Trang chủ Loa Phường Thấy gì qua những tin đồn trong vụ “mất tích” của Trương...

Thấy gì qua những tin đồn trong vụ “mất tích” của Trương Duy Nhất?

192
0

Ngày 01/02/2019, trang The Vietnamese (do Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Katerina Vi Trần quản lý) đã đăng một bản tin về tình hình của Trương Duy Nhất. Theo đó, ông Nhất đã trốn sang Thái Lan vào đầu tháng 1, đến văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc hôm 25/01 để xin tị nạn chính trị, rồi “mất tích” kể từ đó. Ngay sau khi The Vietnamese loan báo tin này, các tổ chức, cá nhân chống đối khác và trang VOA tiếng Việt cũng đồng loạt đăng lại tin. Ngoài ra, khi bình luận về vụ việc, Lan Lê và Grace Bui nói rằng “một bạn trẻ hoạt động dân chủ ở Thái Lan”, là con trai của Hồ Thị Bích Khương, cũng vừa “bị bắt cóc”, nhưng đã được thả sau đó.

Thấy gì qua những tin đồn trong vụ

Cùng ngày 01/02, trên Facebook xuất hiện tin đồn rằng Trương Duy Nhất bị bắt do “nắm giữ bí mật về vụ Vũ Nhôm”. Trang “Tin Tức Hàng Ngày” và một số kênh Youtube chống đối nhiệt tình khai thác tin đồn này trong 3 ngày sau đó. Ngoài ra, nick Thủ Tướng Nghiệp Dư trên trang Hải ngoại Phiếm đàm cũng tung tin đồn rằng Trương Duy Nhất bị bắt do có liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh. Dù dư lận chống đối đồng loạt đưa tin về Trương Duy Nhất khi vụ việc diễn ra, họ đã ngừng bình luận về việc đó sau vài ngày, có lẽ do những tin đồn vừa kể.

Qua tìm hiểu, được biết Trương Duy Nhất từng là phóng viên báo Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và báo Đại Đoàn Kết. Từ năm 2009, ông Nhất bỏ việc, lập blog cá nhân, rồi viết và đăng hàng nghìn bài đơm đặt, xúc xiểm các quan chức, cán bộ đương chức. Ông Nhất đã duy trì công việc này một cách đều đặn cho đến nay, nếu không tính 2 năm ngồi tù vì vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự. Như vậy, vụ Trương Duy Nhất “mất tích bí ẩn” đã hé lộ một số góc khuất của làng “dân chửi”.

Thứ nhất, nó cho thấy dư luận lề trái rất dễ bị chi phối bởi các tin đồn.

Thứ hai, qua sự dè chừng của giới “dân chửi” khi nghe tin ông Nhất liên quan đến “Vũ Nhôm”, có thể thấy giới này chứa không ít “nhà hoạt động bình phong”, dùng dư luận lề trái để phục vụ các tham vọng chính trị cá nhân, chứ không chỉ chứa những “nhà hoạt động nhân quyền” như quảng cáo.

Thứ ba, nó cho thấy chính phủ của một số nước đa đảng láng giềng, như Campuchia và Thái Lan, đang không mấy hứng thú với việc dung dưỡng các nhà “dân chửi” từ Việt Nam trốn sang. Khi tuyên bố rằng cả thế giới đang đứng về phía họ vì lý tưởng tự do, nhân quyền, dường như họ đang nói sai sự thật.

Loa Phường

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây