Ngày 7-3, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng đối với 15 bị cáo
15 bị cáo bị truy tố trước tòa lần này gồm: Nguyễn Thị Liên (45 tuổi, ngụ Đồng Nai); Nguyễn Duy Sang (35 tuổi), Kinh Tấn Hoạch (27 tuổi) cùng ngụ huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Hồ Thái Hà (38 tuổi), Nguyễn Tấn Đông (41 tuổi), Trần Hổ (39 tuổi), Đặng Ngọc Tấn (19 tuổi), Huỳnh Văn Sù (30 tuổi), Nguyễn Thanh Phương (23 tuổi), Phạm Văn Mẫn (19 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (21 tuổi), Nguyễn Trường Vĩnh Phúc (37 tuổi), Lê Minh Trường (17 tuổi), Lê Thị Ngọc Anh (30 tuổi), Phạm Thị Minh Thu (46 tuổi) cùng ngụ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)
Các bị cáo tại phiên tòa ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận, ngày 7/3/2019. Photo: VNExpress
Theo cáo trạng của VKS cùng cấp, vào tháng 6 năm 2018 một số đối tượng quá khích đã tụ tập ở khu vực cầu Nam, quốc lộ 1 (thuộc xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong). Các bị cáo “hô hào kích động đám đông, mua cờ và phát cho nhiều người tham gia gây rối, chặn trước đầu xe đang chạy trên quốc lộ, gây ách tắc giao thông, ném gạch đá vào lực lượng chức năng”. Hậu quả là gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, nhiều chiến sĩ công an bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Qua xét hỏi của chủ tọa phiên tòa, tất cả các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội và bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong muốn được pháp luật khoan hồng. Chính vì bị các đối tượng xấu lợi dụng, hô hào kêu gọi trên danh nghĩa lòng yêu nước đi biểu tình trái pháp luật để khẳng định dự luật Đặc khu vào thời điểm đó. Tuy nhiên, yêu nước không thấy đâu lai xảy ra hành vi gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông tại quốc lộ, chống người thi hành công vụ. Hơn thế nữa, hành vi của những bị cáo này tạo dư luận xấu trong xã hội, bôi xấu hình ảnh tốt đẹp, thân thiện của người dân Bình Thuận.
Hành vi của 15 bị cáo xét xử lần này bị cả nước lên án mạnh mẽ, họ đều là những người nhân danh lòng yêu nước nhưng lại thực hiện hành động phá hoại đất nước, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chính 15 bị cáo này cũng tự nhận thức về hành vi sai trái của bản thân mình nên việc điều tra, xử lý là hoàn toàn đúng đắn.
Trên một số trang mạng xã hội, một số kẻ vẫn hô hào, kêu gọi ủng hộ hành động sai trái của 15 bị cáo này. Dù chính những bị cáo đang cảm thấy hối lỗi về hành vi của mình nhưng nhiều đối tượng xấu vẫn cố gắng kích động, kêu gọi tiếp tục tiến hành nhiều hành động như vậy: “Chúng ta cần phải tích cực hổ trợ và ủng hộ tinh thần các thanh niên Phan Rí bị tù tội vì đã cùng chúng ta lên tiếng phản đối “Luật đặc Khu” và gia đình cùng người thân của những anh chị em này”.
Việc phải tố chức phiên toàn xét xử lần này là điều không mong muốn bởi 15 bị cáo vì thiếu hiểu biết nên bị dụ dỗ, kích động thực hiện hành vi trái pháp luật, đến khi hậu quả xảy ra thì đã quá muộn và trách nhiệm hình sự là điều không thể tránh khỏi. Hy vọng sau vụ việc lần này, sẽ không một cá nhân nào bị các đối tượng xấu lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước để lừa phỉnh thực hiện hành động chống phá đất nước. Lòng yêu nước là tích cực lao động, học tập để cùng chung sức xây dựng quê hương đất nước, chứ không phải ra đường hô hào khẩu hiệu chống đối rồi gây rối trật tự công cộng, đập phá tài sản.
Công Lý