Trang chủ Đấu trường dân chủ Nên biết giới hạn quyền của mình, đừng nghe xúi giục

Nên biết giới hạn quyền của mình, đừng nghe xúi giục

171
0

Ngày 1-1-2019, Luật An ninh mạng (Luật ANM) của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trước việc làm cần thiết của Việt Nam khi đưa ra những quy định có tính nguyên tắc để bảo vệ an ninh mạng của đất nước, các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã tổ chức một chiến dịch phản đối, vu cáo, xuyên tạc, thậm chí gần đây, HRW (Tổ chức theo dõi nhân quyền) còn “cố đấm ăn xôi” lố lăng đến mức yêu cầu Việt Nam hoãn thi hành Luật ANM.

Tuy nhiên, từ khi là Dự thảo đến lúc được Quốc hội thông qua, Luật ANM đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận, rất nhiều ý kiến thiện chí, chân thành đã được trao đổi đóng góp để Luật ANM thêm hoàn chỉnh. Và nổi lên gần đây có ý kiến của Luật sư Hoàng Duy Hùng – người Mỹ gốc Việt, cựu ủy viên Hội đồng TP Houston (Mỹ), trong trả lời phỏng vấn của trang Phố Bolsa TV ngày 28-12-2018.

Nên biết giới hạn quyền của mình, đừng nghe xúi giục

Google, Facebook… không lạc điệu như cách nghĩ của các nhà “dân chủ mạng”

Theo Luật sư Hoàng Duy Hùng, Luật ANM là “rất là tốt”, không phải chỉ là việc riêng của Việt Nam. Ngay ở Mỹ, sau sự kiện 11-9-2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật The USA Patriot (còn gọi là Đạo luật Yêu nước, với các nội dung cơ bản: tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tình báo; dỡ bỏ hạn chế việc giám sát thông tin liên lạc; quan chức thực thi pháp luật có nhiệm vụ ngăn chặn các chương trình giả mạo tài chính, buôn lậu, rửa tiền để tài trợ khủng bố; cho phép FBI có thêm quyền truy cập thông tin cá nhân như hồ sơ y tế, tài chính). Ông Hoàng Duy Hùng cho rằng, Luật ANM của Việt Nam phù hợp bối cảnh nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ quyền của người dân. Luật ANM nói rất rõ người dân có quyền tự do phát biểu, trình bày ý kiến xây dựng, song không được sử dụng quyền đó để bịa đặt tin tức, lợi dụng tự do ngôn luận nhằm cấu kết lập tổ chức có mưu đồ lật đổ Nhà nước. Theo ông, điều này phù hợp quan điểm của các quốc gia. Tại Mỹ, mọi người có quyền tự do ngôn luận nhưng không có nghĩa qua đó có quyền vận động lật đổ nhà nước Mỹ. Khẳng định Luật ANM có mục đích lược bỏ tin giả (fake news), và cung cấp thông tin trung thực, chính xác, ông Hoàng Duy Hùng nhấn mạnh Việt Nam cần “cân bằng ý tốt” của Luật ANM, và khuyến nghị phải có cơ chế “giám sát để tránh lạm dụng quyền lực”, giúp người dân hiểu “ý tốt” của Luật ANM để ý thức được về quyền tự do ngôn luận nhưng không có quyền “vượt đèn đỏ” gây tai nạn; nghĩa là nên đặt mình trong phạm vi đúng đắn, chừng mực, đúng luật pháp, và nếu có ý kiến thì cần trình bày trên tinh thần xây dựng, không đả phá, ác ý, bịa chuyện, vận động chống phá. Để nhân dân nhận thức nghiêm túc về Luật ANM, ông Hoàng Duy Hùng cho rằng Nhà nước cần tổ chức thảo luận, phổ biến rộng rãi trên hệ thống truyền thông, trong các trường đại học,… để mọi người hiểu rõ, tránh hiểu lầm; người dân cần tăng cường hiểu biết, không dại dột nghe theo những kẻ xấu, thiếu thiện ý xúi giục để có hành vi chống đối chính quyền.

Kết thúc bài phỏng vấn, ông Hoàng Duy Hùng khẳng định quan niệm của ông không giống quan niệm của những người ở hải ngoại “thích vận động đấu tranh lật đổ”, vì thế họ sẽ chụp mũ ông, nhưng ông chấp nhận. Thiết nghĩ, những người phản đối Luật ANM nên lắng nghe những suy nghĩ của ông Hoàng Duy Hùng để thấy: Nếu thật sự thiện chí với đất nước, trước hết cần có nhận thức lành mạnh!

Tư Nguyên (Thời nay)

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây