Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nói Kiểu Gì Cũng Được Thì Đừng Nên Nói

Nói Kiểu Gì Cũng Được Thì Đừng Nên Nói

164
0

Nói Kiểu Gì Cũng Được Thì Đừng Nên Nói

Thông tư số 26/2013/ TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12 đã vấp phải một vài ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, những ý kiến đó lại phát ra từ những người có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này.

Suốt thời gian qua, giới đấu tranh nhân quyền trong nước cứ kêu gào Việt Nam bất chấp các công ước quốc tế khi xây dựng luật. Ấy vậy nhưng khi những quy định luật pháp mới chịu sự chi phối của các công ước quốc tế ra đời thì họ lại la lối phản đối. Thông tư 26 là một văn bản bị bắt bẻ dạng như vậy. Quả là nói thế nào cũng được.

Phát biểu trên VietNamNet TS. Nghiêm Kim Hoa, chuyên gia độc lập về nhân quyền, tác giả cuốn “Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa” cho rằng, biện pháp cấm tham gia một số loại hình lao động nặng nhọc áp dụng chỉ cho lao động nữ có vẻ tuỳ tiện và định kiến. Vì thực tế, có phụ nữ có thể lực rất tốt, và cũng có nhiều nam giới thể lực kém. Ngược lại, cũng có thể có những công việc có ảnh hưởng đến nam giới, cũng cần hiểu biết thêm về vấn đề này để có biện pháp khắc phục phù hợp.

TS. Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) trả lời trên Lao Động cũng cho rằng, thoạt tiên Thông tư 26 có vẻ bênh vực quyền lợi cho phụ nữ, tuy nhiên nó lại làm gia tăng khả năng khó tìm việc của phụ nữ. Thực tế có những công việc có tên trong “danh sách cấm” chỉ chị em phụ nữ làm chứ lao động nam cũng không tha thiết.

Thực ra, theo ông Bùi Đức Nhưỡng Phó cục trưởng cục lao động Bộ LĐTBXH: Thông tư này được xây dựng trên cơ sở kế thừa chính sách đã được ban hành; từ năm 1968 (Thông tư liên Bộ LĐTBXH và Y tế số 05-TT/LB ngày 01/6/1968) đến nay đã được rà soát, điều chỉnh sửa đổi 4 lần (năm 1986 : Thông tư Liên Bộ số 09-TT-LB ngày 29/8/1986; năm 1994: Thông tư Liên Bộ số 03/TT-LB ngày 28/1/1994, năm 2011: Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2011; năm 2013: Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH) trên quan điểm bảo vệ sức khỏe của lao động nữ, phòng tránh những rủi ro đối với sức khỏe của lao động nữ, thai nhi và em bé, cũng như xem xét đến cơ hội việc làm của lao động nữ. Về cơ bản, Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH không bổ sung thêm các chức danh mới không được sử dụng lao động nữ nói chung so với Danh mục được ban hành tại Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT.

Trước khi ban hành Thông tư, 77 công việc trong danh sách có được thực hiện các khảo sát, cũng như đánh giá về tác động xã hội học khi cấm sử dụng lao động nữ. Việc đưa ra danh sách dựa trên các thông số điều tra xã hội học và các thông số khác.

Trước hết, nó kế thừa các quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT; sau khi lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành và địa phương, cũng như tham khảo các điều ước quốc tế ví dụ như Công ước 103 của ILO bảo vệ thai sản, công ước 127 của ILO về giới hạn trọng lượng mang vác tối đa, vv… bản Danh mục đã được điều chỉnh phù hợp so với thực tiễn, trên nguyên tắc bảo vệ sức khỏe của lao động nữ nhưng cũng không làm mất cơ hội tham gia làm việc của họ.

Với ý kiến cho rằng, trên thực tế có rất nhiều người phụ nữ làm các công việc thuộc danh mục cấm này và hầu hết họ là những người có thu nhập thấp, trình độ dân trí không cao, khó có khả năng tìm được các công việc khác phù hợp với giới tính với mức lương tương tự.

Ông Nhưỡng cho biết, danh mục cấm sử dụng lao động nữ nói chung được xây dựng trên cơ sở kế thừa những chức danh được ban hành từ năm 1968; qua 4 lần sửa, đến nay số lượng chức danh nghề không được sử dụng lao động nữ nói chung chỉ giảm đi mà không hề tăng thêm; riêng đối với các chức danh không được sử dụng lao động nữ đang mang thai và nuôi con duới 12 tháng tuổi thì ngày càng được cụ thể hơn dựa trên những điều kiện lao động có hại đã quy định tại Thông tư 09-TT-LB năm 1986, Thông tư 03 năm 1994 và Thông tư 40 năm 2011 – Đây cũng là xu hướng chung các quy định hạn chế không sử dụng lao động nữ đang mang thai trên thế giới.

Phải khẳng định rằng Thông tư xuất phát từ sự quan tâm của Nhà nước đối với lao động nữ. Nếu để lao động nữ tiếp tục làm một số công việc trong danh mục này trước mắt có thể chưa thấy hậu quả nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chị em, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và còn gây ảnh hưởng đến nòi giống và nhiều thế hệ sau này.

Có thể nói, Thông tư 26 trên quan điểm kế thừa các quy định Thông tư trước và khuyến nghị và kinh nghiệm quốc tế, được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nhằm bảo vệ tốt hơn đối với lao động nữ, bên cạnh đó Thông tư cũng đã tạo điều kiện để lao động nữ tham gia lao động nhiều hơn so với các trước đây theo hướng giảm dần các danh mục không được sử dụng lao động nữ, tăng dần danh mục không được sử dụng lao động nữ mang thai và dưới 12 tháng tuổi.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, càng rộng Việt Nam càng chịu sự ràng buộc nhiều hơn vào các quy định luật pháp, thông lệ quốc tế. Trên thực tế, nhà nước ta đã và đang thể hiện rõ ràng trách nhiệm cam kết của mình. Nói gì là quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng nên nói cho có trách nhiệm và mục đích xây dựng.

Nhân câu chuyện lao động nữ để nói những vấn đề khác của xã hội Việt Nam rất cần có cách nhìn khách quan.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây