Trang chủ Loa Phường Khi cố tình gây ách tắc giao thông, Hà Văn Nam chỉ...

Khi cố tình gây ách tắc giao thông, Hà Văn Nam chỉ “tranh chấp dân sự” hay đã phạm tội hình sự (1)?

207
0

Ngày 05/03/2019, ông Hà Văn Nam – một gương mặt tiêu biểu trong phong trào phản đối các biểu hiện tiêu cực trong việc thu phí giao thông theo mô hình BOT – đã bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”. Theo cáo buộc của cơ quan chức năng, thì ngày 31/12/2018, Nam và một số lái xe khác đã đồng loạt dừng xe tại trạm thu phí Phả Lại, rồi không trả phí qua trạm, để chủ động gây ách tắc giao thông, nhằm phản đối trạm Phả Lại mà họ cho là “đặt sai chỗ”. Khi trạm mở thanh chắn cho xe cộ đi qua miễn phí, họ vẫn không chịu rời đi, gây tắc đường nhiều giờ. Trước ông Nam, 6 lái xe khác tham gia vụ việc này cũng bị khởi tố.

Khi cố tình gây ách tắc giao thông, Hà Văn Nam chỉ

Từ khi ông Nam bị bắt, dư luận phi chính thống đã dồn sự chú ý vào vụ việc. Trong khi một số nhóm tiến hành các hoạt động truyền thông và pháp lý để bào chữa, “yểm trợ” cho ông Nam, các nhóm khác lợi dụng chủ đề này để tuyên truyền chống Nhà nước.

Hiện nay, các hoạt động bào chữa, “yểm trợ” cho Hà Văn Nam được tiến hành bởi ít nhất 5 nhóm người. Đó là gia đình ông Nam, các luật sư mà họ thuê, nhóm lái xe “đánh BOT”, nhóm bà Lê Hiền Đức, và nhóm Đỗ Nam Trung – Lê Dũng Vova. Năm nhóm này có sự phối hợp với nhau, và nhóm cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cụ thể, được ông Nam ủy quyền, vợ ông đã thuê một số luật sư, bao gồm Trần Thu Nam. Trong các lái xe “đánh BOT”, Công Tuấn kêu gọi quyên tiền để giúp gia đình ông Nam thuê luật sư, kêu gọi cộng đồng ký “đơn kiến nghị xem xét Hà Văn Nam vô tội”. Các lái xe nổi bật khác – như Trương Châu Hữu Danh – đồng loạt làm truyền thông trên Facebook để ca ngợi ông Nam. Bà Lê Hiền Đức tìm đến “hỗ trợ Nam”, nhưng không rõ bà làm gì để hỗ trợ.

Trong lá đơn kiến nghị và các phát biểu trên truyền thông, 4 nhóm người vừa nêu bênh vực ông Nam bằng 4 thông điệp:

Thứ nhất, họ tuyên bố rằng ông Nam “không dùng xe của mình để gây tắc đường hoặc gây rối, cản trở giao thông”. Thay vào đó, “khi đi ngang qua trạm thu phí Phả Lại”, Nam tình cờ thấy “người dân địa phương” phản đối trạm nên dừng xe để tham gia cùng, nhằm đòi trạm “đứng ra đối thoại.

Thứ hai, họ cho rằng vì những cảnh sát giao thông có mặt khi đó không bắt, xử lý nhóm người “gây rối”, nhóm này không có tội.

Thứ ba, họ cho rằng “đây chỉ là một tranh chấp dân sự đơn thuần giữa doanh nghiệp kinh doanh và người dân bỏ tiền mua dịch vụ”, công an không nên “hình sự hóa vấn đề”.

Thứ tư, họ cho rằng “đấu tranh chống BOT bẩn” là một việc tốt, vì vậy ông Nam phải được tôn vinh là anh hùng thay vì bị bắt giữ. Việc bắt ông sẽ khiến “lòng dân oán hận”.

Những ngày tiếp theo, Đỗ Nam Trung, Phạm Đoan Trang kêu gọi giới chống đối “bảo vệ Hà Văn Nam” bằng cách “đánh thẳng vào nhóm lợi ích đang bảo kê cho BOT”. Cụ thể, sau khi liệt kê tên tuổi của của một số cán bộ Đảng Ủy, chính quyền, công an tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ, Trung kêu gọi cộng đồng “bới móc tất cả những sai phạm” của họ và gia đình, rồi gửi cho Đỗ Nam Trung, Lê Dũng Vova hoặc đăng lên mạng. Trung lập luận rằng nếu giới chống đối tạo ra “một làn sóng phẫn nộ phản đối công an Quế Võ rộng rãi trong dư luận”, thì họ sẽ “nhanh chóng cứu được Hà Văn Nam ra khỏi án tù đang treo lơ lửng trên đầu”.

Song song với các thông điệp và hoạt động vừa nêu, giới chống đối, bất mãn cũng lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền chống chế độ. Ngay từ sáng 05/03, Phạm Đoan Trang đã tuyên truyền rằng vụ việc này cho thấy “công an, Viện Kiểm sát, tòa án, báo chí” Việt Nam đang làm “lính đánh thuê” cho các nhóm lợi ích tư bản.

(Còn nữa)

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây