Vậy là ngài “nghị sĩ sâu bít” lại bị vỗ mặt, lần thứ hai trong năm bởi một người đến từ thượng tầng hệ thống chính trị Việt Nam. Lần này hiệu ứng dư luận không bùng nổ như vụ “Tứ đại ngu” của ĐBQH Hoàng Hữu Phước nhưng rõ ràng là cay mũi hơn rất nhiều khi chủ nhân của “hòn chì ném lại” là một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn.
Nguyên do là bởi ông nghị Quốc vốn được chiều chuộng bởi đám truyền thông nên cứ ngỡ mình là “khuôn vàng thước ngọc” cho mọi vấn đề trong cái xã hội này, đất nước này, đã đăng đàn “chỉ bảo” ông thứ trưởng Sơn về phát ngôn của ông Sơn trong vụ hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo băng rôn sai tên nước. Lúc trước, ông Phước đã chọn cách biểu đạt không hợp lý nên bị “tác dụng phụ” nặng nề trong khi ngài bạch mao nghị sĩ bình yên hóa giải đòn đánh chỉ bằng vài lời tỏ vẻ buông xả bao dung. Nhưng lần này, ông Sơn không “chân chất” như vậy mà còn khéo léo chỉ ra bản chất ba phải, cải lương, sâu-bít của ông nghị nổi tiếng này. Qua đó càng thấy rõ vì sao “nhà sử học” lại cứ thích mang lịch sử ra tung hứng phục vụ cho lợi ích cá nhân mình (đòi phục hồi “danh dự” cho Nguyễn Ánh, dựng tượng Alexandre De Rhodes tại hồ Gươm,…) chứ chẳng hề thấy đóng góp được gì thiết thực cho sử nhà. Đơn giản vì trong con mắt ông ta, mọi thứ kể cả quốc thể đều có thể được dễ dàng thỏa hiệp. Như lời các cụ dạy rằng “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, có vẻ như ông nghị này càng ngày càng “có duyên” với ma, từ những “con ma ảo” như Đông La, Lê Vũ, Doi-Mat.vn,… đến những “con ma khủng” như ĐBQH, thứ trưởng ngoại giao. Hy vọng ông ta sẽ sớm nhận biết ra điều đó và trở về đúng với vị trí, sở học của mình.
Dưới đây mời các bạn tham khảo “những điều nhắn nhủ” của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gửi gắm cho ông nghị râu bạc, do Ngân Giang ghi lại, đăng trên Tạp chí Quê hương online.
Đôi điều nhắn nhủ Nhà sử học Dương Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn – Nguồn: Tạp chí Quê hương onlineKhi nhắc đến bài phỏng vấn của ông Dương Trung Quốc trên Báo Văn hóa ra ngày 6/12, Thứ trưởng cho biết: “Vừa qua, tôi đã thấy bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Văn hóa. Trước hết, sau khi xem xong bài phỏng vấn này, tôi định không lên tiếng, bởi vì không phải trẻ con mà lời qua tiếng lại. Nhưng xét cho cùng bài phỏng vấn của ông Dương Trung Quốc trả lời báo Văn hóa cũng có một số vấn đề cần trao đổi lại để hiểu rõ vấn đề”.
Trần Thị Quỳnh với dải băng in sai tên nước.
Thứ nhất, ông Dương Trung Quốc là một nhà sử học thì sau khi sự việc Hoa hậu đeo băng sai tên nước, cầm cờ ngược xảy ra, ông phải là người nghiêm khắc phê phán cùng với đông đảo ý kiến của xã hội. Thử hỏi đất nước ta từ thời vua Hùng dựng nước đến bây giờ có tên nào là Việt Nem. Tên này từ đâu ra trong suốt cả chiều dài lịch sử của chúng ta hàng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ thưở khai sinh đất nước, toàn những tên hay: Văn Lang, Đại Việt…, Việt Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
Đặc biệt, đã là một nhà sử học, khi những sự việc động đến Quốc hiệu, đến tên đất nước, vì làm Sử đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, không những vậy còn là Sử dân tộc, Sử đất nước nữa nên ông phải là người chạm lòng đầu tiên mới đúng.
Thứ hai, ông nhận trả lời phỏng vấn của tờ báo là cơ quan ngôn luận của cơ quan đang có sự việc xảy ra, nguyên chuyện này đã là không nên. Đây là cơ quan có sự cố, trả lời theo hướng bao che, bênh vực, xoa dịu dư luận thì đâu còn tính khách quan nữa.
Không những vậy, ông còn nói không nên đưa vấn đề lên báo chí làm gì, điều này hoàn toàn ngược lại với dư luận xã hội. Như vậy có khác nào chúng ta phớt lờ dư luận, cả hệ thống truyền thông báo chí coi như không biết gì, hoạt động không hiệu quả. Thiết nghĩ, không nên che giấu khuyết điểm, coi thường tự tôn dân tộc khi sự việc nghiêm trọng như vậy xảy ra.
Quý bà Kim Hồng, thành viên ban giám khảo cũng tươi cười OK.
Thứ ba, ông cho rằng tôi nhận xét đây là sự “sỉ nhục” là mang tính thậm xưng thì tôi xin nhắc lại với ông Dương Trung Quốc rằng tôi cũng đồng tình với ý kiến của xã hội. Bởi vì sau sự việc sai sót này, tôi cũng như hàng nghìn người dân đã có ý kiến coi đó là sự sỉ nhục thì đâu có quá đáng, sai sót này không còn trong khuôn khổ phường xã, mà che giấu được, nó mang tầm cỡ quốc tế.
Trước hết, như tôi đã trả lời phỏng vấn Báo Đất Việt, chúng ta có rất nhiều nhà Việt Nam học, rất nhiều học giả, rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa truyền thống, lịch sử Việt Nam. Chắc hẳn những người này họ cũng thấy buồn với sự cố xảy ra. Là một nhà sử học mà ông coi nhẹ chuyện Hoa hậu đeo băng sai tên nước, cầm cờ ngược, chí ít cũng phải lên tiếng cho rằng đây là một sai sót nặng nề, ảnh hưởng đến quốc gia thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng hơn cả sự sỉ nhục. Ông Dương Trung Quốc nói gì trước dư luận xã hội.
Trần Thị Quỳnh với lá quốc kỳ có hình ngôi sao in ngược.
Bên cạnh đó, ông nhắc nhở tôi nên sử dụng ngôn từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng bản chất sự việc, tôi cho rằng đối với một người như ông Dương Trung Quốc mà nghe phát biểu của tôi mới chỉ hiểu một nửa đã có nhận xét vội vàng là không nên.
Tôi nói sự việc này rất buồn cười mà cười ở đây còn nhẹ, cười ở đây tôi nói không phải là cười hài hước mà là cười bi, cười cho một sai sót rất là ấu trĩ nhưng lại ảnh hưởng đến quốc gia, chứ đây không phải khôi hài. Ông Dương Trung Quốc nói tôi khôi hài đặt trong vị trí này là ông mới chỉ hiểu một nửa, đặt trong bối cảnh này không nên khôi hài, tôi đâu có khôi hài, đây là cười trong nước mắt, cười chua xót.
Bây giờ các bạn cứ thử hỏi du khách nước ngoài đến Việt Nam ấn tượng về văn hóa ẩm thực của họ là gì, dứt khoát họ trả lời Nem hoặc Phở. Như vậy, là với phát biểu của tôi, ông Dương Trung Quốc mới chỉ hiểu một nửa. Trong hoàn cảnh này tôi thấy rất nghiêm túc, rất nghiêm trọng nhưng thực sự nực cười, một khuyết điểm lớn như vậy mà không ai phát hiện ra để đến khi dư luận xã hội phát hiện.
Việc ông Quốc chưa hiểu hết ý của tôi mà đã phát biểu thì chỉ làm mất đi uy tín của ông. Tôi nghĩ qua vụ việc này, ông Dương Trung Quốc nên dùng những kiến thức Sử học của mình để giúp cho các Hoa hậu, có ý kiến cho Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch để đưa những sự kiện chính xác hơn. Kiến thức sử học rất cần bồi dưỡng cho Hoa hậu, rất nhiều Hoa hậu xưa nay tôi đã từng nghe, hỏi lịch sử đất nước thì không biết gì, hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Tôi không muốn nhắc lại, nhưng cả đất nước đều biết.
Tôi thiết nghĩ, những kiến thức sử học, kiến thức địa lý, truyền thống dân tộc rất cần trang bị cho Hoa hậu nếu ta còn tham gia. Tôi đề nghị bài phỏng vấn này, ông Dương Trung Quốc nên trích lại những ý mình nói, muốn phê phán hay dạy thiên hạ thành một cuốn giáo trình, dạy cho các Hoa hậu để họ có thêm kiến thức tự tin hơn, không có sai sót.
Thứ Tư, một vấn đề nữa là ông Dương Trung Quốc lưu ý tôi. Vì ông Dương Trung Quốc lưu ý tôi nên tôi cũng xin lưu ý lại ông rằng, ông là nhà sử học, là đại biểu Quốc Hội, ông phát biểu sao cho đúng tinh thần xây dựng, còn tôi nghe tất cả các trả lời của ông Dương Trung Quốc thì mang tính dạy bảo nhiều hơn là góp ý, ông dạy cả Bộ Ngoại giao, dạy cả Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, dạy tất cả xã hội cách phối hợp, ứng xử với nhau. Trong khi ông có phối hợp với tôi đâu, dù gì cũng nên trả lời cho khách quan, chân thực.
ĐB Dương Trung Quốc tại kỳ họp 5, QH khóa XIII.
Tôi không phải người thích đăng đàn diễn thuyết ở chỗ này, chỗ kia, vì mình nói vớ vẩn, nói nhiều quá thì nó thành nói sai, nói dại, thiên hạ lại phê phán nói mình cứ tưởng mình là “cái rốn vũ trụ”, phê phán mình là con người cơ hội lèo lá.Tôi không thích điều này.
Mặt khác, tôi xin lưu ý thêm ông Dương Trung Quốc trong phát biểu trả lời phỏng vấn thì nên khiêm tốn trong phạm vi trình độ nhận thức, kiến thức của mình. Ông có gì để chứng minh tất cả các hoạt động này đều mời Bộ Ngoại giao tham gia không, mà chúng tôi có ý kiến, mời không được mời, thông tin cũng không, chúng tôi nhảy vào tham gia, tham gia cái gì? Nếu có yêu cầu sự giúp đỡ của Cơ quan đại diện Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng cùng chia sẻ trách nhiệm, nhưng chúng tôi không có bất kì thông tin nào thì tham gia ra sao, thưa ông Dương Trung Quốc?
Thứ Năm, tôi cũng sẽ không trả lời ông Dương Trung Quốc nữa vì ông đã dùng câu, “tiên trách kỷ – hậu trách nhân”, ông chưa trách kỷ mà đã trách nhân. Trước tiên, ông hãy có ý kiến với cơ quan mà để xảy ra sự việc, rồi hãy trách tôi. Xưa nay, tất cả các sự việc đã nêu tôi cũng chỉ muốn nói với tấm lòng chân thành, muốn góp ý để xây dựng một ngành du lịch vững mạnh, có một nền văn hóa thực sự đậm đà bản sắc dân tộc để xứng đáng với tình cảm và sự quý trọng mà bạn bè quốc tế đã dành cho ta.
Và tôi xin nhắc lại rằng tôi không có sự hằn thù, mâu thuẫn cá nhân hoặc có ý nói xấu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch hay lãnh đạo Tổng cục Du lịch. Mặt khác, chúng tôi còn có sự hợp tác và quan hệ cá nhân rất tốt.
Cuối cùng, trước việc ông Dương Trung Quốc cho rằng tôi “là người hoạt động trên lĩnh vực ngoại giao mà rất gần với văn hóa, đó là lĩnh vực UNESCO và hơn ai hết lẽ ra phải có sự chia sẻ, tạo ra sự hợp tác tốt để cho hoạt động văn hóa được tốt hơn. Đừng nên để việc xảy ra rồi mới chỉ trích”. Tôi xin nói lại rằng, nếu như tôi được tham gia ngay từ đầu những hoạt động này thì tôi sẵn sàng chia sẻ và cùng chịu trách nhiệm.
Không những thế, tôi cũng đã công tác trong ngành văn hóa hơn 10 năm, tôi hiểu ngành văn hóa cũng không ít. Chính vì vậy, những ý kiến ta đưa ra, những vấn đề ta nêu phải dựa trên cơ sở thực tế, trung thực, thẳng thắn, xây dựng, chứ không nên dùng diễn đàn của Báo Văn hóa phỏng vấn ông Dương Trung Quốc để phản bác lại ý kiến của tôi, hay làm mờ nhạt đi những ý kiến phê phán của xã hội đối với sự kiện này.
Trên đây, cũng là đôi điều tôi trao đổi với ông Dương Trung Quốc để ông thấy được cái lợi, cái hại của sự việc vừa xảy ra. Tôi không cần bình luận, không đôi co với ông thêm một lần nữa. Tôi cảm ơn ông đã có lời dạy bảo, ngược lại tôi cũng xin lưu ý ông sau khi ông lưu ý tôi, nếu có dạy thì cũng phải dạy cho đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Không nên phán, không nên dạy như vừa rồi thành ra phản tác dụng với ông Dương Trung Quốc.
Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2013/12/Duong-Trung-Quoc-di-dem-gap-ma.html#ixzz2o2BKQuJK
Doi-Mat.vn
Nguồn: Mõ làng