Trang chủ Loa Phường Hòa hợp, hòa giải dân tộc có phải là “hòa hợp” với...

Hòa hợp, hòa giải dân tộc có phải là “hòa hợp” với người “bất đồng chính kiến”?

163
0

Cứ đến dịp 30/4 hàng năm thì chủ đề “hòa giải, hòa hợp” dân tộc lại bị truyền thông “lề trái”, truyền thống chống Nhà nước VN như BBC, RFA, VOA đem ra khai thác, mổ xẻ, mượn lời những thành phần chống đối, cực đoan để bóp méo, xuyên tạc, hạ thấp giá trị, ý nghĩa của sự kiện này với nhiều giọng điệu hằn học, nhằm khơi dậy hằn thù, phủ nhận chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, kích động kiều bào yêu nước “ba không” với quê hương. Họ ra sức rêu rao rằng: hòa hợp, hòa giải dân tộc chỉ là “cái bẫy” của cộng sản để thực hiện những mục tiêu nhất thời…, không thể có hòa hợp, hòa giải dân tộc nếu còn chế độ cộng sản; thậm chí họ còn “lái” khái niệm hòa hợp, hòa giải dân tộc sang “hòa hợp” với những “người bất đồng chính kiến”.

Hòa hợp, hòa giải dân tộc có phải là “hòa hợp” với người “bất đồng chính kiến”?

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài lên đến trên 4,5 triệu người. Thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong những năm gần đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động, như: tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới; trại hè Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào; Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa hằng năm, v.v. Thông qua những chương trình mang tính thực tế, nhiều cá nhân kiều bào trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, chính kiến và có những đóng góp thiết thực cho quê hương đất nước. Những cái tên kiều bào từ thành phần chống cộng cực đoan trở về ủng hộ đất nước và vô khối người ngày ngày lên tiếng chống lại thành phần “buôn hận thù” như nhà báo Nguyễn Phương Hùng, luật gia Phùng Tuệ Châu, doanh nhân Lợi Minh, …

TS Cao Đức Thái trong bài bàn về chủ đề này trên báo Nhân dân đã viết: “Hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, khẳng định rõ: lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, có nhiều tội ác với nhân dân được về thăm, đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, v.v. Thiết nghĩ, lòng yêu nước, được đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở bất cứ đâu. Quyền và nghĩa vụ này luôn được Đảng, Nhà nước trân trọng và bảo đảm. Và như thế, những luận điệu xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không lừa gạt được ai và nhất định bị phủ nhận bởi thực tiễn sinh động về hòa giải, hòa hợp dân tộc trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Nói về tâm lý “quốc hận”, thù ghét cộng sản và xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, GS Trần Chung Ngọc – nguyên lính ngụy đã tâm sự:

“Qua sự phân tích những sự kiện lịch sử và qua một số tài liệu đã dẫn chứng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, như trên đã nói, ngày 30 tháng 4 tất nhiên phải đến, vì đó là niềm khao khát nếu không phải của toàn dân thì cũng của đa số người dân.. Bất kể là Tàu, hay Nga, hay Mỹ có muốn Việt Nam thống nhất hay không, điều này không quan trọng, người Việt Nam muốn và đã thực hiện được, thế là đủ.  Đối với những người còn mang nặng  trên vai cuộc xung đột Quốc – Cộng trong quá khứ, và còn muốn tiếp tục cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, thì họ chỉ có thể nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của ngày 30/4/75, vì thế chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như “mất nước”, “Quốc Hận”, hay “cưỡng chiếm” và luận điệu “cái gì ở Việt Nam cũng xấu”.. .

Ngày 30/4/75 là ngày mà không ai có thể phủ nhận là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ, và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lý” của ngoại bang: sự liên kết giữa Vatican và Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về để chống Cộng, xóa bỏ hiệp định Genève trong đó có điều khoản qui định một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, và Mỹ đã hứa không dùng võ lực để can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhưng lại phản bội lời hứa ngay sau đó.. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác.

   Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam,  mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc Gia không Cộng Sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.”

Ý nghĩa chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc là giúp con em, kiều bào gốc Việt trở về cội nguồn, tìm về quê hương và để Nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách, sự quan tâm tới cộng đồng người Việt nước ngoài, chứ không phải là “hòa hợp” với thành phần hận thù, chống phá, càng không phải là thủ đoạn lừa bịp để “cướp tiền” như những kẻ “buôn hân thù” rêu rao khi lo sợ ngày càng nhiều người Việt ở hải ngoại xa lánh, tẩy chay chúng

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây