Nhắc đến Nguyễn Cao Kỳ Duyên người ta nghĩ ngay đến người cha của của Cô – Cố Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ (con người từng có nhiều nợ máu với nhân dân Việt Nam nói chung). Cũng như những người lớp người dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày ấy, Nguyễn Cao Kỳ đã mang theo gia đình, người thân trong cuộc chạy trốn lịch sử sau biến cố 30/04/1975 và những người như Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã mang trên mình một danh phận Việt kiều Mỹ và có phần sung sướng, hạnh phúc với cái danh hiệu “cao quý này”. Cũng chính mang trên mình quốc tịch Mỹ, được học hành và hưởng thụ văn hóa Mỹ nên nhiều lần phát biểu trên các trang mạng nước ngoài, hải ngoại cô đã tự cho mình cái danh hiệu là “banana” (quả chuối) với cách lí giải: “ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng”. Trong ý tứ của câu này, cô tự cho rằng, bản thân mình chỉ mang trên mình những ngoại hình, màu tóc, làn da của người Việt nhưng cái tính cách, văn hóa và cả lối sống thì hoàn toàn không mà là của đất nước mà cô đang đứng chân, sinh sống và có cả gia đình ở đó. Hay nói cách khác, dân tộc Việt chỉ cho cô được cái hình hài của một con người nhưng cái làm nên những phẩm chất, bản năng và khí chất là là dân tộc Mỹ.
Với những luận giải này, chúng ta không có một hoài nghi nào bởi cái ngày ra đi đó, Kỳ Duyên còn quá nhỏ để thấm đẫm trên mình những nét văn hóa thuần Việt và khi sang một đất nước có nhiều yếu tố tân kỳ như Mỹ thì chuyện phai nhạt đi những thứ vốn có và nhanh chóng tiếp thu những nét văn hóa, lối sống cách nghĩ tại nước là chuyện rất bình thường, thậm chí là một trong những yếu tố đảm bảo cho họ có thể sinh tồn và đứng vững nơi đất khách quê người. Nhưng Nguyễn Cao Kỳ Duyên không nói ra điều này để lí giải việc cô không trở về Việt Nam sinh sống hay có những hoạt động thăm thân, thăm cố quốc mà dường như đó là tiền đề để MC hải ngoại này chuyển tải điều mình muốn nói: Lên án tính cách Việt “ngồi rình để chỉ trích“.
Ngồi nghe Kỳ Duyên trần tình về những lí do mà dẫn đến việc Duyên đưa ra nhận định đó từ việc chính cô sử dụng những tiện ích từ mạng xã hội Facebook. Với những tính năng, tiện ích trong giao lưu, quan hệ bạn bè tình cảm thì không có lí do gì để Kỳ Duyên từ chối không tham gia Facebook và dĩ nhiên với một người nổi tiếng như cô thì việc được cộng đồng mạng để ý đến là chuyện cũng hết sức bình thường, chưa kể có người sẽ kết bạn và dõi theo các hoạt động nghệ thuật, cuộc sống của cô trên chính Facebook.
Nhu cầu được chia sẽ các hoạt động mang tính cá nhân cũng vì vậy mà được diễn ra. Song mọi chuyện chỉ bắt đầu khi: “Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của Facebook, tôi mới nếm thử mùi vị của “văn hóa chỉ trích” này. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác trên Facebook) thì y rằng cũng có vài người hằn học comment “Sao không để tiền đi làm từ thiện?”, “Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?”
Tôi “phiên dịch” như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy đâu (chẳng hạn như câu này của “Kimlien Kimlien Con.me nay. Suot ngay dj ngj .mat voi an uog. Mjen trug dg bj bao lu kja. Do vo tam” )”.
Là một người dẫn chính trong chương trình Paris by Night và hành nghề luật sư như Kỳ Duyên thì kinh tế không phải là điều khiến cô bận tâm nhiều vì những khoản thu nhập khổng lồ, thường xuyên từ các hoạt động này. Có tiền nên khi rãnh rỗi, không có những sự kiện lớn thì việc cô đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ là những nhu cầu bình thường, tất yếu và đó như là phần thưởng cho những tháng ngày hoạt động nghệ thuật mệt nhọc và căng thẳng. Khi rời những lần vui chơi, giải trí đó, điều mà Kỳ Duyên lưu giữ lại chính là những khuôn hình đẹp và Duyên cũng muốn chia sẻ cho những người bạn, cộng đồng mạng biết và đó cũng là một cách PR cho những sự sang trọng, cuộc sống giàu có của chính mình.
Những thứ đó, không ai trách Duyên vì đó thực sự là những điều mà biết bao người dân Việt đang thèm thuồng, mong ước. Nhưng Duyên cũng không nên vội vàng đưa ra cho mình những nhận định về tính cách Việt chỉ dựa trên một vài nhận xét của một vài người như vậy. Duyên không thể chỉ nhìn vào những tiếng chửi thề, những sự khác biệt giữa những người Việt với một ngôi sao thần tượng Angelina Jolie để đưa ra những quy kết khó hiểu và mang tính mạt sát đến vậy.
Bởi một trong những đặc tính chính làm nên tính cách Việt truyền thống đó chính là tính cộng đồng, tập thể trong những hoạt động sinh hoạt và tình cảm, đây cũng là yếu tố làm nên sức mạnh dân tộc Việt trong đương đầu với thiên tai, giặc ngoại xâm trong quá khứ. Hiện tại dân tộc Việt không còn đương đầu với những kẻ thù xâm lược trực tiếp nhưng đâu đó trên đất nước hình chữ S thân yêu này vẫn còn có những cảnh tượng đau lòng, những mất mát cần sự sẽ chia, chung tay của cộng đồng. Những mất mát, thương vong do những đợt bão lũ gây ra cho dải đất Miền Trung đã làm quặn thắt những tấm lòng người Việt xa xứ và họ đã hướng về đồng bào vùng lũ nơi tổ quốc thân yêu bằng những nghĩa cử tình đồng bào: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” với mong muốn làm vơi bớt đi nỗi đau của những người dân nghèo lam lũ. Những tấm lòng nhân nghĩa, cao cả đã làm thức tỉnh và chi phối những hành động của người dân Việt, những người mang dòng máu Việt tạo nên một hoạt động thu hút nhiều người tham gia…..
Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng là một người Mỹ (Quốc tịch Mỹ) nhưng cô lại mang trong mình dòng máu Việt, hinh hài và một chút ít tính cách Việt nên cộng đồng mạng cũng mong muốn cô không phải là kẻ lạc loài, cho nên khi chứng kiến những hình ảnh về sụ vui chơi, giải trí của cô đã khiến những cư dân mạng thấy bất đồng và khó chấp nhận. Họ không thể lí giải được sự hững hờ, vô tâm của một con dân Việt xa xứ…tất nhiên là họ có cho mình những nhận xét này khi họ chưa hiểu Kỳ Duyên có hoạt động từ thiện hay không (đó là điều đáng trách của cư dân mạng).
Từ những điều này cho thấy một điều, chính cái phong cách sống vì tập thể, cộng đồng nên những cư dân mạng trên đã không thể chấp nhận việc Duyên đứng ngoài cuộc. Đó là lí do để những người này lên mạng để lên án cô và cũng là lí do để nói rằng, quan điểm của cô lẫn Nguyễn Ngọc Ngạn: “Văn hóa phương Tây thiên về khuyến khích, văn hóa Việt Nam thiên về chỉ trích“ là hoàn toàn không chuẩn xác.
Cũng nói thêm, kể từ thời điểm năm 2004 khi người cha quá cố của cô trở về thăm lại cố quốc sau bao năm xa cách cùng những động thái xin lỗi dân tộc Việt Nam, những người dân Việt Nam thì dù không nói nhưng với tấm lòng vị tha, những người Dân Việt đã đón nhận ông Nguyễn Cao Kỳ cùng gia đình như những người con xa xứ lâu ngày trở về. Sự kỳ vọng về những hành động đáp lại thịnh tình của người dân Việt cũng lớn hơn. Chí ít họ cũng hi vọng là gia đình ông Kỳ, trong đó có Kỳ Duyên dù không làm được gì cho dân tộc thì cũng đừng làm gì có lỗi với dân tộc, đất nước Việt Nam.
Cũng chính sự kỳ vọng quá lớn ấy nên khi chứng kiến những hình ảnh thể hiện sự xa hoa, khác hẳn với cuộc sống Việt, nhất là những khó khăn của người dân miền Trung đã khiến họ phật lòng, cho rằng, gia đình ông Kỳ đã không thành tâm trong việc hướng về cố quốc thân yêu, thậm chí có người còn cho rằng, đó chỉ là sự giả tạo. Chắc chắn Nguyễn Cao Kỳ Duyên không hiểu được ý tứ đó và dẫn đến những quy chụp khó hiểu, không chuẩn xác khi nói về sự khác nhau giữa văn hóa Mỹ và Việt với những dẫn chứng cụ thể và đi đến kết luận: “Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình thì ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn.”
Qua câu chuyện này, nên chăng chúng ta cũng nên hiểu thêm về tính cách Việt trong con người Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô thực sự đã vơi cạn, mất mát đi nhiều tính cách, khí chất Việt trong nguồn huyết quản của chính mình. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến cô lạc lõng trong những dòng chảy cuộc sống hôm nay của dân tộc Việt. Nên chăng, trước khi phê phán một điều gì đó thì việc đầu tiên là cô nên kiếm tìm lại những huyết quản đã mất bởi xưa nay “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.
Mẹ Đốp
Nguồn: Mõ làng