Đầu năm thì nói chuyện Xuân và chuyện Đẹp là chuẩn rồi nhưng riêng Đài truyền hình quốc gia (VTV) lại bị cộng đồng mạng chửi túi bụi. Lý do là VTV vì dám đưa hình ảnh Trần Lệ Xuân lên sóng truyền hình như một minh chứng cho “vẻ đẹp Việt”. Xét thấy “vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình” chứ làm gì có 1 vẻ đẹp chung cho tất cả nên trộm nghĩ biết đâu VTV cũng có lý của họ. Vậy thì, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân như thế nào để được VTV tôn lên như một đại diện của “vẻ đẹp Việt”?
Xét về ngoại hình
Trần Lệ Xuân thừa hưởng nét đẹp quý phái từ mẹ, quận chúa Thân Thị Nam Trân, người được cho là có nhan sắc tuyệt mỹ đến độ người Pháp đã đặt cho bà biệt danh “Viên ngọc trai Á châu”. Có thể ở thời kỳ đó, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân – nhất là khi nó đồng hành cùng địa vị xã hội của bà này – là một chuẩn mực của xã hội nhưng nếu so với bây giờ thì nhan sắc ấy cùng chiều cao hạn chế & vòng một khiêm tốn cũng chỉ là “bình thường thôi”!
Điều làm cho Trần Lệ Xuân thường được nhắc đến mỗi khi người ta bàn về nhan sắc Sài Gòn trước 1975 là vì sự nổi bật của bà này trong lĩnh vực thời trang. Một bà “Đệ nhất phu nhân” chói lòa trong nữ trang đắt tiền và áo váy gợi cảm, ở trên tột đỉnh thượng lưu giữa lúc tuyệt đại đa số người dân còn đang lầm than trong cảnh chiến tranh trường kỳ thì đương nhiên là nổi bật và chả có gì có thể nổi bật hơn. Nó có khác gì việc tôi cưỡi con Harley thần thánh lượn lờ giữa bạt ngàn bang chúng Cái bang, bố bảo thiên hạ cũng không dám không trầm trồ!
Xét về tài năng
Trần Lệ Xuân được đánh giá là thông minh, sắc sảo nhất trong số 3 chị em của gia đình quý tộc này, lại được theo học tại các trường danh giá nhất đất nước bấy giờ nên khi mới 16 tuổi, bằng con mắt tinh đời, nàng đã quyết định trao thân gửi phận cho Ngô Đình Nhu, một trí thức tây học gần gấp đôi tuổi vì biết đây chính là cơ hội của đời mình.
Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy sự thông minh của bà Nhu được thể hiện trong việc kinh bang tế thế cho tương xứng với vị trí của mình. Điều người ta nhớ nhất về đóng góp của bà “đệ nhất phu nhân” chỉ là sự cách tân bộ áo dài truyền thống bằng cách khoét cổ áo cho thêm phần mát mẻ, vốn là để tiếp sức cho tài năng lớn nhất của mình: “đong trai”.
Chuyện bà Nhu hoang dâm thì cả thế giới đều biết nhưng lạ kỳ là bà vẫn bình an và nhởn nhơ trong một gia đình quyền lực nổi tiếng hà khắc và gia giáo kiểu Đông – Tây kết hợp. Có lẽ vì từ ông anh tổng thống trở xuống đều hiểu rằng sự hoang dâm đó là tài năng kiệt xuất của bà & thực sự thì ngôi vị của gia đình họ Ngô cũng hưởng lợi từ điều đó. Tháng 9/1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, viên tướng Việt quyền lực nhất bấy giờ của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” bao vây dinh Norodom đòi lật đổ thủ tướng Diệm. Chính nàng dâu của họ Ngô đã “một mình một bướm”, xông vào tổng hành dinh của tướng Hinh để bắt tướng này “xụi súng”. Sau này, Hinh tâm sự với mấy viên tá cấp dưới: “Ngay từ lần đầu gặp gỡ, moa đã thấy em duyên dáng, dễ thương, nhạy cảm, có ma lực thu hút phái nam. Ngồi nói chuyện với moa, chân cẳng em thay đổi hoài. Đàn bà như vậy ghê lắm. Mấy con đầm cũng vậy. Thằng chồng mà thiếu bản lĩnh thế nào cũng bị nó cho mọc sừng”.
“Tài năng” của bà Nhu “phủ sóng” thì vô cùng tận, từ vua Bảo Đại cho đến thứ dân, từ tướng tá võ biền cho đến nghệ sĩ hào hoa, từ gián điệp đến phóng viên,…, tóm lại là với bất cứ ai khiến bà nổi hứng hoặc có thể lợi dụng được để củng cố vị thế cho gia đình họ Ngô. Sự “cống hiến” của nàng dâu họ Trần cho họ Ngô đâu chỉ là những rên siết trên giường mà đôi khi còn suýt phải đánh đổi bằng tính mạng. Chẳng hạn như có lần bà vợ của tướng Trần Văn Đôn đạp cửa phòng nơi tướng Đôn & Nhu phu nhân đang hành lạc, giương súng nhắm bắn “con bướm xinh, con bướm đa tình” của bà Nhu ai dè lại bắn chệch lên vai. Suýt chút nữa thì thế gian mất đi một kỳ quan về bướm!
Có một điều mỉa mai là tên thánh của Trần Lệ Xuân là Lucy, theo tên nữ thánh Lucia, người đã chọn giữ mình đồng trinh thay vì lấy một kẻ ngoại giáo, nhưng Xuân lại chọn con đường ngược lại: muốn giữ cho mình tất cả trừ “con bướm” được tung bay muôn nơi!
Tài năng của “cái mồm dọc” của bà Nhu giúp đỡ cho ngôi vị của họ Ngô nhiều bao nhiêu thì cái mồm ngang của bà lại phá hoại bấy nhiêu. Nếu như những cuộc khẩu chiến trên nghị trường, những phát ngôn bạt mạng trên báo chí chỉ dừng lại ở mức xì-căng-đan và làm trò cười cho nhân dân lầm than có cái mà chọc ngoáy nhà Ngô tổng thống thì những phát ngôn ngông cuồng, hung hăng, cay nghiệt và ngu xuẩn (về chính trị) trong sự kiện đàn áp Phật giáo năm 1963 chính là góp phần đẩy chế độ nhà Ngô xuống mồ. Chính Kennedy sau này đã giải thích việc Hoa Kỳ đưa ra quyết định loại bỏ gia đình họ Ngô có một phần không nhỏ là vì những hành vi khiến tình hình thêm rối loạn của Trần Lệ Xuân. Kennedy nói về Trần Lệ Xuân như sau: “Con chó cái chết tiệt đó (That goddamn bitch), nó phải chịu trách nhiệm… Con chó cái đó đã bị tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm rối tung tất cả mọi chuyện lên!”.
Chẳng biết Diệm – Nhu khi nằm trong xe 113 có hối hận vì đã không bắt bà Xuân khép mồm dọc được mà cũng chẳng thể bịt nổi mồm ngang của bà ấy?
“Tài năng” & “danh tiếng” của bà Nhu nổi tiếng toàn cầu đến mức báo chí phương tây đặt cho bà cái “hỗn danh” là Dragon Lady mà báo chí Việt sau này dịch ra thành một “mỹ danh” là Phu nhân Rồng, Quý bà rồng (như cuốn sách Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu được dịch thành “Madam Nhu – Trần Lệ Xuân – Quyền lực bà Rồng”). Nên nhớ, Rồng ở phương Tây (dragon) là một loại quái vật, khác hoàn toàn với Rồng ở phương Đông là linh vật biểu tượng cho quyền lực hoàng gia.
Trong ngôn ngữ phương Tây, “dragon lady” có tính cách miệt thị, thường dùng để ám chỉ một khuôn mẫu phụ nữ Á Châu nguy hiểm và quyến rũ, mạnh mẽ, hống hách, ngang ngược và đam mê quyền lực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bấy giờ là McNamara, đã khẳng định điều đó như sau: “Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô – một mụ phù thủy thực sự”. Chính vì vậy, “Dragon lady” Trần Lệ Xuân dịch ra tiếng Việt phù hợp nhất phải là “Bà chằn”, là “Cọp cái”,… còn nếu muốn bám sát chữ “rồng” trong nguyên mẫu thì chỉ có “Rồng lộn” là chính xác chứ chẳng thể là một “Long nữ” như cách dịch “bốc thơm” của truyền thông Việt!
Xét về nhân phẩm
Sự dâm loạn của Trần Lệ Xuân là mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên một hình ảnh gia tộc bạo chúa họ Ngô như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội thời tao loạn: đầy rẫy bạo lực, lừa lọc, nghiện ngập và đĩ điếm. Nếu như sự lăng loàn của Xuân là nguyên nhân gây bất hòa trong đại gia đình Ngô tổng thống thì sự ngông cuồng, lộng quyền và tàn ác của Xuân trong vụ đàn áp Phật giáo cũng là dấu chấm hết cho tình cảm với cha mẹ ruột của mình.
Để phản đối vụ đàn áp, ông bà nhạc của Nhu là Trần Văn Chương (đại sứ tại Mỹ) và Thân Thị Nam Trân (một quan sát viên của chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc) đã từ chức. Khi Diệm – Nhu còn đang bối rối thì Trần Lệ Xuân đề nghị giải pháp xuyên tạc sự thật bằng cách “sửa sai” hai chữ “từ chức” thành “bãi chức”, để đối phó với cha mẹ mình. Trước sự ngỗ ngược của con gái, ông bà Trần Văn Chương đã tuyên bố từ con và tiếp tục lên tiếng công kích Diệm – Nhu, nghiêm khắc phê phán Trần Lệ Xuân vô lễ, mất tư cách và mất nhân tính. Để đáp trả, Nhu phát biểu trên báo chí: “Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước”!
Thật là một gia đình hạnh phúc!
Với “đạo hạnh” như thế, người ta bảo Trần Lệ Xuân đã chịu quả báo khi liên tiếp sau đó phải chứng kiến những thảm họa trong gia đình: Chồng và anh em thì bị giết trong đảo chính, con gái yêu nhất Lệ Thủy (nhìn rất giống Trần Lệ Xuân) thì chết vì tai nạn xe khi mới 27 tuổi, bố mẹ ruột thì bị chính em trai Trần Văn Khiêm giết chết; bản thân thì vơ vét được tài sản khổng lồ hàng tỷ USD nhưng khi lưu vong thì lại chẳng còn gì, phải kiếm tiền bằng cách trả lời phỏng vấn báo giới.
Trần Lệ Xuân tưởng như là may mắn khi không bị lính đảo chính giết chết hoặc bị đám đông cuồng nộ treo cổ vào ngày 1/11/1963 định mệnh vì khi đó bà cùng con gái Lệ Thủy đang “công cán” tại Mỹ, nhưng phải chăng số phận bắt bà ta phải sống để chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của gia đình mình?
Cái Đẹp của VTV
Với một hình tượng Trần Lệ Xuân như thế lại nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng “vẻ đẹp Việt” trong con mắt của VTV, dẫu bỏ qua yếu tố chính trị, phải chăng tiêu chí về Đẹp của VTV có khác người quá chăng? Nhưng ngẫm kỹ thì thấy, chả phải là trong xã hội kim tiền thời nay, có thiếu gì kẻ tiến thân bằng con đường như Trần Lệ Xuân đâu, đặc biệt là trong giới báo chí truyền thông và showbiz? Chả phải nhan sắc bấy lâu nay đã trở thành món hàng mua bán đại trà trên các “hội chợ sắc đẹp” núp bóng “Cuộc thi sắc đẹp” ngày càng nở rộ? Chả phải các cô gái “ngành” cũng vẫn nghiễm nhiên “chiếm sóng” nhà đài & tung tăng trên mặt báo đó thôi? Ngay tại VTV, mới đây cũng có một “bà rồng”, người làm cái phóng sự “eo ơi” ở Syria, phải giã từ sự nghiệp đang lên như diều gặp gió hay sao? Giữa môi trường văn hóa như vậy, (nói về văn hóa, hình như VTV cũng có cô BTV gì đó bị “bệnh tâm thần” nhưng vẫn thường xuyên làm các chương trình về văn hóa của đài), nên có lẽ các cán bộ nhà đài có cái nhìn lệch lạc về “Vẻ đẹp Việt” cũng là điều dễ hiểu!
Mà nếu đưa yếu tố chính trị vào, biết đâu đó, nhà đài muốn “dựng” hình ảnh Trần Lệ Xuân dậy, qua đó gián tiếp lôi nhà Ngô ra, để cho bàn dân thiên hạ có cái mà đàm tiếu, chửi rủa?! Kẻ làm việc xấu đã chết đi rồi thì phần thưởng lớn nhất cho họ và con cháu họ là bị người đời lãng quên, chứ như VTV nói riêng và truyền thông Việt nói chung, lâu lâu lại lôi họ dậy để “xức dầu thơm”, có khác gì để làm bia cho miệng đời tiếp tục phỉ nhổ!? Thâm vậy thì thâm quá, nhà đài ơi!
2/2019
Đạo sĩ chăn gà
Nguồn: Tùng Blog