Trên trang Quê Choa của Nguyễn Quang Lập xuất hiện bài tự thuật về chuyến đi ra Hà Nội sau khi vừa được tha khỏi tòa án với mức án treo tội danh chống nhà nước. Trước tòa, Uyên đã được thẩm phán phiên tòa giải thích bổn phận, nghĩa vụ của một tù nhân án treo, trong đó có có chi tiết cấm đi khỏi địa phương khi chưa được phép.
Không thấy nói Uyên đi lúc nào nhưng kế hoạch là tối 25/9 sẽ rời Hà Nội để về nhà.
Tòa phúc thẩm hôm 16/8/2013 chiếu cố cho Uyên hưởng án treo, ngày 19/8/2013 Uyên được rời nơi giam giữ và được bàn giao cho địa phương nơi cư trú quản lý. Hôm Uyên có mặt ở Hà Nội, ăn vạ ở sân bay Nội Bài là ngày 25/9/2013.
Xử lý cho công bằng
Theo bộ Luật Tố tụng hình sự có ghi rõ ở Điều 264 Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ rằng “Người bị phạt tù được hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cứ trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục”
Điều này được giải thích cặn kẽ trong Luật thi hành án hình sự rằng:
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa phải gửi văn bản cho người thi hành án và các cơ quan công quyền có liên quan.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến để ấn định thời gian người chấp hành án phải có mặt tại UBND cấp xã nơi cư trú cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án để theo dõi.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao hồ sơ cho UBND cấp xã nơi có trách nhiệm quản lý tội phạm.
Trong quy định của Điều 63 và 74 của Luật thi hành án hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Của Chính quyền nơi quản lý người chấp hành án có ghi :”Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của luật này và pháp luật về cư trú”
Vậy là từ ngày Tòa tuyên án cho hưởng án treo với Uyên (16/8) cho đên khi Uyên xuất hiện ở Hà Nội vào ngày 25/9 là 40 ngày. Theo luật định, tổng thời gian luật cho phép hoàn thiện thủ tục hành chính sau phiên tòa đến khi bàn giao đối tượng quản lý cho địa phương là 13 ngày.
Như vậy, hoặc là cơ quan công quyền đã vi phạm luật thi hành án hình sự vì chậm trễ; hoặc là Uyên đã vi phạm Luật thi hành án hình sự nếu đã được bàn giao cho địa phương mà cố tình đi khỏi nơi cư trú không xin phép.
Cần làm rõ điều này để xử lý cho công bằng.
Những điểm xấu trong hồ sơ chấp hành án
Trong bài viết của mình Uyên có nói thế này:
“Tôi hét lớn, một tên đàn ông to tướng mặc áo sơ mi màu kem bỏ vào quần, tay có đeo đồng hồ bằng dây sắt táng nhanh vào mặt tôi liên hồi và lên tiếng: “Lôi nó đi !”
“Ngay tức khắc cả bọn tứ mã phanh thây tôi và rinh tôi tống vào hàng xe ở băng ghế trước bằng những cú đạp mạnh và cơ thể, những cái bạt tai liên hồi không ngớt của gã đàn ông đó rồi hắn lôi tôi ra tống vào băng ghế sau với một người đàn bà to con tóc tém mặc áo Jean mang đôi giầy bít màu xanh nhớt.
Những cái tát của gã đàn ông đó có lực hơn và gọng kính tôi rơi ra… Tôi hoang mang… Người đàn bà ấy kẹp cứng cổ vật tôi ngã ra phía sau”.
“An ninh mặc sác phục lẫn thường phục bỗng đâu xuất hiện lũ lượt khoảng hai mươi mấy tên và đông dần lên khoảng bốn mươi mấy. Tôi dìu mẹ đứng dậy thì một tên mặc áo thun đen bỏ vào quần, mắt một mí đảo liên hồi chạy lại cố tình đưa tay vào người xô hai mẹ con tôi ngã xỗng xoài ra nền gạch. Tôi tiếp tục dìu mẹ đứng dạy, hắn lập lại hành động ấy bằng cách đưa tay vào ngực tôi lần thứ hai. Lần này tôi không nhịn được vì cơ thể bị xâm phạm hai lần thì không thể là vô ý. Tôi hét vào mặt hắn: “Ông làm cái gì đấy? Sao lại xàm sở tôi?” Hắn quay đi bỏ ra phía sau. Tôi để mẹ nằm lên băng ghế toan bỏ chạy, thì hắn và một đám đuổi theo chụp tôi lại, vật tôi ngã và lôi tôi đi trong phản kháng”
Một công dân đang bị tước một số quyền công dân vì hành vi phạm tội của mình và đang bị quản chế tại địa phương thì không được phép tự ý rời nơi cư trú khi chưa xin phép (vì không thấy nói Uyên trình giấy phép ra). Khi bị chính quyền phát hiện vi phạm thì phải tự giác chấp hành yêu cầu của luật pháp, cớ sao lại bất hợp tác, chống đối, thậm chí dựng chuyện. Những mô tả “cái tát của gã đàn ông”, “kẹp cổ” của người đàn bà, “xô ngã”, “xàm sở” (dân bắc hay sai chữ này)… như là cuộc đấu sĩ của một người đàn bà liễu yếu đào tơ với khoảng “bốn mươi mấy” “an ninh mặc sắc phục lẫn thường phục” “như những con chó săn khát máu” nghe như phim kiếm hiệp tàu.
Buồn cười thật. Thà nói sổ toẹt ra là mình đang áp dụng chiêu, ăn vạ thô bỉ học của Bích Hằng cho xong lại còn cao giọng nhà đấu tranh dân chủ “Tôi chính thức bắt đầu vào đời từ năm trước khi rời quê hương, rời xã hội để đến với môi trường nhà tù ở tuổi 20. Ngày rời tù tôi hoan hỉ vì chút tự do cho người yêu tổ quốc”.
Chẳng có “nhà đấu tranh dân chủ” nào lại dương dương tự đắc khi nói và hành động vô văn hóa, coi thường luật pháp, tự đút đầu vô thòng lọng như vậy cả (vì rằng, nếu tiếp tục hành động tương tự là đồng nghĩa với việc không còn được hưởng ân huệ án treo). Nhà đấu tranh dân chủ đích thực bao giờ cũng nêu gương để người khác cảm phục mà theo. Đằng này, Uyên và đồng bọn chỉ làm người ta kinh tởm mà xa lánh.
Nên tham gia vào đạo mắm tôm của Bùi Hằng thì hợp.
Kính Chiếu Yêu
Nguồn: Mõ làng