Trang chủ Loa Phường Nhại bản “Yêu sách 8 điểm” mà Nguyễn Ái Quốc soạn 100...

Nhại bản “Yêu sách 8 điểm” mà Nguyễn Ái Quốc soạn 100 năm trước để công kích tình hình nhân quyền Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)

222
0

Qua việc khởi phát chiến dịch vận động ký tên Yêu sách 8 điểm này có thể thấy, nhóm Diễn đàn XHDS xuất phát từ “lập luận” cho rằng, họ và “nhân dân Việt Nam” đang không được hưởng 8 yêu sách về nhân quyền mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từng đưa ra cách đây 100 năm, thông qua chiêu trò này, họ chứng minh cho người dân thấy “tình hình Việt Nam không hề cải thiện sau 1 thế kỷ”, và “công sức đấu tranh trong 100 năm qua” đã trở nên vô nghĩa. Từ đó, dụng ý thấy rõ là khích lệ người dân cùng “đoàn kết” và “hưởng ứng” cuộc cách mạng dân chủ lật đổ thể chế chính trị hiện nay.

Nhại bản

Xét về các quy luật đã thành “truyền thống” của mấy chiến dịch kiểu này, từ cuộc ký tên đòi đổi tên nước, sửa đổi Hiến pháp 1992…, bước tiếp theo của cuộc vận động ký tên này là họ sẽ lập đoàn đưa yêu sách đến các cơ quan, trụ sở Đảng, Nhà nước với sự dẫn đầu của vài gương mặt cựu lãnh đạo có tiếng tăm để người dân lòe người dân hiểu rằng, chính trong nội bộ Đảng đã không còn tin vào Đảng, muốn Đảng thay đổi vì quyền lợi của nhân dân, bla, bla…

Sự thực thì có phải tình hình nhân quyền Việt Nam không hề cải thiện sau 1 thế kỷ, như nhận định của Hoàng Dũng, Võ Văn Tạo hay những người khởi xướng bản Yêu sách 8 điểm kia không? Nếu xét kĩ từng chi tiết và số liệu cụ thể, ta sẽ thấy không có chuyện đó.

Hãy lấy quyền tự do lập hội làm một ví dụ. Theo thống kê năm 2014, Việt Nam có 380 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố, 18 tổ chức công đoàn ngành, 6.020 tổ chức ở cấp địa phương và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội. Trong khi đó, số tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã tăng từ 70 tổ chức vào năm 1986 lên 210 tổ chức vào năm 1994, và 650 tổ chức vào năm 2006. Đến nay, con số này đã trên 1000 hội! Các luồng ảnh hưởng từ nước ngoài cũng tạo ra hàng trăm tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam, nhưng không trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, mà hiện nay chưa được thống kê đầy đủ. Ngoài ra, còn có hàng vạn câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ cư dân chung cư… không đăng ký hoạt động với Nhà nước, nhưng đang hiện diện phổ biến trên Internet mà không hề gặp bất cứ sự cản trở, gây khó khăn nào của các cơ quan quản lý Nhà nước. Thậm chí ở các tỉnh phía Nam,còn thấy nhan nhản các hội yêu ca khúc thời VNCH, các hội nhóm quân lực, sỹ quan, học viên thời quân đội, chính quyền VNCH, các nhóm thương phế binh đi xin hỗ trợ, từ thiện…đều như nấm vậy. Dù bức tranh này chưa hoàn hảo, nó hoàn toàn khác biệt với môi trường vào năm 1919, trong đó mọi đoàn thể của người Việt Nam đều bị cấm đoán.

Về quyền giáo dục, vào năm 1920, chỉ có 0,43% tổng dân số Trung kỳ và Nam kỳ là học sinh. Hiện nay, con số này là 24,44%, và Việt Nam đã có phổ cập giáo dục ở cấp tiểu học trên phạm vi cả nước. Tương tự, rất nhiều số liệu khác chứng minh tiến bộ vượt bậc về nhân quyền của VN được thế giới ghi nhận.

Khác với lời ông Hoàng Dũng, cũng không có bằng chứng vững chắc cho thấy kinh tế Việt Nam đang trì trệ, và Việt Nam đang đối diện với nguy cơ mất chủ quyền ở mức cao hơn các giai đoạn khác trong lịch sử. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,81% vào năm 2017, và đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Dù sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững, không thể phủ nhận rằng nó đã cải thiện đáng kể mức sống và cơ hội của nhiều cư dân nông thôn đang chuyển lên thành phố làm việc, hoặc các vùng nông thôn đang được đô thị hóa. Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, báo cáo của chính phủ Mỹ khẳng định rằng vào năm 2015, Việt Nam đã kiểm soát 48 điểm trên quần đảo Trường Sa, cao gấp đôi so với năm 1990. Trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm 8 điểm, Đài Loan chiếm 1 điểm, Philippines chiếm 8 điểm, Malaysia chiếm 5 điểm. Về vấn đề chủ quyền chính trị, không nước ngoài nào có quyền can thiệp để thay thế nguyên thủ quốc gia hiện nay của Việt Nam, giống như nước Mỹ từng làm để thay thế ông Ngô Đình Diệm, hay Pháp làm đối với triều đình phong kiến nhà Nguyễn!

Như vậy, hai ông Võ Văn Tạo và Hoàng Dũng với tư cách đại diện Diễn đàn XHDS và Nhóm soạn thảo Yêu sách 8 điểm đã đánh giá tình hình xã hội Việt Nam một cách phản khoa học, do chỉ dựa vào thông tin lề trái, dựa vào viễn kiến chủ quan mà không tham khảo số liệu thống kê và đời sống thực tế của các nhóm cư dân. Vì lý do này, mánh tuyên truyền khôn vặt của các ông sẽ không thuyết phục được đông đảo người dân, và nhanh chóng bị dư luận quên lãng.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây