Trang chủ Luận bàn - Phản biện RSF Lại Xuyên Tạc Về Tự Do Báo Chí Ở Việt Nam

RSF Lại Xuyên Tạc Về Tự Do Báo Chí Ở Việt Nam

171
0

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) hôm 18/04/2019, đã công bố “phúc trình về tự do báo chí năm 2019”, trong đó tiếp tục có các hành vi vu cáo và xuyên tạc về tự do báo chí Việt Nam.

RSF Lại Xuyên Tạc Về Tự Do Báo Chí Ở Việt NamBản phúc trình năm 2019 của RSF đã đánh giá Việt Nam Nam rớt một hạng, xuống vị trí 176/180 quốc gia, tức là ở cuối bảng. RSF nói rằng “tại Việt Nam, nơi mà tất cả truyền thông báo chí tất tất đều do nhà nước kiểm soát, các nhà báo đều phải làm theo chỉ thị của Đảng Cộng sản, thì các blogger và nhà báo công dân là những nguồn thông tin độc lập duy nhất. Và thành phần này đã trở thành mục tiêu thường xuyên bị trấn áp.”

Cùng với việc công bố phúc trình, RSF lợi dụng một số cơ quan truyền thông vốn thiếu thiện cảm với Việt Nam để có các cuộc trả lời phỏng vấn để “làm sâu sắc hơn” phúc trình này. Điển hình là Daniel Bastard – đại diện RSF đặc trách Châu Á, trả lời phỏng vấn trên VOA tiếng Việt ngày 19/4/2019, nói rằng “Thứ hạng của Việt Nam trong rất nhiều năm qua đã quá thấp rồi, tưởng như không thể nào tệ hơn được nữa, tụt một hạng khi đã ở đáy bảng rồi thì rõ rệt là một dấu hiệu cho thấy tình hình đã xấu đi rất nhiều”. Daniel Bastard còn bịa đặt “chính quyền ngày càng dựa vào các điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự như điều 79, 88 và 258 để kết án, bỏ tù dài hạn các blogger và nhà báo công dân về các tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống Nhà nước”, hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Điều dễ nhận thấy là, RSF và đại diện RSF đặc trách Châu Á Daniel Bastard đã cố tình bỏ qua nội dung những bản cáo trạng với đầy đủ chứng cứ cụ thể và xác thực về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các đối tượng mà họ đề cập Việc họ cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, cố tình coi các “blogger”, “nhà báo công dân” lợi dụng internet, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thực hiện các hành vi vi phạm các Điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật Hình sự năm 1999, giống như các nhà báo chính danh, lấy hoạt động báo chí làm nghề nghiệp xã hội, đã cho thấy thái độ không khách quan, bất chấp sự thật của RSF.

Không những vậy, cái cách mà RSF lâu nay vẫn thực hiện để có được những cái được gọi là “phúc trình”, “báo cáo”, đã cho thấy họ đã phớt lờ các thông tin và số liệu chính thống về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. RSF đã không hề tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Việt Nam, chỉ đưa ra thông tin, số liệu cóp nhặt tin tức một chiều, phiến diện, thậm chí bị bóp méo từ một số website, blog của các thế lực thù địch chống phá, rồi phỏng vấn một số nhân vật vốn có định kiến cố hữu và cái nhìn thiếu thiện chí đối với Việt Nam, từ đó đưa ra cái gọi là “phúc trình thường niên”. Từ đó cho thấy, bản “phúc trình về tự do báo chí năm 2019” của RSF là hoàn toàn không khách quan và đáng tin cậy.

Phải khẳng định rõ là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân. Và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Những “nhà báo công dân”, “blogger” mà RSF lên tiếng “bảo vệ” thực chất là những đối tượng vi phạm chính sách, pháp luật Việt Nam. Tất cả những sự thật ấy là bằng chứng cụ thể và xác thực, đủ sức chứng minh các đánh giá trong bản “phúc trình về tự do báo chí năm 2019” của RSF và những người như Daniel Bastard là lố bịch./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây