Mấy ngày gần đây, một số trang mạng như RFA, VOA rồi một số tổ chức như Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam “hoan hỉ” đưa tin rằng Ủy ban bảo vệ nhân quyền Liên hợp quốc chỉ trích báo cáo nhân quyền của Việt Nam và cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền. Các trang này này tường thuật, đưa tin lời phát biểu của một số nhân vật tại Ủy ban sau khi đoàn Việt Nam báo cáo định kì việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam.
Điển hình như đài VOA đưa tin và bình luận: Ủy ban dành nhiều lời khen ngợi cho những thành tựu kinh tế của Việt Nam, nhưng cũng có nhiều lời chỉ trích về điều mà họ xem là một hệ thống quản trị mang tính ngược đãi. Ngoài ra, họ cũng lo lắng về xu hướng gia tăng trấn áp những người nhà bảo vệ nhân quyền
Thành viên ủy ban Marcia Kran nói những người bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu, tấn công và bị giam giữ mà không được cho tiếp xúc với ai trước phiên tòa xét xử. Bà nói rằng một số người lãnh án tù nhiều năm dựa trên những cáo buộc ngụy tạo, và một số người cũng bị ngược đãi trong khi bị giam cầm.
Một lĩnh vực khác mà Ủy ban lo ngại là số lượng án tử hình và những vụ xử tử được nói là khá cao ở Việt Nam. Ủy ban nhận được báo cáo cho biết 85 người đã bị xử tử vào năm ngoái. Bà Kran lưu ý các tội chống lại nhà nước, các tội liên quan đến ma túy, kinh tế và các tội khác đều có mức hình phạt là tử hình.
“Tình hình là số lượng và danh tính của những người bị kết án tử hình được nhà chức trách giữ bí mật. Điều này có nghĩa là những người bất đồng chính kiến có thể bị nhắm mục tiêu và bị kết án tử hình mà không qua trình tự pháp lí. Những người khác đã chết trong tù và chúng tôi có nghe những báo cáo cho biết những cái chết này sau đó được nhà chức trách nói là tự sát,” bà Kran nói.
Ủy ban gồm các chuyên gia về nhân quyền kêu gọi một lệnh cấm áp dụng tử hình hoặc bãi bỏ án tử hình.”
Đọc những dòng này, nhiều người mới vỡ lẽ ra rằng, có lẽ cái gọi là Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc cũng chỉ là công cụ trong tay một thế lực nào đó để thực hiện cái gọi là ngoại giao nhân quyền, dùng nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.
Đơn giản những điều mà bà Kran nói không mới, nó như một luận điệu cũ rích mà các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam như HRW, RSF hay một số dân biểu Mỹ vẫn thường nhai đi nhai lại. Căn nguyên của những quan điểm đó là nó đều không xuất phát từ một báo cáo nào của thực tiễn mà chỉ là từ mồm số đối tượng chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Việt Nam chẳng hề gia tăng trấn áp những người bảo vệ nhân quyền, chỉ có mạnh tay xử lý những phần tử cố tình vi phạm pháp luật. Việt Nam cũng chẳng tấn công, sách nhiễu những người bảo vệ nhân quyền. Đánh đồng người bảo vệ nhân quyền với những phần tử vi phạm pháp luật là việc làm rất nguy hiểm của Ủy Ban.
Chưa hết, bà Kran nói về án tử hình như là một ví dụ cho vi phạm nhân quyền. Nhưng xin thưa bà Kran rằng, VN có duy trì án tử hình nhưng thật tiếc chưa có nhà “hoạt động” nào phải dựa cột đâu.
Ủy ban kêu gọi VN bãi bỏ lệnh tử hình để bảo vệ nhân quyền, nhưng thực sự với Việt Nam, có những kẻ đã mất hết nhân tính như vụ sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên sao có thể để tồn tại trong xã hội.
Thế mới thấy, quan điểm nhân quyền của các vị thật là méo mó.
Viễn