Trang chủ Loa Phường Ai chịu trách nhiệm về vụ “nâng điểm” ở Hòa Bình?

Ai chịu trách nhiệm về vụ “nâng điểm” ở Hòa Bình?

214
0

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, 140 thí sinh tại Hòa Bình đã bị phát hiện liên quan đến gian lận thi cử dưới hình thức nâng điểm. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy nhiều thí sinh trong số này là con em các quan chức cấp cao của tỉnh, thi vào các trường quân đội, an ninh, và “đỗ” thủ khoa, á khoa, khiến dư luận bức xúc. Trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã lợi dụng sự bức xúc của dư luận để công kích các ngành giáo dục, công an, quân đội, và chế độ chính trị của Việt Nam.

Ai chịu trách nhiệm về vụ “nâng điểm” ở Hòa Bình?

Các hoạt động tuyên truyền này chủ yếu đưa ra 5 thông điệp.

Trong thông điệp thứ nhất, họ đòi công khai danh tính các thí sinh đã được nâng điểm, tương tự quan điểm của một bộ phận dư luận chính thống hiện nay.

Trong thông điệp thứ hai, họ kêu gọi hủy kết quả thi, cấm thi 2 năm đối với những thí sinh liên quan đến gian lận, để thực hiện nghiêm quy chế thi cử.

Trong thông điệp thứ ba, họ công kích ngành giáo dục, với lý do ngành này cung cấp chất lượng dịch vụ quá thấp, lại liên tục vướng vào các scandal về gian lận thi cử, xâm hại tình dục, bạo lực học đường…

Trong thông điệp thứ tư, họ tuyên truyền rằng vì đa số thí sinh được nâng điểm thi vào hai ngành quân đội và công an, và hiện tượng “con ông cháu cha” tương tự có thể đang phổ biến ở hai ngành này, nhân sự của hai ngành này không có đủ tư cách để bảo vệ đất nước và người dân, do năng lực kém, đạo đức kém, và luôn ưu tiên bảo vệ “giai cấp thống trị” của mình trước khi bảo vệ dân chúng.

Trong thông điệp thứ năm, họ tuyên truyền rằng vì 21/44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La có bố hoặc mẹ là quan chức chủ chốt của tỉnh, có thể thấy chế độ chính trị của Việt Nam không có tính dân chủ, mà là nơi “quyền lực không bị kiểm soát”, khiến “con vua thì lại làm vua”.

Ai chịu trách nhiệm về vụ “nâng điểm” ở Hòa Bình?

Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, những vụ gian lận thi cử kiểu này là không thể chấp nhận. Chúng khiến việc thi cử để chọn người đủ năng lực trở thành vô nghĩa, tạo bất công lớn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội, và đe dọa chất lượng nhân sự của những ngành quan trọng như quân đội và công an. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ việc xử lý nghiêm những người liên quan theo quy chế thi cử và pháp luật Việt Nam, để những vi phạm này không lặp lại.

Thứ hai, trái với hiểu lầm của đa phần dư luận, Bộ Giáo dục không phải là bên chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này. Theo Quy chế của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, Sở Giáo dục – Đào tạo của các tỉnh là bên thành lập Hội đồng thi. Vì Sở Giáo dục – Đào tạo trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thay vì trực thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo, chính quyền địa phương là bên có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình thi cử ở địa phương. Ngoài ra, ngân sách và nhân sự của các trường học tại địa phương cũng do địa phương quyết định. Vì vậy, có lẽ dư luận nên tập trung vào trách nhiệm của địa phương trong vụ việc, thay vì đổ trách nhiệm cho “thể chế” hoặc cho các cơ quan trung ương.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng 5 năm trước, chính “dư luận” đã chọn gộp kỳ thi tuyển sinh Đại học với kỳ thi THPT, dẫn đến việc nguy cơ gian lận tăng lên như hiện tại

Thứ ba, các trường công an đã nhanh chóng từ chối các thí sinh bị phát hiện gian lận. Vì vậy, các cáo buộc nhắm đến ngành công an là không hợp lý.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây