Trang chủ Đối tượng LM NGUYỄN NGỌC NAM PHONG NÓI GÌ SAU VỤ VENEZUELA

LM NGUYỄN NGỌC NAM PHONG NÓI GÌ SAU VỤ VENEZUELA

252
0

Vừa qua, trên trang mạng cá nhân Facebook, Nguyễn Ngọc Nam Phong đã đăng tải bài viêt “Tin vui cho nhân loại đầu năm 2019” với nội dung hết sức phản động, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Trong đó, Nguyễn Ngọc Nam Phong cho rằng “Người dân Venezuela đã đứng lên lật đổ chế độ độc tài, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Bao giờ Việt Nam!” Đây là hành động không thể chấp nhận được, đi ngược lại giáo lý, giáo điều của Thiên chúa.

LM NGUYỄN NGỌC NAM PHONG NÓI GÌ SAU VỤ VENEZUELA

Nguyễn Ngọc Nam Phong kích động chống phá chính quyền nhân dân

Chúng ta đều thấy rằng ở Việt Nam, thực tiễn đã cho thấy: Dân giàu nước mạnh không chỉ là niềm mong ước của nhân dân mà cũng là mục tiêu duy nhất của cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vươn tới. Chế độ XHCN ở Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật phát triển của dân tộc, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân và chứng minh sức sống mãnh liệt của nó trong hoàn cảnh một dân tộc nhỏ, yếu, muốn tồn tại và phát triển phải luôn vượt qua thử thách gay go, ác liệt. Một người có thể lầm, một thế hệ có thể lầm nhưng cả dân tộc với gần trọn một thế kỷ đổ máu xương cho nền độc lập tự do thì không thể lầm. Con đường XHCN của Việt Nam mang hơi thở thời đại. Sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta là hoàn toàn đúng. Albert Einstein-nhà khoa học tự nhiên vĩ đại nhất của thế kỷ 20, người sáng lập thuyết tương đối – khi quan sát và suy nghĩ về vận mệnh và lối thoát của xã hội loài người, từ góc nhìn quan hệ giữa cá nhân và xã hội đã viết: Chỉ có một phương pháp khắc phục khủng hoảng xã hội là “xây dựng nền kinh tế XHCN, đồng thời xây dựng nền xã hội lấy giáo dục làm mục tiêu”. Lý tưởng cao cả của CNXH mà mục tiêu vĩ đại nhất của nó là giải phóng sức lao động, giải phóng áp bức, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, một lý tưởng xuất phát từ những luận điểm khoa học đầy tính tuyết phục về tính tất yếu của sức sản xuất phát triển sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất và chuyển hóa xã hội từ chủ nghĩa tư bản sang CNXH. Lý tưởng đó đã làm thay đổi suy nghĩ toàn nhân loại những năm đầu thế kỷ 20. Và trên thực tế sự ra đời chế độ XHCN đã là lời khẳng định: CNXH không phải là không tưởng và sự thực ấy cũng chứng tỏ một cách hùng hồn CNXH là mục tiêu tất yếu của sự phát triển của xã hội loài người, là chân lý lịch sử duy nhất. Song, chính lý tưởng cao đẹp hiện thân của tính khoa học và cách mạng triệt để đó đã vấp phải thử thách lớn, đã phải đối mặt quá lâu với chính mô hình xơ cứng kéo dài suốt nửa thập kỷ với ý chí chủ quan, nhân danh lý tưởng, khiến những năm cuối thế kỷ 20, sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt các nước XHCN đã gây nên như một bi kịch của thời đại tạo nên một sự ngộ nhận về lý tưởng XHCN.

Bên cạnh đó, CNXH đang ở bước quanh của lịch sử, cũng như nhiều nước tư bản đã từng gặp không ít cơn sóng gió, khủng hoảng. Lịch sử ghi nhận khi nhiều nước XHCN đang phát triển, giá trị nhân văn của cuộc sống xã hội trở thành niềm mong ước của nhân dân nhiều nước thì cũng là thời điểm chủ nghĩa tư bản hốt hoảng biết tự điều chỉnh để thích ứng. Và vào những năm đầu thập kỷ 80, thì CNXH rơi vào tiền khủng hoảng do chế độ quản lý kinh tế tập trung đã bộc lộ sự yếu kém và lỗi thời của nó, mở đầu cho sự ngộ nhận, trì trệ kéo dài trên dưới 20 năm. Sự khủng hoảng của các nước XHCN dẫn tới sự sụp đổ của nhiều nước chính là do sai lầm của sự lựa chọn mô hình, của giải pháp, bước đi kém hiệu quả. Không thể vì sự yếu kém do mô hình dẫn đến thử thách lớn vừa qua mà vội phủ nhận tư tưởng XHCN. Chính vào lúc phong trào XHCN ở thời kỳ thoái trào thì sự đổi mới lý luận tư tưởng XHCN đặc biệt phát triển không chỉ ở các nước XHCN mà cả ở phương Tây đương đại.

Mặt khác, Đại hội quốc tế về chủ nghĩa Mác liên tục diễn ra ở Paris, New York và London (1996)… đã thu hút đông đảo người tham dự càng cho thấy sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác. Những người đảng viên cộng sản chúng ta đang phát triển, bổ sung và hoàn thiện lý luận chủ nghĩa Mác. Thực tế từ cuối thế kỷ 20 đã đánh dấu bước thử thách của tất cả các Đảng Cộng sản cầm quyền. Nhân dân các nước đều đồng tình với chủ trương đổi mới, cải cách để tìm bước đi và giải pháp thích hợp năng động hiệu quả hơn chứ nhân dân không đồng tình với việc lật đổ chế độ để phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực tiễn của Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và những gì đã diễn ra trong đời sống chính trị của Nga và các nước Đông Âu đã chứng minh điều đó. Cũng như nhiều nước XHCN, mô hình CNXH ở Việt Nam một thời gian còn nhiều mặt yếu kém, thậm chí có cả khuyết điểm, sai lầm. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đổi mới để tìm những giải pháp tốt hơn, hữu hiệu hơn. Vậy mà Nguyễn Ngọc Nam Phong lại viện dẫn sự kiện Người dân Venezuela đảo chính để nói về chế độ XHCN thì không thể chấp nhận được. Điều này đã cho thấy rõ bản chất phản động của Nguyễn Ngọc Nam Phong. Vì vậy, chúng ta cần lên án hành động sai trái của Nam Phong.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây