Trang chủ Loa Phường Quỹ Phan Chu Trinh tan, giới “dân chửi” trẻ đấu tố thế...

Quỹ Phan Chu Trinh tan, giới “dân chửi” trẻ đấu tố thế hệ đi trước (2)

167
0

Việc Quỹ Phan Chu Trinh tuyên bố ngưng hoạt động vào ngày 20/02/2019, bên cạnh luồng phản ứng của giới zân chủ, bất mãn đã liên hệ sự kiện này với vụ ông Chu Hảo bị kỷ luật Đảng, công kích tình hình tự do ngôn luận, tự do học thuật ở Việt Nam hoặc kêu gọi độc giả không tuân thủ pháp luật thì cũng nổi lên luồng phản ứng công kích chính những người khởi xướng và chấm dứt hoạt động của quỹ này. Loa Phường xin dành 2 kỳ để mổ xẻ 2 dòng phản ứng này cũng như căn nguyên của nó:

Quỹ Phan Chu Trinh tan, giới

Như bài trước đã nêu lên 2 luồng dư luận lề trái liên quan đến việc Quỹ Phan Chu Trinh giải tán hoàn toàn trái ngược nhau: một phe thì đổ lỗi cho chính quyền, phe còn lại thì công kích, mạt sát chính những “cây đa cây đề” của làng zân chủ đã không “giữ” được quỹ này.

Trước những phản ứng trên, ngày 25/02, ông Chu Hảo nói với RFA rằng Quỹ Phan Chu Trinh ngưng hoạt động chỉ vì lý do nhân sự. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Bình muốn từ nhiệm chức Chủ tịch Quỹ do đã hơn 90 tuổi, sức khỏe giảm sút. Trong khi đó, hai ông Nguyên Ngọc và Chu Hảo, lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Quỹ, lại “đều ở trong hoàn cảnh không thể tiếp tục” thay bà Bình. Những thành viên khác cũng từ chối lên thay do “không đủ thời gian” hoặc “không đủ uy tín xã hội”. Ngoài ra, không có sức ép nào khác khiến Quỹ phải ngừng hoạt động.

Trong cùng cuộc phỏng vấn, ông Chu Hảo cũng tóm tắt những công việc mà Quỹ Phan Chu Trinh đã hoặc chưa làm được trong 11 năm vừa qua. Ông cho biết thêm rằng trong thời gian sắp tới, Viện Phan Chu Trinh “sẽ mở rộng hoạt động”, “để tiếp nối một phần công việc của Quỹ”.

Như vậy, chính ông Chu Hảo đã phủ định hoàn toàn cả hai luồng phản ứng lề trái nói trên. Chính quyền không ngăn cản hay cưỡng ép giải tán cũng như những người đang điều hành quỹ này dừng hoạt động xuất phát từ lý do cá nhân, không phải là họ “phò chính quyền” như cách quy chụp của Đoan Trang

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi đề nghị các bên liên quan bớt giận, để tập trung thưởng thức tính bi hài của sóng truyền thông này. Theo như “báo cáo thành tích” của ông Chu Hảo, các sáng lập viên Quỹ Phan Chu Trinh từng dịch, in hàng trăm cuốn sách quảng bá tư tưởng nhân quyền phương Tây, khơi dậy phong trào phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên và các phong trào biểu tình, có thể xem họ như cha đẻ của các phong trào “lề trái” trong nước. Vì Trang Nhung là độc giả trung thành của NXB Tri thức, còn Đoan Trang “trưởng thành” từ phong trào biểu tình, có thể nói Trang và Nhung đã thừa hưởng các thành quả của họ. Vậy mà đắng lòng thay, Trang Nhung đã trách bà Nguyễn Thị Bình “không đủ quyết tâm và bền chí để đi lâu dài”, dù bà Bình đã 90 tuổi và đang đau ốm. Đoan Trang đã mắng những người xin giấy phép in sách như ông Chu Hảo là “hèn”, dù ông Hảo đã in hàng nghìn đầu sách kinh điển của phương Tây, còn Trang mới chỉ in những cuốn như “Chính trị Bình dân” tại NXB Giấy vụn “ảo” nào đó. Tệ hơn, các tín đồ của Đoan Trang còn đòi “vạch mặt các thành phần trí thức” không chống Nhà nước, không sùng phương Tây, dù phương Tây quan niệm rằng chọn khuynh hướng chính trị là quyền tự do cá nhân, và sinh hoạt học thuật phải được độc lập với chính trị. Những gương mặt trẻ, hiểu biết và ôn hòa hơn, như Nguyễn Vi Yên, thì không dám lên tiếng bênh ông Chu Hảo trong cuộc “đấu tố” mà Đoan Trang phát động…

Khó có thể biết Quỹ Phan Chu Trinh đã tạo ra một “phong trào khai sáng” về nhân quyền, hay tạo ra một cuộc “Cách mạng Văn hóa” của đám đông cực đoan, mà giờ đây chính họ phải gánh chịu.

Không biết câu châm ngôn các cụ dạy “Gieo nhân nào gặt quả nấy” đã ứng nghiệm vào những người khởi xướng Quỹ Phan Chu Trinh chưa?

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây