Trang chủ Loa Phường Cái “bạc” của nghề công an, không phải ai cũng hiểu!

Cái “bạc” của nghề công an, không phải ai cũng hiểu!

180
0

Nhiều người vẫn nghĩ làm công an là sướng lắm, muốn làm gì cũng được, thậm chí nghĩ rằng “người đàng hoàng ai lại đi làm công an”. Chúng ta không phủ nhận hay bảo vệ cho những chiến sĩ công an bị sai phạm quy định ngành. Thế nhưng, cũng đừng vơ đũa cả nắm, đừng vì những con sâu mà ngoảnh mặt với cả lực lượng. Hãy thử lắng nghe nỗi lòng của các chiến sĩ công an và những người thân của họ để hiểu thêm những khó khăn của họ …

Cái

Đi làm tối, nhiều khi gặp những thành phần “trẻ trâu” đứng chửi bới, thách thức cũng không thể nói được gì. Đi cao điểm chống đua xe, nhiều anh em bị ngã nặng do bị các đối tượng đạp xe làm liều. Lần nào cũng có anh em bị thương, nhẹ thì ngã, ê ẩm trầy trụa, nặng thì phải nhập viện, đủ cả.

Khi lại đi bắt ổ ke, đập đá. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ các đối tượng làm liều cầm dao chống trả… Sợ các đối tượng nghĩ liều cầm ống tiêm nhiễm HIV lên mà chích. Ai có lỡ gặp trường hợp này thì phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, chỉ mong đền thời hạn xét nghiệm mà thở phào nhẹ nhõm. Chẳng ai hiểu cái cảm giác mà không biết sống chết ra sao, có vợ không dám ngủ cùng vì chưa biết thế nào. Đó là sự “tra tấn tinh thần” mà khó ai tưởng tượng được.

Mỗi lần bắt cướp! Nhiều khi chả nghĩ gì cứ chạy thục mạng theo, lao ra giữa đường… Xe tải lớn phi ầm ầm mấy lần tông hụt. Cũng chỉ biết thở dài, than cái nghề này bạc.

Nhiều khi chẳng cần quan tâm sự việc thế nào. Nhiều anh em đi làm gặp phải chống đối – bị lôi cả tổ tông ông bà ra chửi bới… Tức lắm nhưng vẫn phải cố mà bình tĩnh. Anh em nào non kinh nghiệm mà nhảy vào thì chỉ có thiệt thân. Có đồng chí ở đơn vị truy đuổi 2 thằng thanh niên – chúng nó vừa chạy vừa chửi, lấy mũ bảo hiểm ném vào các chiến sĩ truy đuổi, đến khi bắt được có dùng võ lực trấn áp thì bị quay phim. Người dân nhiều khi chẳng cần quan tâm đúng hay sai, cứ thấy bị đ.ánh là cho là “công an đ.ánh người vô cớ”, là thế nọ thế kia.

Anh em CSGT cũng chẳng sung sướng gì khi gặp người dân vi phạm. Vi phạm thì sai lè lè ra nhưng có ai muốn bị lập biên bản? Có ai muốn bị giữ bằng lái? Bị giữ xe đâu? Vậy là họ cứ xin xỏ, không xin xỏ được thì gọi điện nói quen ông này, bà kia. Gặp phải anh em nào làm rắn, quyết lập biên bản họ cũng chửi là không tạo điều kiện cho nhân dân, không linh động. Gặp phải mấy “con sâu” chấp nhận cho họ đút lót hối lộ thì về họ cũng chửi.

Nói chung là kiểu gì thì kiểu, mình làm gì cũng bị chửi thôi. Sao họ không tự nghĩ rằng mình là người sai. Có ai sai mà chấp nhận cho CSGT lập biên bản đâu? Có ai sai mà chấp nhận cho mình giam xe người ta mười lăm ba mươi ngày đâu? Thậm chí sâu xa hơn họ còn sai khi họ là người đưa hối lộ. Buồn cười thay cho kẻ đi hối lộ chửi người nhận hối lộ.

Chẳng đâu xa, kể cả anh em 141 đi làm. Nhiều trường hợp bị các đối tượng chống đối phi cả xe vào người, nhẹ thì ê ẩm. Nặng có anh em gãy cả chân phải vào viện. Hay gặp đối tượng manh động cầm dao chém, không nhanh để tránh thì chắc cụt tay rồi. Hồi đầu năm ở Chùa Bộc, có đồng chí hình sự lao theo một tên tội phạm mang ma túy vứt bỏ chạy. Chẳng quan sát gì bị xe buýt đâm ngã rách cả quần, xước hết tay chân. May mà lúc đấy xe buýt đã giảm tốc để vào bến trả khách nên còn giữ được cái mạng.

Anh em Công an bây giờ hi sinh khi đang làm nhiệm vụ đã chẳng còn là chuyện hiếm nữa. Chứng kiến cái cảnh tóc bạc tiễn tóc xanh, vợ cút con côi đứng lặng bên bàn thờ. Thân là đàn ông con trai chứng kiến mà vẫn thấy nghẹn ngào, không ai kìm được nước mắt.

Nhiều người cứ nói báo cháy, báo 113 mà mãi Công an mới xuống. Nhưng đâu có biết là vì một bộ phận nhỏ vô ý thức nên mới thành ra như vậy. Báo trộm giả, báo đ.ánh nhau giả – đang ăn cơm phải vứt cả bát chén cấp tốc xuống hiện trường thì chẳng có gì, hỏi dân ai cũng nói không có chuyện gì.

Có trường hợp rảnh đến mức gọi 114 báo cháy láo, xe hú còi cấp tốc đến nơi thì chỉ là một nhà đốt tiền vàng âm phủ gây khói mịt mù hay đốt rác ven đường. Nhiều đơn vị bị “phốt” nhiều quá, giờ có tin báo cứ phải gọi cho CAP, CAX xuống hiện trường trước có hay không rồi mới xuống. Có ai hiểu lý do vì sao đâu, chỉ biết chửi thôi.

Tâm sự của những người thân Công an:

Vợ một chiến sĩ CSGT kể con mình khi được cô giáo giao đề văn tả về người bố, đã nộp bài văn dang dở. Khi được hỏi tại sao, cô bé khóc nấc “Em thấy bạn nào cũng tả bố trắng trẻo, đẹp trai. Thứ bảy chủ nhật cuối tuần đưa con đi chơi… Còn bố em thì đen thui và thứ bảy chủ nhật toàn đi làm. Cô ơi, em không biết viết thế nào…”.

Có người vợ khác xót chồng là CSGT gọi điện “quát chồng”: Ra đường, có biết tìm chỗ râm mát mà đứng hay không? Người chồng chỉ biết cười: Chỗ râm thì lúc nào cũng có, nhưng cứ vào chỗ râm mà đứng thì kiểu gì người dân lại chửi là “anh hùng núp”.

Tâm sự của những người vợ, người mẹ anh CSGT khác khi thấy con mình bị tài xế xe điên đ.âm thẳng, bị hất lên nắp capo, bị kéo lê trên đường hoặc bị rượt đuổi bằng một vỏ chai nhọn hoắt. Những lúc ấy, người ta sẵn sàng đ.ánh đổi tất cả để giữ được t.ính m.ạng.

Bạn có sẵn sàng đánh đổi những giờ phút được quây quần bên gia đình bằng những lúc đi làm nhiệm vụ?

Lời kết

Trong khi bạn đang an lành trong giấc ngủ, thì đang có những con người ngoài kia, không màng nguy hiểm mang lại yên bình cho bạn.

Nếu bạn nghĩ họ được trả lương từ lấy tiền của dân nên họ có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế? Thật ra… những đồng tiền thuế các bạn bỏ ra không bao giờ là đủ cho một mạng người – Không bao giờ là đủ cho những nỗi mất mát quá lớn của gia đình của những người đã bị thương tật hay hi sinh đâu.

Hay bạn nghĩ “Thà để cho tao làm còn hơn”? thì hãy nghĩ kỹ lại: Các bạn có dám liều mình vào ổ ma túy, kể cả với súng và đạn. Có dám đi dẹp loạn bạo động, bất chấp nguy hiểm, có đủ sức và tâm huyết yêu nghề để đứng giữa cái nắng cháy và ban đêm lạnh lẽo.

Có bạn lại nghĩ “Họ không thiệt thòi gì đâu! Sao suốt ngày cứ bênh vực ngành của họ?”. Các bạn có từng thấy một người vợ 20 năm liền chưa có một ngày đón giao thừa năm mới cùng chồng mình? Có bao giờ thấy một đứa bé ngồi trước cửa đợi cha nó về đến tận nửa đêm? Có bao giờ thấy một cô gái lặng lẽ đứng bên bàn thờ người yêu – trên đó là tấm di ảnh một chàng trai cười thật tươi trong bộ cảnh phục, còn tất cả mọi người đều khóc?

Bạn nghĩ “Họ cậy màu áo, muốn làm gì cũng được”? Thật ra – nếu không có màu áo đó… Chưa chắc đã có bình yên như hôm nay.

Chưa chắc gia đình hay chính bạn cảm thấy an toàn bước ra đường mà không lo sợ trộm cướp hay đua xe lạng lách.

Và nếu như bạn nghĩ – họ không cần thiết phải có mặt trong xã hội này, họ chỉ toàn lũ xấu xa vô dụng. Thì vâng! Hãy giữ quan điểm đó của bạn… Nhưng khi bạn hay gia đình bị cướp, lừa đảo hay bất kỳ vấn đề nào khác. Ai sẽ thay bạn giải quyết?

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây