Trang chủ Đấu trường dân chủ Bộ sử 15 tập: Những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng...

Bộ sử 15 tập: Những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng cần quan tâm (kỳ 1)

288
0

Ban biên soạn bộ Lich sử Việt Nam 15 tập [Hà Nội: NXB Khoa Học Xã Hội, 2017] Do Ông Trần Đức Cường Làm Chủ Nhiệm Và Tổng Chủ Biên, đã làm cho bộ sách nổi tiếng vang dậy trong năm qua nhờ sự giới thiệu của Tổng chủ biên Trần Đức Cường trên các bài báo hồi tháng 8, năm 2017. Trong các đặc điểm được giới thiệu, dư luận chú ý nhất ở đoạn: “Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn (thay vì nguy quân ngụy quyền).” (https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-chu-bien-bo-su-viet-nam-nhieu-van-de-quan-he-viet-trung-chua-duoc-nhac-den-3629916.html )  Phản ứng dữ dội của quần chúng căn cứ vào lời giải thích không thỏa đáng của các ông Trần Đức Cường và sau này là ông Nguyễn Mạnh Hà về việc “bỏ sử dụng từ ngụy”, cho đến năm nay vẫn chưa suy giảm. Vì thế tôi đã cố gắng bằng mọi cách để có thể mua được bộ sách này để xem.

Khi được đọc Tập 12, thì tôi không thấy vấn đề từ ngữ có gì nổi bật như được ông Cường mô tả, nghĩa là các từ ngữ để diễn tả tính cách không chính danh, không chính nghĩa của chính thể miền Nam vẫn còn được dùng đúng chỗ và thích đáng. Đọc đi đọc lại giai đoạn đó, tôi lại khám phá ra những điều thiếu sót rất quan trọng, gần như cố ý của ban biên tập về những chi tiết sẽ kể sau. Cũng chính vì thế, nên tôi rất thắc mắc về lý do tại sao ông Trần Đức Cường cố tình đánh lạc dư luận về chi tiết dùng từ ngữ liên quan đến ngụy quân ngụy quyền trong lúc đó chính phủ ở miền Nam vẫn được mô tả thích ứng  với bản chất của nó.

Bộ sử 15 tập: Những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng cần quan tâm (kỳ 1)

Bài viết này gồm có các tiết mục:

1.-/ Một Số Thiếu Sót & Sai Lầm Trong Bộ Sách Lịch Sử VN 15 tập

2.-/ Nguyên Nhân Các Tập Sách Có Nhiều Thiếu Sót Như Trên

3.-/ Hậu Quả Của Những Thiếu Sót Trong Các Bộ Sách Lịch Sử

4.-/ Đề Nghị.

Kỳ 1: Những thiếu xót và sai lầm nghiêm trọng cần quan tâm (kỳ 1)

Từ khi tôi biết được bàn tay của Giáo Hội La Mã đã vươn tới khắp nơi và tác động chính trị lên các nước thuộc địa bên cạnh các cường quốc thực dân, nhất là  chống lại đất nước và dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về tổ chức này. Từ ngày bước chân vào nghề giảng dạy môn lịch sử tại các trường trung học ở miền Nam Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ liên tục từ niên khóa 1964-1965 cho đến tháng 6 năm 1998, tôi đã không ngừng nỗ lực sưu tầm những tài liệu liệu lịch sử có liên hệ đến những khu rừng tội ác mà Giáo Hội La Mã đã gieo tai giáng họa cho nhân loại

Vì có chủ tâm như đã nói trên, cho nên sau khi đã nghiền ngẫm hàng trăm tài liệu nói về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã, chúng tôi khởi công biên sọan các tác phẩm như (1) Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, (2) Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, (3) A Poem for My Children, (4) bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, (5) Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, (6) Họ Và Chúng Ta, (7) Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và (8) gần 100 tác phẩm khác với nội dung xoay quanh hay có liên hệ đến những hành động tội ác của Giáo Hội La Mã đã tích cực can thiệp vào nội tình Việt Nam.

Cũng vậy, đối với bộ sách lịch sử 15 tập mà tôi đã tìm cách mua được, tôi cũng chú ý đến các khoảng thời gian liên hệ. Sau khi đã đọc đi đọc lại những  tập sách trong đó, chúng tôi nhận thấy có đến 10 vấn đề dưới đây bị bỏ qua, đều bôi xóa, dù vô tình hay cố ý, đã khỏa lấp các dấu vết tội ác của Giáo Hội La Mã trong lịch sử Việt Nam

Vấn đề 1- Tập Thứ 4

Trong Tập 4, từ Thế Kỷ XVII Đến Thế Kỷ 18 các tác giả   chỉ nói vắn tắt về:

1.-/ Những việc làm ở Việt Nam của Linh-mục Alexandre de Rhodes:

a.- Nơi trang 505, sách này viết:

Alexandre de Rhode sinh ngày 15/3/1593 tại Avignon, miền Nam nước Pháp. Năm 1612, ông bẳt đầu và tập viện vào Dòng Tên ở Roma. Năm 1618, được thụ phong linh mục và năm 1619, ông bắt đầu sang Á Đông. Sau 6 năm nhậm chức linh-mục, ông tham gia truyền giáo ở Việt Nam. Nơi ông tới đầu tiên là Đàng Trong, và tháng 12 năm 1624 và ở đó tới tháng 7 năm 1626. Tại đây ông đã học được tiếng Việt và tự truyền giáo bằng tiếng Việt không phải quan phiên dịch…”

b.- Nơi trang 512 và 513, sách này viết:

“Chữ Quốc Ngữ Ra Đời: Đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam không những đã đem lại một số biến đổi quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, mà chính từ việc tiếp xúc với những giáo sĩ phương Tây, một sự kiện quan trọng dẫn đến là sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Trong khi đến truyền giáo ở Việt Nam, để phục vụ cho việc giảng kinh và truyền bá kiến thức, các giáo sĩ đã học được tiếng Việt và dùng chữ cái Latinh ghi lại các từ Việt. Lúc đầu có hai cha cố người Ý là Pina và người Bồ Đào Nha là Borri vào năm 1621 đã làm ra cuốn sách Kinh nghĩa bằng tiếng Nam ngữ. Tiếp theo lại có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha nữa tên là Gaspar de Amaral và Antoine de Barbosa soạn ra được hai quyển tự vị: Việt Nam – Bồ Đào Nha và Bồ Đào Nha Việt Nam. Sau đó Alexandre de Rhodes đã dựa vào đấy để dựa vào đấy để soạn ra cuốn tuwjvij: Việt Nam – Bồ Đào Nha – Latinh. Cuốn sách này được xuất bản tại tạo La Mã và năm 1651, dùng cho các giáo sĩ.”

NHẬN XÉT: Trong hai đoạn văn trên đây nói về những việc làm của Linh-mục Alexandre de Rhodes, các tác giả có ý kể  “công trạng” của nhà truyền giáo này và mấy người đồng nghiệp người Ý, người Bồ Đào Nha của ông ta.

Theo thiển ý của chúng tôi, họ làm ra chữ Quốc Ngữ và mấy cuốn tự điển nói trên không phải có chủ tâm giúp cho nước Việt Nam chúng ta có một hệ thống chữ viết tiến bộ như  các   con chiên người Việt thường rêu rao để kể công của họ. Mục đích duy nhất của họ là làm cho dễ dàng trong công việc truyền bá vào Việt Nam cái tôn giáo mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” (1), và học giả Charlie Nguyễn gọi nó là “đạo máu”, “đạo bịp.” (2)

Có một điều làm cho tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên là các tác giả Tập 4 này  không có một lời nào nói đến những hành động tội ác mà nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes có chủ tâm chống lại văn hóa dân tộc và tổ quốc Việt Nam.

  • Trong quyển Phép Giảng 8 Ngày (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651), của Alexandre De Rhodes có sơ sơ33 tiếng “thằng” để gọi những giáo chủ các tôn giáo khác (Vậy thì ta làm cho Thíc Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống), hay nhân vật mà ông cho là xấu hay đối nghịch. Nội Ngày Thứ Bốn đã có 3 tiếng “rợ mọi”dành cho các tôn giáo Á Đông! Trong lúc đó, một điều gọi Đức Giêsu, hai điều Đức Giêsu.

Hành động của Alexandre De Rhodes như một tên biệt kích văn hóa. Cũng trong cuốn Phép giảng Tám Ngày này, ông ta dành hẳn Ngày Thứ Bốn (Chương Bốn) với nhan đề là “Những Đạo Vạy”  vừa tôn vinh đạo Ki-tô vừa phỉ báng các tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta như sau:

“Song le Đại Minh vốn thì có phân ra ba đàng cả, những đàng vạy, chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy khác. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hay chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỉ, mà làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo bụt. Sự đàng sau này bở nước India mà ra, thì ta nói trước. Ta suy ra bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian.”(tr.104-105).

Vì vậy giáo bụt có hai đàng: một là gọi giáo ngoài mà dạy người ta thờ bụt dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt cho nên phạm tội vô hối vô số. (Tr. 107-108). ”

“Bởi tam giáo này, như bởi nguồn độc, có ra nhiều sự dối khác. Song le, bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng nói dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra có ngã với thì đã tỏ….”(tr 115-116).

Một tác phẩm giảng đạo bằng ngôn ngữ Việt Nam gồm những lời lẽ chia rẽ dân tộc, khinh miệt văn hóa nước nhà, và dùng từ ngữ  thiếu văn hóa như thế có khác nào những phường hạ lưu.

Ngoài ra, đối với Việt Nam chúng ta, ông này đã có những hành động của một kẻ gián điệp như dưới đây:

2.-/ Những hoạt động gián điệp thâu thập và đúc kết các thông tin tình báo thành một bản tường trình đầy đủ về những tín tức tình báo chiến lược vô cùng quan trọng  rồi gửi về giáo triều Vatican. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng – NMQ). Một thập niên sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Da-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự.” (3)

3.-/  Rồi chính ông ta lại được giáo triều Vatican sai phái mang bản tường trình này đến kinh thành Paris để uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục triều đình Vua Louis XIV (1638-1715) cấu kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Tôi tin rằng”, ông (Alexandre de Rhodes) viết, “Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể Phương Đông. Cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó.”Nguyên văn: ”J’ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’ Orient, que j’y trouverais moyen d’avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Eglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652.”    (4)

Những hành vi gián điệp chính trị và biệt kích văn hóa của nhà truyền giáo như thế tại sao lại được ghi với giọng văn ghi nhận công lao hơn là mô tả trung thực mưu đồ của họ?

Vấn đề 2 – Cũng Tập Thứ 4

Nói về chuyện Giám-muc Bá Đa Lộc tìm gặp và thuyết phục Chúa Nguyễn Ánh với hy vọng được cho làm đại diện ông chúa này sang triều đình Pháp cầu viện quân sự để đánh bại nhà Tây Sơn, các tác giả Tập 4 viết:

“Năm 1783, bị quân Tây Sơn đánh đuổi, Nguyễn Ánh phải long đong chạy từ đảo này sang đảo khác, lúc thì ở đảo Cổ Cốt, lúc lại trở về đảo Phú Quốc, nghe tin Bá Đa Lộc đang ở Chan Bôn (Chatabun)` đất Xiêm, liền sai người mời đến để nhờ việc cầu cứu nước Pháp.” Trang 451.

NHẬN XÉT: Bản văn trên đây của các tác giả Tập 4 trong bộ Lịch Sử Việt Nam khẳng định rằng Nguyễn Ánh chủ động khi “nghe tin Bá Đa Lộc đang ở Chan Bôn (Chatabun) đất Xiêm, liền sai người đi mời Giám Mục Pigneau de Béhaine đến để nhờ việc cầu cứu nước Pháp.” Trong khi đó bản văn sử viết bằng tiếng Anh của sử gia Stanley Karnow (người Hoa Kỳ) lại khẳng định Giám-mục Bá Đa Lộc chủ động và tích cực đưa ra đề nghi và lập đi lập lại rằng Nguyễn Ánh nên nhờ ông ta làm đại diện cho Nguyễn Ánh sang Pháp cầu quân viện.

Sử gia Stanley Karnow viết trong sách Vietnam A History nguyên văn như sau:

“The Nguyen survivor, Nguyen Anh, had fled to the island with his Tayson foes behind him. As the story goes, Pigneau hid the fugitive prince and became his adviser. Employing guerrilla tactics, Nguyen Anh regained Saigon and its surrounding provinces, but lost it in 1784 when the Tayson forces returned to defead him. Desperate, he now accepted Pigneau’s repeated proposal that he appeal to France to intercede on his behalf. Nguyen Anh authorized Pigneau to negotiate for him, and, in time honored Asian style, he sent his small son off with the missionary as a sign of his good faith.” (5)

Tạm dịch:”Nguyến Ánh đã cùng với một số kẻ thù của nhà Tây Sơn chạy trốn ra đảo Phú Quốc. Chuyện rằng Bá Đa Lộc che giấu họ và trở thành cố vấn của Nguyễn Ánh. Nhờ sử dụng chiến thuật du kích, Nguyễn Ánh chiếm lại được Sàigòn và các tỉnh trong vùng phụ cận, nhưng vào năm 1784, nhà Tây Sơn đem quân trở lại thì Nguyễn Ánh lại bị đánh bại. Tuyệt vọng, Nguyễn Ánh đành phải chấp nhận đề nghị mà Bá Đa Lộc đã lập đi lập lại là nhờ ông ta làm đại diện cho Nguyễn Ánh sang Pháp cầu quân viện, và theo phong cách Á Châu thời đó, Nguyễn Ánh trao người con trai nhỏ đi với ông ta như là một dấu hiệu hết lòng tin tưởng vào ông ta trong vấn đề này.”

Vấn đề 3 – Tập Thứ 5

Về vấn đề ban hành lệnh cấm đạo trong thời nhà Nguyễn (1802-1885), các tác giả Tập 5 bộ Lịch Sử 15 tập viết vẳn tắt như sau:

“Đầu thế kỷ XIX, các giáo sĩ Pháp không chỉ làm nhiệm vụ điều tra mà còn có những hoạt động can thiệp vào các hoạt động chính trị, xã hội ở Việt Nam. Trong các vụ biến động ở triều đình như cuộc vận động cho con trai Hoàng Tử Cảnh lên ngôi sau khi Gia Long chết. Vụ Lê Văn Duyệt chống lại Minh Mệnh, vụ nổi dậy của Lê Văn khôi hay vụ loạn Chày Vôi thời Tự Đức, v.v… người ta đều thấy có sự can dự của các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo…” (Tr. 668).

Lợi dụng danh nghĩa họ đi sâu vào các địa phương, dò xét tình hình để báo cáo về nước. Sắc chỉ cấm đạo đầu tiên được ban hành vào năm 1825. Theo đó, việc kiểm soát ở các địa phương, đặc biệt là vùng duyên hải và vùng rừng núi được siết chặt hơn để không cho các giáo sĩ len lút xâm nhập.” (Tr.669.)

NHẬN XÉT: Các tác giả Tập 5 trên đây viết một cách vắn tắt và chỉ nói một cách tổng quát rất sơ lược về  những hoạt động tình báo và những hành động chống lại triều đình nhà Nguyễn của bốn giáo sĩ Ca-tô truyền giáo ở Việt Nam vào lúc đó,  chứ không nói lên được việc làm cực kỳ thâm độc của họ là xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp, tức là xúi giục giáo dân nổi loạn chống lại nhà Nguyễn hay bất kỳ chính quyền Việt Nam nào không chịu thần phục giáo triều Vatican hay Giáo Hội La Mã. Bản sử dưới đây nói rõ quái chiêu này của họ:

“Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) moiứi là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” (6)

Chiêu bài xúi gịuc các con chiên trong các làng đạo không tuân hành pháp luật triều đình nhà Nguyễn là giọt nước tràn khiến cho Vua Minh Mạng phải ban hành lệnh cấm đạo. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày rất rõ ràng và khá đầy đủ trong bài viêt “Nguyên Nhân Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo”.

Vấn đề 4 – Tập Thứ 6

Nói về những nỗ lực trong thập niên 1850 của các giáo-sĩ Ki-tô vận động triều đình Pháp Hoàng Napoléon III xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, các tác giả biên soạn Tập 6, bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập chỉ nêu danh Tổng Giám Mục Bonnechose, và tuyệt nhiên không nói đến vai trò của Hoàng Hậu Eugénie và của các giáo sĩ khác đã tích cực vận động triều đình Paris Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Trong khi đó, sách Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (TP Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH Sách Nam Phương, 2014) có trình bày đầy đủ những sự kiện trên đây và còn kế hoạch xâm lăng (đánh chiếm Việt Nam) trong các trang 38-46:

Những giáo sĩ khác đó là Giám-muc Pellerin đã thân hành đến tận kinh thành Paris để trực tiếp uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục triều đình Pháp Hoàng Napoléon III xuất quân Việt Nam Các linh mục Huc và Linh-mục Legrand de la Liraye viết bản luận cương hay thư trần tình gửi lên triều đình Paris trong đó họ trình bày những lợi điểm để thuyết phục nhà vua xuất quân đánh chiếm Việt Nam.

NHẬN XÉT: Đọc các trang 25-122 trong Tập 6, độc giả sẽ có   cảm tưởng là tác giả có chủ tâm giảm nhẹ vai trò của các giáo sĩ Ki-tô trong nỗ lực vận động triều đình Pháp Hoàng Napoléon III xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa Xin đọc “Lần 3” trongTiêt Mục “5 Lần Vatican Vận Động Pháp Và Mỹ Cấu Kết Với Vatican Xuất Quân Đánh Chiếm Việt Nam Làm Thuộc Địa”, trong bài viết “Vai Trò Của Giáo Hội La Mã Quanh Việc Pháp Tấn Công Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Vấn đề 5 – Tập Thứ 6

Giám-mục Puginier là đại diện của giáo triều Vatican hay Giáo Hội La Mã tại Hà Nôi trong những năm 1864-1892 với rất nhiều thành tích chống phá Việt Nam bằng đủ mọi thủ đoạn cực kỳ thâm độc và vô cùng dã man, trong đó một số những thành tích mà chúng tôi nêu lên ở trên. Ấy thế mà các tác giả Tập 6 lại không có một dòng nào nói về những hành động tội ác cực kỳ dã man do người đại diện của giáo triều Vatican này chủ mưu!

NHẬN XÉT: Về Giám Mục Paul Francois Puginier (1835-1892). Ông giáo sĩ này là người Pháp, là đại diện của Tòa Thánh Vatican ở Hà Nội (Đường Ngoài) trong những năm 1864-1892 và cũng là tác giả kế hoạch Puginier trong đó ông trình bày sách lược tiêu diệt Nho giáo cũng giới Nho Sĩ và hầu hết tất cả những thành phần trong đại khối nhân dân sống theo nếp sống văn hóa tam giáo đồng nguyên cổ truyền của dân tộc. Kế hoạch dã man này được Tiến-sĩ sử học Cao Huy Thuần ghi lại trong sách Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam 1857-1914 (New Haven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990) [bằng tiếng Pháp nơi các trang 287-303], và trong sách Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (TP Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH Sách Nam Phương, 2014) nơi các trang 301-317.

Đồng thời, Linh-muc Trần Tam Tỉnh cũng viết về  giám-mục Francois Puginier như sau:

Cho tới ngày chết, 25.4.1892, giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua bữa nào mà không hoạt động để cũng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ thuộc địa. Và một phần nhờ các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể dập tan cuộc kháng chiến vũ trang của Người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xảy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm «bình định» cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Métxanhgiê (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lùi. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất) nghĩ tới việc nhờ linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân, Ba Đình đã thất thủ.” (7)

Tại sao lại như vậy? Xin ông Trần Đức Cường và các tác giả Tập 6 lên tiếng nói rõ lý do TẠI SAO lại không có một dòng chữ nào đề cập đến tên Giám mục ác ôn mang danh nghĩa là đại diện cho giáo triều Vatican ở Hà Nội trong những năm 1864-1892 mà lại có những hành động tội ác vô cùng nghiệm trọng như trên đối với đất nước và dân tộc Việt Nam?

Vấn đề 6 – Tập Thứ 10

Tập 10 (Từ năm 1945 đến năm 1950) trong Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập không có một dòng chữ nào nói về những việc làm bất chính và đại gian đại ác của giáo triều Vatican hay Giáo Hội La Mã như trình bày sau đây.

NHẬN XÉT: Ngay khi nước Pháp vừa được giải phóng vào tháng 8 năm 1944, Vatican liền đồng mưu với một tín đồ Ca-tô có thế lực người Pháp là Georges Bidault (1889-1983) thành lập một đảng Ca-tô có danh xưng là Mouvement Republic Populaire (MRP) nhẩy lên nắm chính quyền để làm lợi cho Vatican, tiếp tục theo đuổi chủ trương tái chiếm Đông Dương do Charles De Gaulle chủ xướng và tiến hành.

Bộ sử 15 tập: Những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng cần quan tâm (kỳ 1)

cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu

Ngay khi Nhật vừa mới đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945, thì ngày 17/8/1945, Pháp và Vatican đồng thuận bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu thuộc dòng tu Carmelite nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương – High Commissioner (một danh xưng mới của chức vụ Toàn Quyền Đông Dương (Gouverneur Général) trong những năm 1887-1945) lo việc tái chiếm Đông Dương và cũng là để khích lệ nhóm tín đồ Ca-tô người Việt chống lại chính quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo. Dã tâm này của Pháp và Vatican trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ như sau

Đờ Gôn (De Gaulle) gặp đô đốc Thierry d’ Argenlieu, một tu sĩ Dòng Camêlô, làm cho Cao Ủy Đông Dương, nghĩa là làm Toàn Quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc quy tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh phục lần đầu, cách đó một thế kỷ.” (8)

Đồng thời, cũng vào năm 1945, viên Khâm Sứ đại diện giáo triều Vatican tại Huế là Tổng Giám-muc Antoni Drapier đưa ra một đề xuất can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ thô bạo và hết sức ngang ngược bằng cách dùng Bảo Đại thành lập chính quyền làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến hành cuộc chiến chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt dưới quyền lãnh đạo của các  nhà ái quốc lão thành Hồ Chí Minh. Đề xuất này được sách sử ghi lại như sau:

28/12/1945:Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125).

Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].” (9)

Hai sự kiện vô cùng quan trọng trên đây cho thấy rõ giáo triều Vatican đã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ thô bạo. Đó là một thế lực vẫn còn đang hoạt động ngày đêm can thiệp vào nội tình nước ta, do đó cần phải được ghi rõ để lịch sử được trung thực. Vậy tại sao Tập 10 không có một dòng chữ nào nói về vấn đề này?

Thật ra, từ lúc đạo Thiên Chúa được truyền vào xứ ta cho đến nay, tôi nhận thấy có tới 5 lần vận động nổi bật nhất của thế lực này để xin các cường quốc vào xâm lăng nước ta. Tôi đã tóm lược trong bài “Vatican 5 Lần Vận Động Ngoại Cường Chiếm Việt Nam Làm Thuộc Địa”.

Vấn đề 7 – Tập Thứ 10

Tập 10 (Từ năm 1945 đến năm 1950) và Tập 11 (Từ năm 1951 đến năm 1954) trong Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập không có một dòng chữ nào nói về những hành động cực kỳ bạo ngược, và dã man của bọn lính đạo ở Bắc Bộ cũng như ở Nam Bộ trong những năm Kháng Chiến 1945-1954 như trình bày sau đây.

NHẬN XÉT: Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, có rất nhiều xóm đạo hay làng đạo, ở trong các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng  Yên, Kiến An, Giáo Khu Phát Diệm, Giáo Khu Bùi Chu ở Bắc Bộ cũng như ở Nam Bộ (Vùng Bến Tre và Mỹ Tho) được Liên Minh giặc Pháp – Vatican thành lập các đội quân thập tự và võ trang rồi dùng các đạo quân này tiến đánh các làng lương ở chung quanh, gây nên không biết bao nhiêu khốn khổ đau thương cho nhân dân trong vùng. Sư kiện này được sách sử dưới đây viết đầy đủ:

1.-/ Nơi các trang 87-120, sách Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965) của hai tác giả Quang Toàn Và Nguyễn Hoài.

2.-/ Nơi các trang 81- 97, sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.

3.-/ Nơi các trang 187-193, sách Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996) của tác giả Lê Trọng Văn, kể lại hành động cực kỳ dã man này của bọn lính đạo Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh: “Chúng mổ bụng và phanh ngực nạn nhân bị gán cho là Việt Minh, lấy mật hòa với rượu đế, lấy gan đem nướng rồi ngồi nhậu với nhau”.

4.-/ Nơi các trang 199-200, sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993) của sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Chính Đạo, trình bày đầy đủ về 6,300 (6 ngàn 3 trăm) lính đạo ở vùng Bến Tre và Mỹ Tho dưới quyền chỉ huy của tên sĩ quan tây lai tên là Leroy.

Những sự kiện kiêu căng của các xóm đạo không phải là hiện tượng nhất thời hay đơn độc. Vì tổ chức của Thiên Chúa giáo ở những xứ thuộc địa luôn luôn liên hệ đến một hệ thống tổ chức quốc tế, đó là Vatican. Các xóm đạo bình thường chỉ là những nhóm người hiền lương, nhưng tiềm phục một sức mạnh liên đới. Chỉ cần một hay hai linh mục ở vào vị thế quan trọng và thời điểm nhạy cảm là họ có thể huy động số đông, gọi là hiệp thông.  Đó là một thế lực vẫn còn đang hoạt động ngày đêm lợi dụng các vấn đề xã hội trong nội tình nước ta mà thời gian mấy năm qua đã chứng minh. Muốn lịch sử là một bài học cho tương lai, không thể nào bỏ qua những vấn đề trên.

Vấn đề 8 – Tập Thứ 10

Toàn bộ Tập 10 “Từ Năm 1945 đến năm 1950” và Tập 11 “Từ Năm 1951 Đến Năm 1954”, không có một dòng nào nói về việc anh em Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm chuẩn bị vận động thế lực Vatican và Hoa Kỳ như thế nào để về Việt Nam làm Tổng Thống.

Sự kiện vào tháng 8 năm 1950, Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn con chiên ngoan đạo Ngô Đình Diệm đi sang La Mã trình diện  ông ta để nhận lời dặn dò về cung cách ăn nói hay đối đáp khi tiếp xúc với các nhà chính khách có thế lục trên chính trường Hoa Kỳ. Rồi sau đó, Giám-mục Thục và ông Diệm cùng bay sang Hoa Kỳ đến trình diện Hồng Y Francis Spellman và ông Diêm được trao cho ông hồng y này để ông ta lo lót chạy chọt với chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại  đưa ông ta về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Hoa Kỳ và Vatican.

Vì ít học và thiếu thông minh, cho nên, trong bữa cơm chiều được tổ chức ở trong Khách Sạn Mayflower vào tháng 10 năm 1950, khi bị các chính khách Hoa Kỳ có quyền lực thăm dò khả năng chính trị của ông Diệm, đại ý họ nói trong hoàn cảnh Việt Nam vào năm 1950, nếu được đưa về Việt Nam cầm quyền thì ông (Ngô Đình Diệm) sẽ có kế hoạch như thế nào để ổn định tình thế?” Ông Diệm không đắn đo, không suy nghĩ, trả lời ngay tức thì một các hồn nhiên rằng, ông ta “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống cộng cực lực.”(10)

Vì ông Diệm đã trả lời các nhà chính khánh Hoa Kỳ  bằng câu  nói quá ư ngu xuẩn như trên, cho nên sách sử mới ghi lại chuyện nhục nhã như sau:

“Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm. Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhậm Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” (11)

NHẬN XÉT: Toàn bộ vấn đề 8 trên đây  đã được chúng tôi trình bầy đầy đủ trong Chương 60 với nhan đề  “Những Tính Toán Của Vatican trong năm 1950” (sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php),  sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.. Tiếc rằng, sau khi  đã rà soát mấy lần  !

Vấn đề tính toán của Vatican trong năm 1950 để cài người trực tiếp can thiệp vào chính trị Việt Nam là một vấn đề rất quan trọng. Đó là một sự xâm lăng chính trị và văn hóa của Vatican một cách trực tiếp nhất. Nếu nhân dân Việt Nam không hiểu giai đoạn này thì lịch sử không thể đưa ra cái nhìn xuyên suốt từ đầu đến cuối, và do đó bị méo mó một cách thảm hại.

Vấn đề 9 – Tập Thứ 11

Tập 11 “Từ Năm 1951 Đến Năm 1954” và Tập 12 “từ năm 1954 đến năm 1965” (trong bộ Lịch Sử 15 Tập)  không có một dòng nào nói về vấn đề Hoa Kỳ và Vatican âm mưu sử dụng bom nguyên tử trên nước Việt Nam chỉ vì muốn giải vây cho Pháp.

Đầu mùa Xuân năm 1954, khi chính quyền Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đang bàn thảo và do dự có nên hay không nên sử dụng bom nguyên tử để giải vây 16 ngàn liên quân Pháp – Vatican đang bị quân đội Kháng Chiến Việt Nam vây khổn tại các cứ điểm Điện Biên Phủ, thì Giáo Hoàng Pius XII (1939-1954) qua Hồng Y Francis Spellman vận động cổ vũ kế hoạch dã man này. Sư kiện này được sử gia Avro Manhattan nói rõ ràng nơi trang 72, sách Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984) và đã được chúng tôi ghi lại đầy đủ trong bài viết “Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) dưới mắt một người Việt Nam”.

NHẬN XÉT:  Âm mưu một hành động nguy hiểm của quân ngoại xâm cần được ghi vào lịch sử để phản ảnh trung thực mối nguy nan của đát nước trong giai đoạn quyết tử.  Những tình tiết này rất cần được ghi vào lịch sử để dân ta cảnh giác hơn đối với mọi toan tính của những thế lực ngoại cường.

Vấn đề 10 – Tập Thứ 12

Tập 12 “Từ Năm 1954 Đến Năm 1965” thiếu sót rất nhiều sự kiện liên quan đến quyền lợi của đất nước và tình trạng văn hóa xã hội ở miền Nam. Điều rất đáng ngạc nhiên là tất cả các điều thiếu sót này đều liên hệ đến quyền lợi của Giáo Hội La Mã.

NHẬN XÉT A:

Sau khi được Hoa Kỳ cấu kết với Vatican đưa về Viêt Nam cầm quyền kể từ ngày 07/07/1954 để làm tay sai cho cả hai thế lực này, ông Ngô Đình Diệm đã dồn nỗ lực vào trách nhiệm phục vụ cho quyền lực và quyền lợi của giáo triều Vatican hay giáo Hội La Mã bằng những hành động  phản nước hại dân mà chúng tôi đã ghi lại đầy đủ trong  bài viết “Tập Thể Con Chúa Chống Lại Tổ Quốc Việt Nam Trong Những Năm 1954-1975” . Để giúp cho độc giả khỏi mất thì giờ tìm đọc bài viết này, chúng tôi xin ghi lại đầy đủ những sự kiện dưới đây để độc giả có thể dựa vào đó mà dễ dàng nhận ra những thiếu sót trong bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập.

Sự kiện đầu tiên: Trong thời gian thi hành chính sách“Cải Cách Điền Địa” trong những năm 1957-1963 do quan thầy Hoa Kỳ chủ xướng, chính quyền Ngô Đình Diệm “Không rớ tới 370 ngàn mẫu Anh mà Giáo Hội La Mã làm chủ (đã cướp đọat của dân ta)”.(12)

Chính quyền Ngô Đình Diệm hành động như thế là vì muốn bảo quản khối bất động sản khổng lồ mà Giáo Hội La Mã đã cướp đoạt của nhân dân ta trong những năm 1862-1954.

Tập 12 trong bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 tập, các tác giả có nói đến chuyện chính quyền Ngô Đô Đình Diệm tiến hành cuộc cải cách điền địa  ở miền Nam khởi đầu vào năm 1957, nhưng bỏ sót đoạn văn mà sử gia Joseph Buttinger đã nói như đã nêu lên trên.

Sự kiện 2: Với sự cố vấn chỉ đạo của Hoa Kỳ, chính quyền Ngô Đình Diệm cương quyết từ chối, không chấp nhận“đề nghị hiệp thương” của chính quyền miền Bắc để tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956 như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định. Hành động này đã khiến cho chính quyền miền Bắc không còn có cách nào khác hơn là phải phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam vào cuối năm 1959 để thống nhất lại đất nước. Vĩ vậy mà nhân dân ta lại phải lao vào cuộc chiến vô cùng khốc liệt 1959-1975 này. Xin đọc bài viết “Giá Trị Và Tầm Quan Trọng Của Ngày Thống Nhất Đất Nước 30/4/1975”.

Sự kiện 3:  Ưu đãi và biến nhóm thiểu số con chiên Ca-tô thành một giai cấp thượng đẳng,”một thứ kiêu dân” trong xã hội, được hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi ở miền Nam Việt Nam.  Thực trạng này được ông Trần Lâm nói rõ ràng trong bài viết “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm” . Vì vậy mà các giám mục và xác linh mục trở thành các siêu bạo chúa ngồi ở hậu trường chỉ đạo chính quyền trung ương ở Sàigòn và các chính quyền địa phương để cải đạo nhân dân thành tín đồ Ca-tô giáo theo đúng đường lối mà cố vấn Ngô Đình Nhu đã công khai tuyên bố:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” (13)

Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này là vai trò của Giám-mục Ngô Đình Thục đối với chính quyền Sàigòn và ở Huế, vai trò của Giám mục Phạm Ngọc Chi ở Vùng 1 và Quân Đoàn 1, Linh-muc Nguyễn Lạc Hóa trở thành bạo chủa tại Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu), và các Linh-mục như Mai ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình Gia Định),  Linh-mục Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình Gia Định), Linh-mục Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), Linh-mục Tô Đình Sơn (Phú Yên) , Linh Mục Vũ Thạch Nghị (Bình Thủy, Cần Thơ), Linh-mục Nguyễn Bá Lộc (ở Cái Sắn, Kiên Giang), v.v… tất cả đều là những bạo chúa ở hậu trường và đứng trên các chính quyền phương.

3a). Dùng bọn“Kiêu Dân Công Giáo“ này (1) vào trong các tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát, lực lượng đặc biệt, và (2) trao cho chúng nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan trong chính quyền và các đơn vị trong quân đội. Các tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát của chính quyền Ngô Đình Diệm thật là vô cùng khủng khiếp giống như thiên la địa võng.(14)

Nói chung là trong chính quyền cũng như trong quân đội, hầu hết những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan quan trọng đều được trao cho các con chiên nắm giữ, đặc biệt là trong các ngành công an, mật vụ, cảnh sát và an ninh quân đội. Những tín đồ Da-tô như Ngô Thế Linh, Trần Kim Tuyến, Lê Quang Trung, Lê Quang Triệu, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Mầu, Phan Quang Đông, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Khắc Bình, v.v… đều là những người nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan công an, mật vụ và cảnh sát. Hầu hết những nhân viên cấp dưới trong các cơ quan của các ngành này đều là tín đồ Da-tô. Linh-mục Mai Ngọc Khuê nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đưa tín đồ Da-tô vào làm việc trong các ngành này. Nhờ vậy mà họ tha hồ hét ra lửa, mửa ra khói, tác oai tác quái đối với nhân dân. Ngoài xã hội, mỗi xóm đạo dưới quyền quản nhiệm của một linh mục đều trở thành một quốc gia trong quốc gia.

Trong bất kỳ lãnh vực hoạt động kinh tế nào, cũng có bàn tay của linh mục hay tín đồ Da-tô thao túng. Những bằng chứng rõ rệt nhất cho sự kiện này là (1)  việc khai thác gỗ rừng trong các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, (2) việc nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất các cơ sở của chính quyền và các cở sở của quân đội, (3) việc nắm độc quyền phân phát vé sổ kiến thiết, (4) việc nắm độc quyền cung cấp văn phòng phẩm cho các cơ quan chính quyền và quân đội, và (5) việc nắm độc quyền cung cấp thực phẩm cho các trường Võ Bị Đà Lạt, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tầu, Trường Biệt Động Quân, các Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự trong các Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3 và Vùng 4.

3b). Dùng chính sách “sĩ quan đồng hóa” để đưa con chiên thân tín của gia đình họ Ngô vào hàng ngũ sĩ quan rồi trao cho nắm giữ các chức vụ chỉ huy quan trọng trong chính quyền cũng như trong quân đội. Con chiên Phạm Ngọc Thảo ở vào trường hợp này. Có thể có nhiều trường hợp khác nữa mà chúng tôi không biết.

Đưa những  con chiên ít học (mới học hết bậc tiểu học hay chưa hoàn tất chương trình trung học Đệ Nhất Cấp hoặc chưa học đến lớp 11 ở bậc Đệ Nhị Cấp) vào học tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức với danh nghĩa là đặc cách “Lính Bảo An” hay lính “Địa Phương Quân” để biến họ thành sĩ quan quân đội, rồi thăng chức và bổ nhậm họ vào các chức vụ chỉ huy trong các tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát và quân đội. Tôi đã khám phá ra hành động gian trá này khi được Bộ Tư Lệnh Không Quân tuyển chọn cho theo học Khóa 7 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khai giảng và ngày 12/6/1958. Tôi thuộc Trung Đội 7 với Chuẩn Úy Nguyên Quang Anh là cán bộ trung đội trưởng, Đại Úy Nguyễn Mộng Tưởng là đại đội trưởng, Trung Tá Nguyễn Viết Thanh là Giám Đốc Trường Bộ Binh, và Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm  là chỉ huy trưởng của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Trong Trung Đội 7 của tôi có tới 5 hay 6 sinh viên khóa sinh thuộc diện đặc cách “Địa Phương Quân”. Tất cả họ đều là con chiên của Ca-tô giáo.

Sự kiện 4: Dùng các tổ chức quân sự được vũ trang trên đây để tiến hành Kế Hoạch Kitô hóa toàn thể nhân dân miền Nam (tùy theo hoàn cảnh của từng địa phương) bằng bạo lực theo chỉ tiêu mà ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố như đã nói ở trên.

Hậu quả của kế hoạch này là chế độ của anh em nhà Ngô và bọn “Kiêu Dân Công Giáo” đã tàn sát hơn 300 ngàn lương dân miền Nam.(15)

4a). Tôn vinh các giáo sĩ và con chiên người Việt chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong các thế kỷ 17, 18, 19 và nửa đầu thế kỷ 20 bằng cách dùng danh tính của chúng đặt tên cho các trường học, đường phố ở Sàigòn và ở nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy rõ sự thật này.

Về trường học, chúng ta thấy có các Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông), v.v…

Về đường phố, chúng ta  thấy có Đường Tổng Đốc Lộc (con chiên Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (con chiên Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi, Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.

4b).  Cưỡng bách người dân miền Nam phải dùng từ “công giáo” trong các văn thư hành chánh, trong các sách giáo khoa ở các học đường, trong báo chí và trong tất cả các ngành hoạt động văn hóa.(16)

Sự kiện 5: Tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể vào tháng 2/1959 để dâng nước Việt Nam cho giáo triều Vatican (được ngụy trang là Đức Mẹ Vô Nhiễm) và mời viên Khâm sứ đại diện giáo triều Vatican tại Sàigòn là Hồng Y Agagianian đến làm chủ tế. Buổi đại lễ này tốn phí lên đến nhiều triệu đồng vào thời đầu năm 1959. Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ, 1978), 126-128.

Sự kiện 6:  Biến miền Nam Việt Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống làm nguyên liệu cho Trung Tâm biến chế bạch phiến ở Marseille cũng do con chiên Ca-tô người Âu Châu điều hành. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Chương 91 có tựa đề là “Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Sự kiện 7: Biến chính quyền miền Nam thành một tổ chức tội ác với hàng rừng hành động tham nhũng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Tình trạng này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 90 với tựa đề là “Vấn Nạn Tham Nhũng Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã (sẽ được phổ biến trên trang nhà sachhiem.net và sachhiem.org trong một ngày gần đây.) Vấn nạn tham nhũng này cũng đã được trình bày đầy đủ trong rất nhiều sách sử, ít nhất là có tới 10 tài liệu như sau:

a.-/ Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Sàigòn: NXB Tuổi Trẻ 1978) của Linh-muc Trần Tam Tỉnh. Sách này dành hẳn Chương III với nhan đề là Giáo Hội Trong Cơn Bão Bùng (các trang 118-180) để nói về vấn nạn tham nhũng ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Trong chương sách này, tác giả trình bày rõ ràng về vai trò chủ động và tích cực trong những hành động tham nhũng đều do các nam nữ tu sĩ Ca-tô, anh em, thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao chủ động.

b.-/ Sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cựu Tướng Đỗ Mậu. Sách này cũng dành hẳn Chương XIII với nhan đề là “Tệ Trạng Tham Nhũng” (các trang 403-445). Chương sách này trình bày khá đầy đủ về những thủ đoạn và thành tích tham nhũng của anh em cũng như thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao trong những năm 1954-1963.

c.-/ Sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Sách này dãnh hẳn Chương 19 với nhan đề là “Tội Ác Lạm Quyền Để Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản Quốc Gia” của bạo quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Đặc biệt là chương sách này có kê khai rõ ràng những khoản tài sản kếch sù của anh em nhà Ngô như Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Nhu, và Nguyễn Văn Bửu.

d.-/ Sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books Harper & Row, Publishers, 1972 của tác giả Alfred W. McCoy. Sách này dành toàn bộ Chương 5 với nhan đề là “South Vietnam: Narcotics in the Nation’ s Service” (gồm các trang 149-222) để nói về vấn để buôn bán ma túy.

e.-/ Sách The Deaths Of The Cold War Kings – The Assasinations OF Diem & JFK (Baltimore: Cemetery Dance Publications, 2000) của 2 tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee. Sách này nói rõ Cố Vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp điều hành các dịch vụ mua thuốc phiện sống ở Ai Lao đem về Sàigòn và biến chính quyền miền Nam Việt Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống làm nguyên liệu  cho trung tâm biến chế  bạch phiến tại Marseille ở Pháp. Vấn đề này cũng được nói rõ ở trong Tiết Mục “Sự kiện Số 11” ở trên.

f.-/ Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Chính Đạo, viết:

“Ngày 6/4/1960: Durbrow, Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn, than phiền về sự lộng hành của Cần Lao;” (17)

g.-/ Sách Công Và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992) của ông Nguyễn Trân, cũng nói đến những vụ tham nhũng trong các chính quyền Sàigòn nơi các trang 201, 373, và 483-487.

h.-/ Sách Việt – Nam Một Trời Tâm Sự (Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987) của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, dành hẳn 57 trang (45-102) để nói về tội ác cướp rừng của Giám-mục Ngô Đình Thục và những hành động lộng quyền của Ngô Đình Cẩn, nơi các trang 45-102.

i.-/ Sách Việt Nam Nhân Chứng (Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989) của cựu Tướng Trần Văn Đôn, nơi trang 248-249, nói về chuyện Ngô Đình Cẩn có 6 triệu Mỹ kim (ắn cướp của dân) để trong nhà Ngân Hàng Thụy  Sĩ, rồi đem dâng hiến cho Nhà Thờ Cứu Thế.

j.-/ Sách “Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” (San Jose, California: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994) của tác giả Hoàng Ngọc Thành & Thân Thi Nhân Đức. Trong sách này, nơi trang 191, nói rõ chuyện GM Ngô Đình Thục gửi 70 ngàn Mỹ kim trong một nhà ngân Hàng ở Ý Đại Lợi do một số người thân cận đứng tên và bị họ chiếm đoạt mất.

k.-/ Sách Our Own Worst Enemy (New York: W.W. Norton & Company Inc, 1968) của tác giả William J. Lederer. Nới trang 165, sách này có rõ chuyện bà Ngô Đình Nhu gửi một khoản tiền khổng là 18 tỷ ỹ Kim trong một nhà ngân hàng Thụy Sĩ. Hiển nhiên đây là tiền ăn cướp của nhân dân miền Nam.

Sự kiện 8: Các chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu:

8a.-/ Kiểm soát gắt gao môn Lịch Sử và Công Dân bằng một quyết định bất thành văn làphải  được sàng lọc   bởi những  tu sĩ áo đen địa phương .  Bộ sách Lịch Sử Thế Giới do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soan vừa mới phát hành vào cuối năm 1955   bị chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm ra lệnh tịch thu và cấm lưu hành chỉ vì trong bộ sách này có đề cập đến Thuyết Tiến Hóa của nhà bác học Charles Darwin (1809-1882) và “nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng” trong thời Trung Cổ. Hơn thế nữa, tác giả Nguyễn Hiến Lê còn bị “mạt sát là đầu óc đầy rác rưởi” và bị mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm đến tận nơi cư ngụ để rình mò dò xét với với thâm ý là khủng bố tinh thần tác giả Nguyễn Hiến Lê. Có thể nói là sinh mạng của tác giả bị “đe dọa.” (18)

8b.-/ Dành đặc quyền cho giới tu sĩ áo đen thao túng chính sách giáo dục và nắm độc quyền mở các trường tiểu và trung học ở trong các trại định cư, trong các khu dinh điền và trong các làng đạo theo đúng chủ trương của chế độ giáo phiệt Ca-tô. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày tương đối khá đầy đủ trong “Đề Tài Nói Chuyện Trực Tuyến Kỳ 4: Giáo Dục Thời Việt Nam Cộng Hòa”.

Sự kiện 9: Ngô Đình Diệm đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Ngày 30/11/1961, Tổng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Miền Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”(19)

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

“Quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”  (20)

Tội ác này còn ghê gớm và khủng khiếp gấp ngàn lần NẾU so sánh với tội ác tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực như đã nói ở trên, vì rằng cho đến ngày nay, hậu quả của hành động tội ác này  vẫn còn tác hại cho người dân Việt Nam cũng như đất đai canh tác và rừng cây trong những vùng bị ảnh hưởng. Vì thế mà sách sử mới ghi nhận con chiên Ngô Đình Diệm là một trong 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại như đã nói ở trên.(21)

NHẬN XÉT B.

Không những không hề đề cập đến bất kỳ sự kiện nào trong 8 sự kiện kể trên, ông Trần Đức Cường còn tuyên bố rằng, “để cho thích hợp với “chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc” của chính quyền hiện nay mà nói rằng, chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam Việt Nam với danh xưng là “ chính quyền quốc gia” và  “Việt Nam Cộng Hòa” là những “thực thể” đã tồn tại cả một thời gian dài 6 năm (đối với chính quyền bù nhìn Bảo Đại) và gần 21 năm trời (đối với các chính quyền miền Nam).

Thiển nghĩ rằng, lời tuyên bố trên đây không có giá trị thuyết phục. Chính sách hòa hợp hòa giải hay chính sách ngoại giao của một nước không thể được giải quyết bằng lịch sử, vì rằng một ngày nào đó, chính quyền hiện nay sẽ thi hành một chính sách khác để thích nghi với tình thế mới, chẳng lẽ ông Cường hay cơ quan đặc trách viết sử bộ sách phải viết lại bộ sách lịch sử Lịch Sử Việt Nam 15 tập  với những ngôn từ mới khác để thích nghi với chính sách mới của chính quyền hay sao?

Do đó, dựa vào những danh xưng hoa mỹ như “chính quyền quốc gia”, “Việt Nam Cộng Hòa” và “thực thể chính trị” đã tồn tại trong một thời gian nào đó” để biện minh cho cái lối viết sử “thiếu ngay thẳng” như trên, ông Trần Đức Cường đã diễn dịch một cách bất minh và lươn lẹo để làm hài lòng một  tập thể những người mang quốc tịch Vatican.

Cũng nên biết rằng, tập thể con chiên người Việt còn tiếp tục đánh phá chính quyền và nhân dân với dã tâm tạo “cái cớ” cho giáo triều Vatican vận động các ngoại cường can thiệp vào nội tình Việt Nam như ông cha chúng đã từng làm để chống  triều Huế trong thế kỷ 19.

Dùng câu nói “Để cho thích hợp với “chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc” của chính quyền hiện nay để làm lý do để thay đổi lịch sử là   làm hài lòng những cá nhân hay thế lực đã gây được thiện cảm đối với ông. Làm như thế là “nhất thạch tam tứ điểu”, thực hiện được những tất cả các mưu đồ sau đây:

1.-/ Đề cao chính quyền bù nhìn Bảo Đại rằng, “chính quyền này có chính nghĩa” với ý đồ gián tiếp khỏa lấp cái bản chất của nó là do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican dựng nên để làm tay sai cho chúng chống lại  đại cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của nhà lão thành cách mạng Hồ Chính Minh.

2.-/ Đề cao các chính quyền miền Nam bằng thủ đoạn sử dụng cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” để gián tiếp khỏa lấp cái bản chất của các chính quyền này vốn dĩ là do Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican dựng nên để làm tay sai cho chúng.

3.-/ Làm như thế là quí vị đã hạ giá cái chính nghĩa của nhân dân ta trong đại cuộc kháng chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Vatican với Pháp và với Mỹ để đòi lại độc lập và đem lại thống nhất cho đất nước.

4.-/ Đồng thời quí vị muốn giảm nhẹ những khu rừng tội ác mà (1) Vatican đã liên tục can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ thô bạo từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay, và (2) tập thể con chiên người Việt đã muối mặt làm tay sai đắc lực cho các thế lực ngoại thù là Vatican, Pháp và Hoa Kỳ trong suốt chiều dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975 và còn tiếp tục đánh phá chính quyền và nhân dân ta cho đến ngày nay.
>>Mời bạn đọc tiếp kỳ 2: Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc ‘xuyên tạc’ lịch sử (kỳ 2)

CHÚ THÍCH

(1) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165

(2) Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), t 228 & 272.

(3) Avro Manhattan, Vietnam why đi we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p 139.“Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries.”

(4) Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo:Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, California, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334.

(5) Stanley Karnow, Vietnam A History (New York: The Viking Press, 1893),p. 63.

(6) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (Saint Raphael, France: tự xuất bản 1994 ) tr. 17.

(7) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP: Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 45-46.

(8) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 61.

(9) Chính Đạo,  Việt Nam Niên Biểu (Houston, TX: Văn Hóa 1996), tr. 295.

Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sử 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23.

(11) Lê Hữu Dản, Sđ d., tr. 24

(12) Joseph Buttinger,Vietnam: A Dragon Embattled  (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.

(13) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I(Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

(14) Joseph Buttinger,Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praege, r, 1967), p 956, và Đỗ Mậu,Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr 645.

(15) Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr 127-131.

(16) Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II (Fall Church. VA: Alpha, 1991), tr. 1014.

(17) Chính Đạo,Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 172.

(18) Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster., CA: Văn Nghệ, 1986), tr 99-101). và Nguyễn Hiến Lê, Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: NXB Văn Học, 1993), tr. 354-356, của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

(19) Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

(20) Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

(21) Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168.

(22) Chu Tất Tiến,  CSVN Thoát Hiểm Bằng Cách Bôi Nhọ Công Giáo, Một Sách Lược Thâm Độc Của Cộng Sản”- Nguồn: (http://thongtinberlin.de/diendan/csvnthoathiembangcachboinhotongiao.htm)

(23) Trịnh Văn Phát. Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi. (Đăng trong Giáo Hoàng Học Viiên PIÔ – Liên Lạc Số 2 – Nhóm Úc Châu thực hiện, tháng 7 năm 1995, tr 72..

Nguyễn Mạnh Quang (Sách hiếm)

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây