Lâu nay, nhà báo Trương Châu Hữu Danh vẫn nổi tiếng với một nhà báo gai góc, góc cạnh và có tính khí tuy nhiên ‘ánh hào quang’ quá sớm đã làm ‘hỏng một’ một con người.
Theo dõi dấu chân của nhà báo Trương Châu Hữu Danh từ khi báo Nhà báo và Công luận có bài viết về một nhà báo ‘giám xả thân’ vì đại nghĩa-tức là anh giám làm với những đam mê, dám làm vì chính nghĩa,… nhưng chính sự chính nghĩa, đam mê của một nhà báo lại ‘hụt hẫng’ khi không biết đâu cần chính nghĩa và đâu là bến, bờ.
Có thể chúng tôi những người làm báo quá ‘vô duyên’ khi đề cập đến ‘tinh thần hừng hực’ xả thân vì xã tắc, vì quê hương, vì đất nước… nhưng hoàn toàn có lý do, có cơ sở để chúng tôi có những lời khuyên nhất định đến nhà báo Trương Châu Hữu Danh.
Phải chăng nhà báo cũng được dùng những từ chợ búa, xã hội đen… để chửi rủa ? Dù có tôn trọng, đáng quý đến đâu thì cũng ‘ngán’ với người có từ ngữ này. Hãy xem nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết gì ?
Từ lúc anh theo nghiệp ‘điều tra’ chúng tôi hoàn toàn ủng hộ để bóc trần cái xấu, cái khuyết tật, ung nhọt cho bộ máy này, con người này tốt đẹp lên nhưng từ khi anh tham gia đánh BOT ‘bẩn’ tôi thấy có vấn đề cần phải nhắc nhở, cảnh tỉnh….
Dõi theo bước chân anh, chúng tôi hiểu nỗi vả của một nhà báo vì công luận, vì nhân dân vì cộng đồng bởi sản phẩm anh thu được đó là chứng cứ, bài viết sác đáng mà chính cơ quan chức năng phải tâm phục, khẩu phục phải thay đổi, điều đặc biệt là được sự đồng thuận của người dân. Nhưng, chớ trêu thay ‘ánh hào quang’ làm lóa mắt chính nhà báo đã làm anh hiện vẫn chưa biết tỉnh hay mơ…
Nhà báo thì có quyền ‘xúc phạm’ tô vẽ một con người thành ‘quỹ dữ’ sao ? Nếu họ vi phạm pháp luật thì có pháp luật xử hay nhà báo có quyền ‘xử’ thay Nhà nước? Nếu một ai đó vẽ lên mặt nhà báo thế này thì liệu nhà báo sẽ nghĩ gì và làm gì?
Tỉnh mơ, thật giả, hư hư thật thật,… vốn vẫn là phạm trù chưa có lời giải đáp nhưng chí ít trong một chừng mực nhất định thì vẫn có những kinh nghiệm không thể coi thường. Giống như, đang là một nhà báo điều tra, Trương Châu Hữu Danh quay sang đánh BOT mà anh gọi là bẩn nhưng không phải đánh với tư cách của một phóng viên, một nhà báo mà đã có tính hận thù với BOT. Chính cái ‘hận thù’ này đã chuyển hóa anh thành một con người khác không còn là một nhà báo một thời của Trương Châu Hữu Danh.
Chúng tôi không đồng tình với những tiêu cực nói chung và BOT ‘bẩn’ nói riêng nhưng cách thể hiện như thế nào với là điều quan trọng -tức không có những nhà chống cự BOT ‘bẩn’ không lẽ BOT không lòi ra ánh sáng ví như các cụ ta vẫn nói ‘vắng cô thì chợ vẫn đông’ và ‘cái kim trong bọc thì cũng đến ngày lòi ra’. Chắc Trương Châu Hữu Danh hiểu điều này … và luật pháp vẫn là luật pháp dù đã qua ‘hồi tố’ vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể lúc này Trương Châu Hữu Danh đang là ‘anh hùng’ trong một số đám đông nào đó nhưng chắc chắn không phải anh hùng của chúng tôi. Bởi, anh đã ‘hơi quá’ -quá đến mức anh sẵn sàng bất chấp không chỉ bất chấp với đạo đức nhà báo mà còn thậm chí bất chấp cả pháp luật. Minh chứng ư… ?
Rất đơn giản, đạo đức nhà báo hẳn không cho phép ‘văng tục, chửi bậy’ thậm chí ‘lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm’ của người khác nhưng vì tính ‘hiếu thắng’, ‘vì cái gì đó’ mà Trương Châu Hữu Danh đã ‘văng đủ cả’ trên mạng xã hội. Vậy, thử đặt một câu hỏi nếu một ai đó vi phạm pháp luật thì chúng ta cần làm để họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hà cớ gì lại xúc xiểm, hạ thấp, bôi nhọ họ bằng những từ ngữ trên mạng xã hội ? Thử hỏi làm như vậy, thì người tìm ra ánh sáng, chân lý lẽ ra có công lại thành có tội. Đối với nhân dân, thì họ cũng coi thường vì bản thân người muốn ‘vĩ đại’ lại chẳng cao cả chút nào thậm chí còn thấp hèn hơn cả người mà họ phê phán….
Chúng tôi nhắc lại, việc chúng tôi có đôi lời ‘nhắc’ không phải muốn quy chụp đối với Trương Châu Hữu Danh hay muốn làm nhụt chí một nhà báo có tâm huyết những rõ ràng giữa ‘lằn ranh’ của sự quang minh chính trực với sự thấp hèn, tham lam sẽ không thể rõ ràng để biện minh cho sự ngay thẳng đó.
Nếu nói Trương Châu Hữu Danh vì đánh BOT ‘bẩn’ theo mục tiêu của mình sao anh không đánh theo tư cách của một nhà báo -tức được pháp luật bảo hộ mà lại phải theo một con đường ‘vượt quá’ khả năng của một nhà báo? Chắc điều này anh hiểu, tôi hiểu và có thể anh biện minh ‘báo chí bị dẫn lối’. Nhưng xin thưa với anh rằng nếu báo chí bị ‘dẫn lối’ thì đâu có nhiều vụ việc bị ‘phanh phui’, ‘đưa ra ánh sáng’ ….
Vậy, còn vấn đề gì khác mang tính cá nhân ? Điều này chúng tôi không ‘khoét sâu’… Bởi đó là vấn đề riêng tư cá nhân. Chính sự ‘riêng tư’ này đã tạo hoài nghi về hành động của anh đã làm, đã chứng minh khi ‘mang danh đánh BOT ‘bẩn’.
Có thể mỗi người hiểu theo một góc độ khác nhau … nhưng trước khi phán xét người khác ‘hãy nhìn lại chính mình’ xem đã chính trực, công minh và đã đúng hay chưa ? hay cũng chỉ vì vụ lợi hay vì sự kiêu ngạo bản thân hoặc thậm chí là sĩ diện mà ‘thể hiện’ một cách vô lối, không giống ai ?
Chúng tôi không có kết luận gì về nhà báo Trương Châu Hữu Danh cũng như không có điều gì cần định hướng cho suy nghĩ, hành vi của anh nhưng cũng chỉ mong một điều ‘mình làm gì, nói gì, viết gì đều có những người khác xem xét, dõi theo’ đừng để họ ‘trân’ thì ít mà ‘ghê tởm’ thì nhiều.
Xuân Trình
Nguồn: Đấu trường dân chủ