiến thắng vĩ đại trong công cuộc giải phóng đất nước, giành độc lập cho nước nhà.

Niềm vui trong ngày thống nhất Bắc- Nam sum họp một nhà là minh chứng hùng hồn cho ý chí kiên cường bất khuất của hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, dưới ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã viết tiếp trang sử hào hùng trong suốt chiều dài đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, và điều đó cũng là minh chứng hùng hồn không có thế lực nào dù hùng mạnh đến đâu có thể chia cắt được dân tộc Việt Nam trên dải hình chữ S này.

Không thể phủ nhận ‘giá trị của nền độc lập’!

1 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng húc đổ cánh cổng của Dinh Tổng thống Ngụy (nay là Dinh Thống Nhất)

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của nó để lại còn nhiều dai dẳng: đó là lời ước hẹn của đôi lứa chưa thành hiện thực, đó là lời hứa của con trai chăm sóc mẹ khi hết chiến tranh…, đó chính là những lời hứa dang dở mà nếu không có chiến tranh sẽ không có những gia đình bị mất con, vợ mất chồng và con mất cha…và để có được giá trị của chiến thắng ngày 30 tháng 4 dân tộc ta phải trả bằng rất nhiều mồ hôi, nước mắt và máu…nhìn lại 44 năm thống nhất đất nước, đại thắng mùa xuân năm 1975 mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam; mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; là tiền đề quan trọng để nước ta tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN; góp phần xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bước tiến thần kỳ về phát triển kinh tế, đời sống xã hội được nâng cao và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế cũng dần được khẳng định…

Thế nhưng, trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên CNXH hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, xã hội Việt Nam gặp không ít những khó khăn, thách thức, một trong những khó khăn đó chính là sự chống phá mãnh liệt của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, bất mãn với chế độ, chúng dùng mọi chiêu trò, mọi phương tiện để làm giảm rồi đến mất lòng tin của Nhân dân vào Đảng, vào chế độ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…Một trong những phương thức chúng lợi dụng để chống phá đó là sử dụng các mạng xã hội như Facebook, youtube…chúng lồng ghép hoặc lợi dụng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc sống xã hội đất nước ta trong đó những sự kiện nổi bật như: Đại hội Đảng toàn quốc, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước…đặc biệt là ngày đại thắng mùa xuân năm 1975, các trang mạng facebook phản động như: Việt Tân, Thanh niên Công giáo, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do…và một số kẻ phản động ở hải ngoại thành lập một số tổ chức hung hăng chống phá Nhà nước Việt Nam như: “ Chính phủ quốc gia Việt nam lâm thời” tự xưng, tổ chức “Tân dân chủ”…chúng cho rằng ngày 30 tháng 4 là ngày “Ngày Quốc hận”, chúng kích động biểu tình, chống phá Việt Nam bằng mọi giá, và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc… bằng sự thật lịch sử với góc nhìn hiện tại hoàn cảnh nhiều nước trên thế giới, khách quan mà thấy rằng đại thắng mùa xuân năm 1975 là phù hợp với xu thế tất yếu, thể hiện lòng mong mỏi của toàn dân tộc được nhìn dưới những góc độ sau:

Thứ nhất, quan điểm phản động cho rằng cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam là cuộc chiến vô ích và đẫm máu, chúng cho rằng đó là ngày “Quốc hận”, và tháng Tư đen, một số kẻ còn lạc lõng lớn tiếng cho là, nếu không có ngày 30-4-1975 thì miền Nam Việt Nam ngày nay phát triển không hề thua kém Hàn Quốc, vượt xa Thái Lan, Singapore. Rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta thực chất chỉ là “nội chiến”, là “chiến tranh ủy nhiệm”… nên không có gì đáng tự hào! (trong đó có Cù Huy Hà Vũ, Trần Đức Anh Sơn (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng))… Những hành động phủ nhận, bịa đặt lịch sử như đã nêu tuy không mới về thủ đoạn nhưng hết sức thâm độc, qua đó gieo rắc sự nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.  …nhưng nhìn lại 20 năm trước khi cuộc chiến tranh giải phóng diễn ra, Nhân dân miền Nam Việt Nam sống trong cảnh tang thương, đói khổ và luôn trong tình trạng lo sợ bởi những chính sách phản động của chế độ ngụy quân, ngụy quyền: Ngô Đình Diệm ban hành chính sách ”tố cộng, diệt cộng ”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam, đưa quân đội Mỹ vào đàn áp nhân dân miền Nam, kinh tế Việt Nam luôn chìm đắm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong ách nô lệ và đói nghèo…sống trong hoàn cảnh người dân không được làm chủ đất nước như vậy đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975 còn ảnh hưởng sâu rộng đến cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, có ý nghĩa cổ vũ, động viên các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập. Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt ở hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc từ châu Á, châu Phi đến khu vực Mỹ La- tinh, hình thức đấu tranh phong phú, trong đó đấu tranh vũ trang là chủ yếu đã làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa đế quốc.

Thứ hai, nhìn từ góc độ xã hội Việt Nam ngày nay sau năm 1975, Trải qua 21 năm chiến đấu gian khổ và anh hùng, cách mạng miền Nam từng bước lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn cả nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

44 năm qua kể từ khi đất nước thống nhất là chặng đường tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm, tổng kết của Đảng và nhân dân ta để xây dựng cương lĩnh cho cách mạng nước ta trong giai đoạn mới và đề ra chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng khá cao, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong các giai đoạn. Kinh tế đối ngoại được rộng mở theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Do kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm liền nên đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được cải thiện rõ rệt. Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế đã được phát triển từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Cùng với thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thành công trong việc giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích họ tự mình phấn đấu cải thiện cuộc sống…

Thứ ba, dưới góc độ quốc tế và thực tiễn một số nước trên thế giới như Syria, Venezuela, Irac… khi người dân mất vai trò làm chủ đất nước bởi những tổ chức phản động và sự can thiệp của nước ngoài dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài trong nhiều năm, đời sống nhân dân đói khổ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn… đã minh chứng khách quan cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam là tất yếu, phù hợp với xu thế lịch sử và hạnh phúc của nhân dân.

Hậu quả của chiến tranh là hết sức to lớn, dù các nước thắng hay bại trận thì cũng đều chịu hậu quả tàn khốc của nó, và nhân dân là những người chịu nhiều thiệt thòi hơn cả, nhìn lại thực tiễn của các cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới và lịch sử chiến tranh Việt Nam chúng ta càng hiểu rõ được giá trị của hòa bình và để làm được điều đó nhân dân Việt Nam đã phải trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, phải đổ bao nhiêu công sức, mồ hôi, máu và nước mắt để giành lại nền độc lập cho Tổ quốc và vì sự trường tồn cho dân tộc Việt Nam.

Hoàng Cảnh

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây