Trang chủ Luận bàn - Phản biện Trao Đổi Với Ông Phạm Toàn Về Chất Lượng Học Sinh Việt

Trao Đổi Với Ông Phạm Toàn Về Chất Lượng Học Sinh Việt

154
0

Trong bài trả lời phỏng vấn của BBC với nhà giáo Phạm Toàn về chất lượng giáo dục của Việt Nam qua sự kiện Việt Nam xếp hạng cao trên bảng đánh giá của PISA. Nhà giáo Phạm Toàn đã có mấy đánh giá thế này:

-“Đó là một thành tích vô bổ. Đó là một thành tích không dẫn đến một cái gì có ích cả.”

-“Hiện nay ở Việt Nam tất cả các giá trị đều là những giá trị giả cả. Cái nguy hiểm nó là ở chỗ ấy”.

-“Học giỏi cũng không chắc đã là giỏi, mà có một thể chế dân chủ cũng chưa chắc là dân chủ, có tình trạng tự do cũng chưa chắc là tự do.”

-“Việt Nam bây giờ có sản xuất được cái gì đâu, cho nên người ta đi buôn hàng Tàu có lãi hơn là sản xuất”.

-“Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa, vậy thì mảnh đất để cho trẻ con và người lớn phát triển tài năng hình như chưa có”.

-“Chảy máu trẻ con ra nước ngoài là cực kỳ ghê gớm”.

Tôi không sành lắm về giáo dục, lại nghe nói nhà giáo Phạm Toàn là cây đa cây đề về giáo dục, ông còn sáng lập ra “Câu lạc bộ cánh buồm” để truyền bá cách dạy mới gì đó nên không dám lạm bàn với ông về giáo dục và chất lượng giáo dục. Song, có điều tôi thấy cách đánh giá của ông lại phi giáo dục nên đành lấy cách hiểu của Hai Lúa nói với ông mấy điều thế này:

Thứ nhất, ông làm thầy mà sao khi học trò có được kết quả tốt, lại không phải do Việt Nam đánh giá mà do tổ chức quốc tế đánh giá ông lại không vui, không khen ngợi một câu động viên con trẻ mà vùi dập chúng tàn nhẫn đến vậy? Cha ông mình và cả các nhà giáo dục đều nói “khơi dậy cái tốt để lấn át cái xấu” là cách làm khôn ngoan đó sao? Ở đây, con cháu mình nó làm tốt thật chứ không phải “báo cáo thành tích”, ông nói thế há phải nêu một bài học phi đạo lý về sự bất công của người lớn với con trẻ à. Sao lại “vô bổ”, “không có ích gì cả” khi trí tuệ của nó – dù cho chỉ với vài môn học- ngang tầm tiên tiến của thế giới?

Thứ hai, sao là một nhà giáo mà ông lại phủ nhận sạch trơn mọi giá trị của người Việt vậy? Ông nói “Hiện nay ở Việt Nam tất cả các giá trị đều là những giá trị giả cả” là sao. Vậy, chỉ có mình ông là thật sống giữa giả dối sao? Xin hỏi ai đã dạy ông nên “giá trị thật” vậy? Liệu nói vậy có phải vì sự hận thù mà mất bình tĩnh không? Tôi thấy chung quanh mình có nhiều cái thật, cái tốt đấy chứ. Chỉ riêng lĩnh vực giáo dục của ông năm nào cũng có học sinh Việt đạt thứ hạng cao trong các kì thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Robocon, Tin học… đấy chứ, không lẽ trí tuệ ấy với tấm huy chương quốc tế trao cho chúng đều là giả dối? Vậy, ông nên vứt quách cái “Cánh Buồm” của ông đi, nó chỉ tạo thêm giá trị dã dối.

Thứ ba, xin lỗi ông vì tôi không nhịn được, câu ngu nhất trong tất cả những cái ngu của ông là: “Học giỏi cũng không chắc đã là giỏi, mà có một thể chế dân chủ cũng chưa chắc là dân chủ, có tình trạng tự do cũng chưa chắc là tự do”. Ông lẫn lộn khái niệm hết rồi. Bỏ qua chuyện đang bàn về chất lượng giáo dục mà lại lôi kéo cả chính trị vào đây (tự do, dân chủ, cái này tôi sẽ nói riêng với ông sau) hoặc mời ông đọc (ở đây), chỉ nói riêng về chuyện “Học giỏi mà không phải giỏi” là đánh giá theo tiêu chí nào vậy? Của Phạm Toàn à? Vậy có khác gì khi nói Phạm Toàn là người mà không phải là người không?

Thứ tư, sao ông nhỏ nhen vậy khi nhận định rằng: “Việt Nam bây giờ có sản xuất được cái gì đâu, cho nên người ta đi buôn hàng Tàu có lãi hơn là sản xuất”. Cây rau, hạt gạo, con cá, miếng thịt ông ăn, ly cà phê ông uống ai là người một nắng hai sương làm ra vậy. Liệu có phải nhờ miệt thị dân tộc mình nên tụi ngoại bang gửi hàng về cho ông dùng rồi. Còn nếu nói theo nghĩa sáng chế thì ông cũng hồ đồ nốt. Ông thừa biết Việt Nam là nước phát triển sau người ta, cơ sở vật chất kĩ thuật cho sáng tạo cũng rất nghèo nàn chứ người Việt Nam cũng thừa khao khát và trí thông minh để làm nên những giá trị tầm cỡ thế giới đấy. Bằng chứng là rất nhiều người Việt là nhà khoa học ở nước ngoài, ở trong nước, ít nhiều thì cũng đã có sản phẩm madein Vietnam. Khác với ông, tôi chỉ nuối tiếc khi nước mình không đủ điều kiện cho người Việt thi thố tài năng với năm châu chứ không chửi họ là đồ bỏ đi.

Thứ năm, khi ông nói: “Chảy máu trẻ con ra nước ngoài là cực kỳ ghê gớm”. Đấy là ông nói vống lên theo lối nói ngoa dụ vậy thôi chứ theo tôi biết, nó cũng không “ghê gớm” như ông nói đâu. Và nếu như chúng có được ra nước ngoài học hành, thành đạt thì đấy cũng là điều mừng cho chúng. Thế giới bây giờ như ông nói là thế giới phẳng, thế giới hội nhập cớ sao cứ khư khư bắt chúng ngồi nhà tranh, vách nứa học hành khi gia đình chúng có điều kiện. Nhà nước không cho đi mới là điều đáng chê trách và để các ông kêu gào mất tự do, mất quyền con người. Đấy là tôi chưa nói với ông rằng, chính chế độ tư bản mà ông ca tụng đã tạo ra khoảng cách giàu nghèo để hai đứa trẻ cùng sinh ra, đứa thì vi vu tận trời tây, đứa thì co ro trong phòng học rách rưới đấy.

Viết đến đây tôi chợt nhớ câu chuyện ngụ ngôn của Esope:

Một hôm, Xanthos gọi tên đầy tớ :

– ESOPE, hôm nay mày hãy cố tìm mua cho tao một món đồ ăn quí, tốt, đặc biệt nhất. Có hiểu không ?

– Dạ.

Esope mau lẹ ra chợ mua một xâu lưỡi đem về.

Xanthos hỏi :

– Tại sao mày mua tòan lưỡi như thế ?

Esope trả lời :

– Thưa ông, vì tôi thiết tưởng không có gì quí và tốt cho bằng lưỡi. Lưỡi là chìa khóa triết lý, mỹ thuật và chân lý.

Xanthos cho là tên đầy tớ kỳ khôi. Hôm sau ông lại gọi Esope :

– Hôm nay thì mày hãy mua cho tao một của gì người ta cho là xấu nhất.

Không chút lưỡng lự, Esope lại ung dung ra chợ… Và khi trở về, lại thấy mang theo một… xâu lưỡi.

– Tại sao hôm nay, mày lại còn mua lưỡi nữa ?

– Thưa ông, tôi trộm nghĩ, lưỡi cũng là một lợi khí nguy hiểm nhất trên đời. Nó là mầm chiến tranh ly lọan, là nguyên nhân mọi sự chia rẽ hiềm thù ghen ghét… Tôi trộm nghĩ : trên đời không gì xấu và hèn cho bằng lưỡi.

Câu chuyện Esope có vẻ hý lộng, nhưng bao hàm một triết lý phũ phàng.

Tục ngữ Việt đã có câu : “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây