Sau khi có thông tin tàu hải quân của Indonesia tấn công tàu cá và tàu Kiểm ngư của Việt Nam, rất nhiều người đổ là do ngư dân của ta xâm phạm vùng biển của họ. Xin nhắc lại vấn đề này một lần nữa và mong mọi người chia sẻ rộng rãi.
Việc ngư dân ta xâm phạm vùng biển các nước để đánh cá là có, tôi không phủ nhận. Tuy nhiên, các trường hợp bị Indonesia bắt, hay cụ thể trường hợp Indonesia tấn công tàu cá và tàu Kiểm ngư của ta vừa rồi thì không phải ngư dân của ta xâm phạm. Indonesia họ có cái trò có thể nói là rất khốn nạn là họ tự ý vẽ ra cái gọi là vùng biển Natuna, lấn vào lãnh hải của Việt Nam chúng ta, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Để biến mưu đồ này thành hiện thực, Indonesia thường lén đưa các tàu hải quân, tàu chấp pháp của họ vào khu vực nói trên, xâm phạm lãnh hải của chúng ta để bắt ngư dân. Sau đó, họ kéo tàu cá của ta vào sâu trong lãnh hải của họ, và chụp tọa độ lại rồi lu loa để ăn vạ. Ngư dân ta thì bị họ giam giữ còn tàu bè thì họ phá để để dọa ngư dân ta lần sau không được đánh bắt cá (Tuy nhiên họ hù ngư dân nước nào chứ ngư dân ta thì không biết sợ là gì).
Vào năm 2017 cũng có một sự việc họ làm rùm beng lên. Đó là khi họ xâm phạm sâu thêm 50 hải lý vào lãnh hải ta bắt tàu cá. Các ngư dân ta sau đó điện báo lực lượng Cảnh sát biển. Tàu CSB-8005 hoạt động gần đó đã ngay lập tức đến cứu ngư dân. Thuyền phó phía Indonesia khi đang ở trên tàu cá chúng ta đã lao thẳng tàu cá vào tàu CSB-8005 khiến con tàu cá bị chìm. Indonesia sau đó vu vạ là tàu CSB-8005 đâm tàu cá chúng ta để giải cứu. Đen cho họ là vụ đó cảnh sát biển ta tóm luôn vị thuyền phó đó. Họ đuối lý nên không dám to mồm nữa. Tuy nhiên, những ngày sau họ điều thêm tàu hải quân đến quấy phá tiếp tục.
Những năm qua, cùng với việc triển khai toàn diện công tác nghiệp vụ, Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên làm tốt công tác dân vận, nhất là thực hiện có hiệu quả mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”. Đồng hành với ngư dân, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tập huấn cho bà con kỹ năng về cứu hộ, cứu nạn trên biển; hỗ trợ trang bị áo phao, phao cứu sinh, tủ thuốc và phổ biến các quy định về hoạt động nghề cá theo pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Qua đó góp phần động viên ngư dân vững tin vươn khơi, bám biển, vừa sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội, vừa sát cánh cùng Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý