Hàng chục Đức Bà đã trở thành đống đổ nát với sự hỗ trợ quân sự từ Pháp
Trang mạng NachDenkSeiten-kritische Website, 17-4-2019
Lời dẫn: Việc nhà thờ nổi tiếng ở Paris trở thành nạn nhân của một vụ hỏa hoạn là khủng khiếp. Đáng sợ không kém là sự phá hủy (ít nhất) tài sản văn hóa quan trọng tương tự ở Iraq, Libya, Syria, Yemen và nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là nạn nhân của các cuộc chiến của phương Tây với sự tham gia của Pháp, Mỹ, Anh và các quốc gia khác. Sự thương tiếc về vụ hỏa hoạn tàn phá nhà thờ Đức Bà và quyết tâm xây dựng lại cũng như quyên góp từ thiện sẽ đáng được tin tưởng hơn nếu cuối cùng phương Tây hối hận về sự hủy diệt ở các nơi khác trên thế giới và hơn hết là ngừng phá hủy nó và cướp nơi ở của hàng triệu người. Nhà báo Wolf Wetzel đã bàn luận trong bài sau về vai trò của Pháp trong sự hủy diệt ở Yemen. Albrecht Müller.
Trong bài viết của ông, có một ẩn ý thích hợp: “Không có nhà thờ người ta vẫn có thể sống khá tốt, nhưng không có nhà?” Có lẽ các nhà báo viết và phát tán một cách đồng cảm về tai nạn ở giữa Paris bây giờ nên để những những dòng này đằng sau tấm gương (cách nói của người Đức là không nên quên – Hồ Ngọc Thắng). Những chính trị gia quặn đau vì buồn cho Notre Dame cũng được khuyên nên làm điều này.
Và đây là bài viết của tác giả Wolf Wetzel: Nhà thờ Đức Bà – Một bài điếu văn hơi khác:
***
Tin tức tràn đầy trong hai ngày, những bức ảnh đã ăn sâu vào ký ức. Người ta cảm thấy đau đớn, mất mát, bất lực. Bất lực của việc không thể làm bất cứ điều gì, chỉ có thể nhìn xem, một cái gì đó đẹp đẽ và có giá trị biến thành đống đổ nát và tro tàn.
Đó là về Nhà thờ Đức Bà ở Paris, đã bốc cháy vào ngày 15 tháng 4 năm 2019.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhà thờ Đức Bà từ bên trong. Tôi tin vào những người có ấn tượng bởi công trình xây dựng này, bởi lịch sử của nó, trong đó chồng chất sự giàu có mà nó thể hiện.
Bây giờ nó đang cháy. Tiếp theo là các chương trình phát sóng trực tiếp tại chổ – trong hậu trường, đám cháy và câu hỏi lo lắng về việc liệu nhà thờ Đức Bà có còn được cứu hay không, liệu đám cháy có thể dập tắt. Càng xem thảm kịch này càng lâu, tôi càng phải nhìn lâu vào những khuôn mặt bị ảnh hưởng đó, nó càng gây ít xúc động cho tôi. Sự đồng cảm của tôi mất dần.
Nhà thờ Đức Bà không chỉ có ở Paris
Có một nhà thờ đang cháy rụi.
Cùng ngày hôm đó, chúng ta biết rằng các tài liệu “bí mật” đã được công khai chứng minh những gì các chính phủ Pháp (bất kể là gì) luôn phủ nhận: họ liên tục liên quan đến các tội ác chiến tranh.
Họ là một trong những nhà trang bị chiến tranh lớn nhất cho một cuộc chiến khó có thể man rợ hơn. Ngành công nghiệp vũ khí và chiến tranh của Pháp cung cấp cho Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) chính xác những vũ khí đã san bằng đất nước này trong cuộc chiến ở Yemen từ bốn năm nay:
“Cách thực dụng mà chính phủ Pháp nhìn thấy, giờ đây đã trở nên rõ ràng từ sự rò rỉ tài liệu bí mật của chính phủ mà các nhà báo điều tra đã công bố trên trang mạng Tiết lộ mới với một hồ sơ toàn diện về cuộc chiến bẩn thỉu. Đó là một báo cáo 15 trang được phân loại bí mật của cơ quan tình báo quân sự Direction du Renseignement Militaire (DRM) viết tháng 9 năm 2018 về vũ khí đã được bán từ năm 2015, tức là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Yemen, cho Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Báo cáo cũng đã được trình bày vào tháng 10 cho Tổng thống Macron và cho thấy vũ khí của Pháp được sử dụng ở đâu.” (Hãy xem bài báo Pháp: bán vũ khí cho cuộc chiến bẩn thỉu ở Yemen, tác giả Florian Rötzer, telepolis đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019)
Chính phủ Pháp tuyên bố không khoan nhượng và từ nhiều năm rằng các vũ khí chỉ nhằm mục đích phòng thủ, vì vậy chúng không được sử dụng để gây các tội ác chiến tranh. Thực tế là:”Ả Rập Saudi và UAE liên tục phạm tội ác chiến tranh bằng cách đánh bom dân thường và ngăn chặn viện trợ. Liên Hợp Quốc từ lâu đã mô tả tình hình ở Yemen là cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất, 7 triệu người bị suy dinh dưỡng và 80% dân số sống phụ thuộc vào sự trợ giúp.”
Hầu như không còn cái gì của đất nước này còn nguyên vẹn. Hầu như không còn có một hòn đá nào nằm chồng lên hòn đá khác. Đã bao nhiêu lần bị đốt cháy ở đó?
Không có nhà thờ người ta vẫn có thể sống khá tốt, nhưng không có nhà?
Cuộc chiến này đã diễn ra từ bốn năm. Nếu người ta muốn, trước mắt tất cả chúng ta, thậm chí là trước mắt của công dân Pháp. Từ nhiều năm nay, rất ít người phàn nàn với chính phủ Pháp rằng họ kiếm lời và có liên quan đến tội ác chiến tranh này. Từ nhiều năm, bất cứ chính phủ Pháp nào đều xóa sạch những cáo buộc này. Cho đến hôm nay.
“Chính phủ Pháp vẫn ngoan cố và phủ nhận. Theo hiểu biết của chính phủ, vũ khí của Pháp chỉ được sử dụng để phòng thủ bên ngoài Yemen, nhưng không phải ở mặt trận. Và:”Chúng tôi không có tin tức về thương vong dân sự do sử dụng vũ khí Pháp trong cuộc chiến Yemen.”
Đây là một và cùng một mặt của nhà thờ Đức Bà.
Hàng trăm triệu euro quyên góp đã được cam kết cho nhà thờ Đức Bà – vì sự tái thiết của nó ở Paris, “biểu tượng của Paris và quốc gia” cho “một tòa lâu đài vĩnh cửu”.
Không dành cho Yemen.
Đám cháy trong nhà thờ Đức Bà là một tai nạn. Điều xảy ra ở Yemen không phải là xui xẻo, mà là mong muốn … và rất sinh lợi.
Wolf Wetzel – 16-4-2019
Chú thích: ông Wolf Wetzel (sinh năm 1956) là một tác giả, nhà báo người Đức. Ông là tác giả của một số cuốn sách và được xuất bản trên nhiều phương tiện truyền thông (như tờ báo Thứ Sáu, Thế giới trẻ và NachDenkSeiten). Kể từ năm 2011 ông Wetzel là phó chủ tịch hội đồng quản trị Business Crime Control (Kiểm soát tội phạm kinh tế), một hiệp hội phi lợi nhuận bàn luận về các chủ đề của tội phạm kinh tế và tham nhũng. Hiệp hội hoạt động như một mạng lưới chính sách và nền tảng cho các nhà báo, nhà văn và nhà hoạt động trong lĩnh vực tội phạm kinh tế.
https://www.nachdenkseiten.de/?p=51003
Hồ Ngọc Thắng
Nguồn: Tre làng