Trang chủ Luận bàn - Phản biện PHÚC TRÌNH 2019 CỦA USCIRF: VẪN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CŨ RÍCH...

PHÚC TRÌNH 2019 CỦA USCIRF: VẪN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CŨ RÍCH VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

227
0

Ngày 29/4 vừa qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố cái gọi là “Phúc trình thường niên năm 2019 về tự do tôn giáo thế giới”, trong đó có một phần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Và cũng chẳng khác là bao bản phúc trình về tự do tôn giáo thế giới những năm trước, phần đề cập tới Việt Nam USCIRF tiếp tục đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

PHÚC TRÌNH 2019 CỦA USCIRF: VẪN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CŨ RÍCH VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Thực chất, phần về Việt Nam trong bản phúc trình tự do tôn giáo năm 2016 của USCIRF vẫn giữ những luận điểm cũ mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế, phiến diện, không khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam khi vu cáo: “tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục “có khuynh hướng tiêu cực” và “tình trạng chung của các nhóm tôn giáo xấu đi trong năm 2018.”

Trả lời VOA hôm 29/4, Chủ tịch Uỷ ban USCIRF, ông Tenzin Dorjee, lớn tiếng:

“Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan ngại về tự do tôn giáo.”

Trong khi đó, Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch USCIRF, cũng phụ họa thêm:

“Chúng tôi rất quan ngại về Luật về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 của Việt Nam. Luật này cũng khép lại các cơ hội, dù không rõ ràng, đối với nhóm tôn giáo độc lập trước đây đã hoạt động, bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật những nhóm tôn giáo không đăng ký, và vì vậy hiển nhiên khiến cho việc hành đạo và hoạt động tôn giáo ôn hòa trở nên bất hợp pháp.”

Sở dĩ USCIRF vẫn tiếp tục lặp lại luận điệu xuyên tạc cũ rích về tình hình tôn giáo ở Việt Nam như vậy là bởi vì, cơ quan này lấy thông tin chủ yếu từ một số nghị sĩ cực đoan Mỹ, những cá nhân bất mãn, chống đối trong nước và các tổ chức phản động lưu vong, tổ chức phi chính phủ quốc tế thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam cung cấp để xây dựng bản “Phúc trình”. Đó là các thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Rõ ràng, USCIRF đã cố tình áp đặt những định kiến chủ quan của họ để đưa ra những nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, bất chấp những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Suy cho cùng, mục đích ra Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế của USCIRF là nhằm hậu thuẫn, tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để xâm phạm an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp nội bộ nhà nước Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.Đặc biệt, việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 là cơ sở pháp lý quan trọng khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước tạo thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trên lĩnh vực này; hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thực tế.

Một minh chứng sinh động là, tại Việt Nam hiện có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; Đáng chú ý, ngày càng nhiều các chức sắc, nhà tu hành tham gia quản lý nhà nước và xã hội, là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhà nước tạo điều kiện cho nhiều đoàn tôn giáo quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam và cho phép nhiều đoàn chức sắc tôn giáo trong nước đi thăm, làm việc ở nước ngoài… Và đặc biệt, từ ngày 12 đến 14/5/2019, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam lần thứ ba đăng cai Đại lễ Phật đản Vesak 2019, tiếp tục khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, đồng thời nghiêm cấm hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân. Thời gian qua, các cơ quan chức năng ở một số địa phương đã bắt giữ, xử lý một số chức sắc, tín đồ tôn giáo và công dân vì đã có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của người dân, truyền bá mê tín dị đoan, phát triển tà đạo, tạp đạo hoặc các tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận làm ảnh hưởng đến an ninh an ninh trật tư chứ không hề có chuyện chính quyền “đàn áp, bắt bớ” trái pháp luật các tín đồ, chức sắc tôn giáo như bản “Phúc trình” của USCIRF bịa đặt, vu cáo. Đó là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác kể cả ở Mỹ nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam./.
Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây