Chõ mũi và tọc mạch kiểu BBC
Bước dài thì rách quần, chõ mũi vào công chuyện người khác chẳng tốt đẹp gì. Đó là một câu ngạn ngữ rất có ý nghĩa trong việc bốn tổ chức có tên Access, Article 19, PEN International và English PEN trình một văn bản tới chương trình theo dõi nhân quyền định kỳ của LHQ trong đó cho rằng Việt Nam thiếu cải thiện nhân quyền, đặc biệt là tự do biểu đạt ở Việt Nam và rằng chính phủ Việt Nam gia tăng tấn công mạng mà mục tiêu là xã hội dân sự. Sự việc này được thêm mắm, thêm muối bởi Hãng tin Báo bắp cải BBC.
Lý do cũng như các chứng cứ về việc trên rất mơ hồ, thậm chí là bịa đặt hoàn toàn như: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, danh sách các chủ để cấm đưa tin được mở rộng thêm ra các mảng chỉ trích chính phủ điều hành kinh tế, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và dân chúng địa phương, và chuyện làm ăn của con gái Thủ tướng”…
4 tổ chức kia do thiếu thông tin về báo chí Việt Nam thì đã đành nhưng có lẽ BBC tiếng Việt cũng chưa bao giờ đọc báo Việt Nam nên mới đưa ra những nhận xét hồ đồ như vậy. Đối với đọc giả Việt Nam thì kinh tế là chủ đề quen thuộc và quan trọng của hầu hết các báo. Không chỉ tuyên truyền về các chính sách kinh tế, báo chí còn là những kênh phản biện sắc nét với những chính sách vĩ mô, cũng như cách điều hành nền kinh tế của chính phủ. Còn nếu nói về chuyện làm ăn của con gái Thủ tướng thiết nghĩ bốn tổ chức trên đã có cái nhìn thiếu khách quan, thậm chí mang tính chụp mũ về vấn đề này. Chúng ta đang sống trong một thế giới tự do, việc người thân của các chính trị gia tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực là chuyện hết sức bình thường. Người này có thể làm chính trị, quân sự, pháp luật, người kia có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đó là chuyện đương nhiên bởi đơn giản nó là nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Dù hoạt động ở lĩnh vực nào những cá nhân này đều được điều tiết bởi pháp luật và không thể có ai đứng trên pháp luật. Chẳng lẽ theo BBC và những tổ chức trên thì con gái thủ tướng không được tham gia kinh doanh? Và nếu cho rằng báo chí Việt Nam bị cấm đưa tin liên quan đến việc làm ăn của con gái Thủ tướng thì họ có thể đơn giản sử dụng google để tra cứu và xem kết quả có bao tờ báo Việt Nam đề cập đến chủ đề này.
Một vu cáo khác là “Nhà chức trách Việt Nam đã bị cáo buộc đang gia tăng tấn công mạng vào xã hội dân sự bao gồm tấn công bằng từ chối dịch vụ (DoS), tạo tên miền giả, cướp tài khoản và phá mặt tiền các trang web họ không ưa”. Đến thế này người ta gọi là nói liều, nói bậy. Bởi đây là lĩnh vực mang tính kỹ thuật nên cần phải có các bằng chứng kỹ thuật để khẳng định những điều trên. Thậm chí trong bài báo này, BBC còn phịa ra rằng “Ngay sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt, người truy cập vào trang web của ông sẽ bị “dính” phần mềm độc được tải xuống máy tính của họ mà họ không hề biết”. Đến thế này thì đúng là “điêu trẹo mỏ”
Thứ nhất trang tin của ông Nhất là do ông Nhất trực tiếp quản lý và điều hành. Nếu các vị chứng minh được ông Nhất có hành vi cài mã độc, tán phát virus thì ông Nhất đã vi phạm khoản 2 điều 18 Nghị định 63/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thông tin trong đó đã quy định rõ hành vi Tạo ra và cài đặt chương trình virus máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 của Luật Công nghệ thông tin sẽ bị Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn cố tình vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam cài mã độc cho những người truy cập vào những trang web mà chính quyền không ưa trong khi không đưa ra được một chứng cứ kỹ thuật nào là một sự vu cáo bỉ ổi nhưng lại hết sức ngây ngô về mặt chuyên môn công nghệ thông tin.
Thưa BBC và 4 tổ chức “Nhân quyền”, vẫn biết các vị không cùng hệ thống chính trị với Việt Nam, song điều đó không có nghĩa là các vị tự cho mình cái quyền vu cáo người khác. Bởi khi các người cố tình làm vậy, những hiểu biết ngu ngốc về mạng máy tính của các người sẽ biến các người thành nhân vật chính trong câu ngụ ngôn “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.
Nguồn: Loa phường