Trang chủ Luận bàn - Phản biện Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? – Tuần Báo...

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? – Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM

347
0

Dựng chuyện, dàn cảnh, bịa đặt, vu khống luôn là chiêu thức mà các phương tiện truyền thông Mỹ – phương Tây vẫn thường dùng nhằm gây rối để hạ bệ đối thủ. Xem bài viết này ta thấy Mỹ đã thò bàn tay nham hiểm lũng đoạn khắp nơi trên thế giới.

Ngày 25-12-1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania, Nicolae Ceausescu và vợ là Elena Petrisc bị phe nổi dậy bắt giữ và giết hại. Cái chết của vợ chồng N. Ceausescu sau đó được chiếu trên truyền hình đã làm chấn động cả thế giới lúc đó. 26 năm trôi qua nhưng vẫn đáng để chúng ta đòi hỏi một câu hỏi: Đâu là sự thật về tấn bi kịch của nước Romania xã hội chủ nghĩa năm 1989? Mọi việc dần được hé mở khi chính những kẻ giết hại vợ chồng Nicolae Ceausescu, những kẻ “ném đá giấu tay” từ nước ngoài hay những kẻ bị mua chuộc ở trong nước, tất cả họ đều đã lần lượt lên tiếng!

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM

Mỹ ra sức “hạ bệ” Ceausescu bằng mọi cách!

Nicolae Ceausescu sinh ngày 26-1-1918, là con trai một gia đình nông dân tại làng Scornicesti, hạt Olt, Romania. Ceausescu ít học hành nhưng tư chất thông minh và sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Ngay từ năm 1932, mới 14 tuổi, Ceausescu đã vào đảng Cộng sản Romania. Năm 1933, Ceausescu bị bắt lần đầu và liên tục bị vào tù vì tuyên truyền cho cách mạng vô sản. Trong nhà tù của kẻ thù, Ceausescu đã gặp và được lãnh tụ cộng sản nổi tiếng Romania, Gheorghe Gheorghiu Dej, giáo dục, rèn luyện và đỡ đầu. 32 năm sau, vào năm 1965, Ceausescu trở thành người kế thừa của của Gheorghiu Dej khi vị lãnh đạo Romania này qua đời. Sau đó Ceausescu giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania.

Còn Elena Petrisc sinh ngày 7-1-1916 trong một gia đình nông dân ở Petruscu, Romania. Sau khi học xong năm lớp 4, vì hoàn cảnh nghèo túng, Elena lên thủ đô Bucharest, làm phụ tá trong một xưởng dược phẩm nhỏ, rồi làm công nhân xưởng dệt. Năm 1939, Elena gặp Ceausescu trong phong trào hoạt động chính trị, và đến năm 1947 thì họ cưới nhau. Từ năm 1973, Elena trở thành ủy viên Bộ Chính trị của Romania, và từ năm 1980 là Phó thủ tướng thứ nhất.

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM
Nhiều người dân Romania vẫn có thái độ tích cực với Ceausescu vì tư tưởng tự cường dân tộc của vị lãnh đạo này.

Tháng 5-1989, Ceausescu tuyên bố bất ngờ: “Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có khả năng sản xuất được vũ khí hạt nhân” để răn đe làn sóng can thiệp, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của phương Tây đang ngày một mạnh mẽ. Tổng thống Mỹ thời đó là George Bush (cha) sau khi nghe tuyên bố đã mừng rỡ vì có cớ lật đổ chế độ Ceausescu. Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã được cử đến Moscow để luận đàm vấn đề này cùng Gorbachev.

Việc Mỹ và Gorbachev bắt tay nhau trong vụ việc là có lý do. Thông qua các cuộc Hội thảo quốc tế về giải trừ quân bị và chống chiến tranh hạt nhân do phương Tây tổ chức từ năm 1985 đến năm 1987 mà Gorbachev luôn được mời tham gia, phương Tây đã tạo cho Gorbachev những tâm lý khiếp sợ về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đặc biệt, khi sự kiện bi thảm xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl chỉ một năm sau khi Gorbachev lên cầm quyền đã khiến cho Gorbachev cảm thấy toàn thể nhân loại đang thực sự bị các vũ khí hạt nhân đe dọa từng giây từng phút. Trong hai năm (1985-1986), Gorbachev đã viết ba cuốn sách: “Một thời gian cho hòa bình” (1985), “Đến thế kỷ của hòa bình” (1986) và “Hòa bình đã không thể thay thế” (1986). Gorbachev muốn cắt giảm loại vũ khí đáng sợ này bằng mọi giá. Gorbachev cho rằng: “Trong thời đại hạt nhân, loài người cần xây dựng một tư duy chính trị mới, một quan niệm về thế giới đem lại những đảm bảo vững chắc cho sự sống còn của loài người… Vào cuối thế kỷ đầy kịch tính này, nhân loại cần thừa nhận cái tất yếu mang ý nghĩa sống còn là phải giành ưu tiên cho cái toàn nhân loại với tính cách là mệnh lệnh chủ yếu của thời đại… Toàn thể loài người đang ngồi chung trên một con thuyền và chỉ có thể cùng chết chìm hoặc cùng cập bến”.

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM

Mặc dù vào tháng 11-1989, Đại hội Đảng Cộng sản Romania XIV đã bầu Ceausescu làm Tổng Bí thư một nhiệm kỳ 5 năm nữa và trong bài phát biểu bế mạc Đại hội, Ceausescu tuyên bố Romania là thành trì xã hội chủ nghĩa, bất chấp khối Đông Âu đang tan rã nhưng vào ngày 3-12-1989, số phận của Ceausescu đã được định đoạt tại Malta. Chính Mỹ hối thúc và Gorbachev dóng tiếng nói quan trọng. Theo quyết định Malta thì Ceausescu phải rời bỏ Romania.

Thế là, một điệp vụ phối hợp của tình báo Mỹ với những kẻ có đầu óc “cải tổ”, có “tư duy mới” ở Liên Xô và Hungary (nước có mâu thuẫn về ranh giới lãnh thổ với Romania) nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Romania hiện tại đã nhanh chóng được vạch ra. Nhưng đóng vai trò chủ chốt trong tổ chức các hành động lật đổ chế độ Ceausescu thuộc về CIA của Mỹ. Âm mưu lật đổ được chuẩn bị khá chi tiết. Không chỉ huấn luyện và cung cấp vũ khí cho phe đối lập, chiêu mộ quan chức, tướng lĩnh làm tay trong, mà họ còn mở chiến dịch mang tính quyết định – bôi nhọ chế độ ông Ceausescu. Việc bôi nhọ uy tín của Ceausescu đã diễn ra rất thành công khi những thông tin “lá cải” kiểu như: Tổng tư lệnh quân đội Romania Nicolae Ceausescu đã phong quân hàm đại tá cho… con chó nhỏ bằng nhung yêu thích của mình hầu như ngày nào cũng nhan nhản trên các trang báo. Hay câu chuyện Elena Petrisc phế bỏ chức bộ trưởng ngoại giao vì vợ ông này nổi bật hơn Elena khiến khách khứa tưởng lầm… Và cả những tin như vợ chồng Ceausescu sống trong hàng chục biệt thự, cung điện; những dĩa ăn của vợ chồng Ceausescu bằng vàng, thức ăn thì nhập từ nước ngoài; vợ chồng Ceausescu tổ chức những cuộc liên hoan xa xỉ; vợ chồng Ceausescu có tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ… Những đài phát thanh như Châu Âu Tự Do của Hoa Kỳ và BBC của Anh không ngừng đăng tải và truyền đi những thông tin gây “nhiễu loạn” đến với nhân dân Romania, chờ cơ hội để phát động phong trào xuống đường nhằm “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ hiện hành của Ceausescu. Nhưng thực ra đây đều là trò bịp bợm.

Sau này, khi thăm một ngôi nhà ở Hyangsan, cách Bình Nhưỡng 3 giờ đi xe, là nơi chứa tất thảy 112.225 món quà tặng cho lãnh đạo Triều Tiên của 184 quốc gia khác nhau, người ta mới biết rằng Ceausescu không xa xỉ như mọi người từng nghĩ. Bởi một trong những món quà được trưng bày trong ngôi nhà ở Hyangsan là con gấu nhồi bông do cựu lãnh đạo cộng sản Romania Nicolae Ceausescu tặng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành. Trong khi đó nhà lãnh đạo Stalin đã tặng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành một chiếc xe hơi trong Chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 còn Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc thì tặng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên hẳn một con tàu. Ceausescu có phải là kẻ xa xỉ như báo chí phương Tây từng châm biếm, chắc chúng ta đã hiểu rõ! Những món quà của các lãnh tụ dành cho nhau thực ra chỉ mang tính biểu tượng, đại diện cho nhân dân trong nước gửi tặng.

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM
Gorbachev là người đóng vai trò quyết định giật dây lật đổ chế độ Ceausescu và giết hại Ceausescu vào ngày 25-12-1989 vì không theo đường lối “cải tổ” của mình. Không ngờ đúng 2 năm sau, 25/12/1991, Gorbachev cũng phải từ chức bởi phe “dân chủ” do Yeltsin đứng đầu.

Cuối năm 1989, Ceausescu vẫn nắm quyền lực tại Romania, bất chấp sự bôi nhọ. Làm thế nào để thay đổi tình thế? Các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây cho phát sóng rộng rãi trong dân chúng những hình ảnh và thông tin về “nạn diệt chủng” mà công an của Ceausescu gây ra tại Timisoara. Và điều gì đã xảy ra trong thực tế? Thực ra hình ảnh tử thi của các thường dân vô tội bị giết hại vào tháng 12-1989 để bôi nhọ Ceausescu được phát trên các kênh truyền hình thế giới chỉ là giả. Những tử thi này được đưa đến nơi ghi hình từ các nhà xác ở địa phương. Đó là xác của những người chết vì nguyên nhân bình thường và người Mỹ đã trả cho các y tá 100 USD/xác chết. 1.000 xác chết còn lại phần nhiều do các toán chiến đấu được huấn luyện tại các căn cứ bí mật ở Hungary thực hiện, chính những binh lính này đã bắn vào nhân dân Romania. Thời điểm đó lần đầu tiên ở Romania đã xuất hiện các “vận động viên” bắn súng nước ngoài, trong khi không hề có giải đấu quốc tế nào. Sau ngày 25-12-1989, 257 nam “xạ thủ trẻ” này đã rời Bucharest (thủ đô của Romania). Chính sự cấu kết của Mỹ và Gorbachev đã tạo nên màn kịch này!

Từ sự chuẩn bị này, Ceausescu bị nhân dân xem là kẻ thù và mất hết chỗ dựa. Đây là kế hoạch cực kỳ thâm độc được Mỹ và phương Tây tiếp tục thực hiện tại các nơi khác như Nam Tư năm 1999 và Iraq năm 2003 với thủ đoạn khác nhau. Điều này cũng được chứng thực khi phóng viên BBC Nick Thorpe nói chuyện với một trong những nhân vật quan trọng trong thời kỳ này – tướng Victor Stanculescu, bị kết tội đã ra lệnh cho quân lính nổ súng vào đám đông ở thành phố Timisoara, miền tây Romania, trong ngày 17 và 18-12-1989 – một tội danh mà Stanculescu luôn phủ nhận. “Tôi không hề ra lệnh cho ai. Và tôi không ra lệnh cho bất kỳ lực lượng nào dưới quyền tôi ở Timisoara thực hiện bất kỳ hành động đàn áp nào”, Stanculescu khẳng định.

Như vậy, Ceausescu chẳng bao giờ ra lệnh cho Stanculescu bắn vào đoàn biểu tình như án oan mà Ceausescu phải nhận lãnh để gây nên cái chết cho mình. Đáng nói là Stanculescu lại là nhân vật tối cao trong tòa án đã xử vợ chồng Stanculescu! Vậy chẳng lẽ Stanculescu lại không biết Ceausescu có ra lệnh cho mình hay không?

“Phiên tòa tay sai” chỉ để thủ tiêu Ceausescu!

Tháng 12-1989, khi Đông Âu đang trong cơn động đất chính trị, cuộc tuần hành ở thành phố Timisoara, Romania do chính phủ tổ chức nhằm đuổi linh mục László Tokes, người Hungary, người chính phủ buộc tội gây chia rẽ sự đoàn kết sắc tộc đã biến thành cuộc tuần hành chống chính phủ bởi sự giật dây của những kẻ nổi dậy và các thế lực bên ngoài. Đang ở thăm Iran, Ceausescu vội vã bay về, hy vọng vãn hồi được trật tự. Công an và quân đội của chính quyền Ceausescu được điều đến dẹp loạn bị tổn thất nặng nề. Quyền lực đã mất kiểm soát khỏi tay Ceausescu.

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM
Phải chăng đây là sự xa xỉ của vợ chồng Ceausescu?

Ceausescu cùng vợ buộc phải rời khỏi Bucharest bằng trực thăng ngày 22-12-1989 và bay về quê cũ ở Targoviste nhưng bị phe nổi dậy bắt giữ vào ngày 25-12-1989. Trong lúc đó, lực lượng trung thành với Ceausescu vẫn đang chiến đấu để đưa Ceausescu trở lại nắm quyền. Phe nổi dậy quyết định phải nhanh chóng đưa Ceausescu ra xét xử để chứng minh cho dân chúng biết ai đang thực sự nắm quyền. Ngay vào đêm 26, rạng sáng 27-12-1989, truyền hình Romania, khi đó đã bị phe nổi dậy chiếm đóng đã phát đi cảnh phiên tòa xét xử vợ chồng Ceausescu khiến thế giới rúng động. Nhưng thực chất vợ chồng Ceausescu đã bị bắn vào ngày 25-12-1989 để tạo ra một sự đã rồi.

Vợ chồng Ceausescu khi đó mặc đúng bộ quần áo đã mặc lúc di tản khỏi thủ đô. Ceausescu thì áo khoác dài màu đen, bên trong là bộ vét xám đã nhàu. Elena, mặc áo khoác nâu vàng, thêm chiếc khăn lụa xanh choàng đầu, che một phần tóc bạc. Vợ chồng Ceausescu bị buộc nhiều tội trạng nhưng hầu như không có chứng cứ để chứng minh điều đó là đúng. Cho nên vợ chồng Ceausescu đã bị phiên tòa của những kẻ nổi loạn kết tội vội vàng và xử bắn một cách lén lút. Dưới đây là một số nội dung quan trọng của phiên tòa, khẳng định lập trường không đổi thay của vợ chồng Ceausescu trước những kẻ nổi loạn.

Ceausescu: Tôi sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào, nhưng chỉ trả lời ở Quốc Hội Tối Cao, trước các đại biểu của giai cấp công nhân. Hãy nói cho nhân dân biết rằng tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Toàn thế giới nên biết chuyện gì đang xảy ra ở đây. Tôi chỉ công nhận giai cấp công nhân và Quốc Hội Tối Cao, ngoài ra tôi không công nhận bất kỳ ai.

Tôi sẽ không trả lời các ông, những kẻ đảo chính – Ceausescu nói thêm.

Tòa án của những kẻ nổi dậy: Quốc Hội Tối Cao đã bị giải tán.

Ceausescu: Không thể nào có chuyện này được. Không có ai có thể giải tán Quốc Hội.

Tòa án của những kẻ nổi dậy:

Chúng tôi hiện nay có cơ quan lãnh đạo khác. Mặt trận Cứu nguy Dân tộc hiện nay là tổ chức tối cao.

Ceausescu: Chẳng ai công nhận tổ chức ấy. Vì thế nhân dân đang chiến đấu trên khắp cả nước. Bè lũ này sẽ bị tiêu diệt. Bọn họ đã tổ chức cuộc đảo chính.

Tòa án của những kẻ nổi dậy: Xin tòa hỏi Nicolae và Elena Ceausescu xem họ có từng bị bệnh tâm thần.

Ceausescu: Cái gì? Ông ấy hỏi chúng ta cái gì?

Tòa án của những kẻ nổi dậy:

Bị cáo có từng bị bệnh tâm thần hay không?

Ceausescu: Thật là một sự khiêu khích rất thô bỉ.

Tòa án của những kẻ nổi dậy:

Điều này sẽ giúp bảo vệ bị cáo. Nếu bị cáo có bệnh tâm thần và thừa nhận có bệnh này, bị cáo sẽ không chịu trách nhiệm về các hành vi của bị cáo.

Elena Ceausescu: Làm sao người ta có thể nói với chúng tôi điều như thế này? Làm sao người ta có thể nói ra điều như thế này?

Elena Ceausescu: Chúng tôi sẽ không ký vào bất kỳ bản tuyên bố nào. Chúng tôi sẽ chỉ nói trước Quốc Hội, vì suốt cuộc đời mình chúng tôi đã tận tâm phục vụ nhân dân. Chúng tôi đã hy sinh cả đời mình cho nhân dân. Và chúng tôi sẽ không phản bội nhân dân mình ở đây.

Tòa án của những kẻ nổi dậy: Và bị cáo may ra nhận được sự cảm thông của nhân dân Romania nếu bây giờ bị cáo nhận tội. Đáng lẽ bị cáo nên ở lại Iran nơi bị cáo đã đáp may bay đến.

Mỹ đã bôi bẩn Nicolae Ceausescu như thế nào? - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM
Vợ chồng Ceausescu tiếp đãi Tổng thống Mỹ Jimmy Carter theo nghi thức ngoại giao cấp Nhà nước. Những bức ảnh như thế này được CIA Mỹ tung tin đồn là vợ chồng Ceausescu tổ chức tiệc tùng xa hoa trong các cung điện.

Đáp lại, cả hai đều cười, và Elena Ceausescu nói: Chúng tôi không ở lại nước ngoài. Đây là quê hương của chúng tôi.

Sau hai giờ luận tội, vợ chồng Ceausescu đã bị tuyên án tử hình và đưa tới một bức tường mà phía sau là nhà xí của một trại lính. Tay của Ceausescu bị trói sau lưng bằng dây.

Ceausescu nói: “Kẻ gây ra cuộc đảo chính có thể bắn bất cứ ai họ muốn. Kẻ phản bội sẽ phải trả lời cho hành vi của mình. Romania sẽ sống và sẽ biết về sự phản bội của các người. Thà là chiến đấu trong vinh quang còn hơn sống như nô lệ!”

Chiếu theo luật pháp Romania, bản án tử hình chỉ được thi hành sau 10 ngày được ban hành, dù bị cáo có kháng án hay không. Nhưng luật sư biện hộ của vợ chồng Ceausescu đã không nêu lên điều này trong phiên tòa. Hiểu rằng, giờ phút cuối cùng đã đến, Ceausescu cất cao giọng hát Quốc tế ca, sau đó thét to: “Đả đảo bọn phản bội!”. Đội hành quyết của những kẻ nổi dậy do đó không cần đợi việc trói và bịt mắt như truyền thống dành cho người bị hành quyết mà đã bắn ngay.

Hối hận muộn màng của kẻ phản bội Ceausescus!

Ionel Boeru, quân hàm đại úy, đã tham gia vụ xử án và sau đó chỉ huy bắn Ceausescus kể lại cho nhà báo Matthias Schepp và nhà nhiếp ảnh Samuel Zuder của tạp chí Stern biết về những sự thật đằng sau phiên tòa giả danh và cuộc hành quyết bẩn thỉu nói trên, điều mà chính bản thân ông ta cũng đang tỏ ra ân hận.

Samuel Zuder: Những lời nói cuối cùng của ông Ceausescus là gì? – “Ông ấy hô khẩu hiệu: “Nước Romania tự do muôn năm!” và “Chủ nghĩa xã hội muôn năm!” ”- Ionel Boeru cho biết.

Samuel Zuder: Theo ông thì vụ xử án đó có công bằng không? – “Không, vụ xử án đó tất nhiên chỉ là một trò hề. Những luật sư bảo vệ ông Ceausescu lại không thực sự bảo vệ ông và các quan tòa hoàn toàn không trung lập một chút nào. Họ cùng tố cáo ông Ceaucescu, đúng ra thì đó là nhiệm vụ của ủy viên công tố. Ngay trước khi tiến hành phiên xử tại tòa án quân sự dã chiến, viên tướng chỉ huy Stanculescu, đã lệnh cho tôi chọn sẵn địa điểm để thi hành án tử hình đối với ông Ceausescu và vợ ông ta” – Ionel Boeru cho biết.

Samuel Zuder: Ngay sau khi bản án được tuyên, phản ứng của ông Ceausescu ra sao? – “Ông Ceausescu rất bình tĩnh. Ông và vợ ông yêu cầu được cùng chết bên nhau. Yêu cầu này của họ đã được toại nguyện” – Ionel Boeru nói.

Ionel Boeru hối hận: “Cuộc sống của những người dân nơi đây càng tồi tệ hơn sau khi ông Ceausescu bị lật đổ. Nếu như những người đó biết tôi là ai thì có lẽ họ sẽ xé xác tôi. Tôi lấy làm tiếc vì phải nói điều đó… Chúng tôi có nhiều người giàu, nhưng cạnh đó có cả sự bần hàn cùng cực. Nước chúng tôi thiếu một tầng lớp trung lưu. Dưới thời ông Ceaucescu cũng có tình trạng làm ăn gian lận, trí trá, nhưng ít lắm, còn bây giờ nạn tham ô, nhũng nhiễu lan tràn khắp cả nước”.

Samuel Zuder: Hồi đó ông Ceausescu có ý nghĩa như thế nào đối với ông? – “Thời điểm đó, ông Ceausescu là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi nghĩ có thể ông không nhận được đầy đủ thông tin nên không biết tình trạng tồi tệ trong dân chúng Romania hoặc các cố vấn của ông không để cho ông tiếp cận với sự thật. Tôi lúc đó thực sự ước ao được phép gặp ông Ceausescu để nói với ông về những điều đó” – Ionel Boeru bày tỏ vẻ hối hận sâu sắc trước hành động sai lầm của mình.

Huế, ngày 29-7-2016

Nguyễn Văn Toàn
(TP. Huế)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 413

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây