Bài lấy từ Google.tienlang
Chế Trung Hiếu ở Mỹ Tho, Tiền Giang
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của một người nổi tiếng. Đó là nhà báo, nhà thơ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Chế Trung Hiếu. Ông sinh ra tại đất Quảng Ngãi. Lớn lên, ông sống và chiến đấu ngay trên quê hương mình… Nhiều năm gần đây, tuy tuổi không còn trẻ trung nhưng ông cùng chiếc máy ảnh luôn rong ruổi. Từ Đầm thủy sản Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đến Phong Sa Lỳ, phía Bắc; đến sông Tiền, sông Hậu ở phía Nam của Tổ quốc, đâu đâu cũng in đậm dấu chân nghệ sĩ nhiếp ảnh Chế Trung Hiếu… Để rồi sau đó, cư dân mạng lại được chiêm ngưỡng những bộ ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, về cuộc sống, về con người trên khắp mọi miền Đất nước…
Hôm nay, bác Chế Trung Hiếu gửi đến bạn đọc củ Google.tienlang bài phân tích liên quan đến ông Lê Hiếu Đằng…
Chế Trung Hiếu cùng cô gái Lào ở Phong Sa Lỳ
********
Lời tác giả: Những ngày gần đây, Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên là Đảng viên Đảng CSVN, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP HCM liên tục đưa ra những tuyên bố rùm beng về “Tính sổ với Đảng trong những ngày nằm bịnh” rồi “Tiến hành thành lập Đảng Dân chủ Xã hội”….tuyến bố cuối cùng của ông là “Ly khai đảng CSVN…”
Nội dung các tuyên ngôn mà ông Lê Hiếu Đằng viết tựu trung là kể công trạng của mình với Đảng CSVN , đã hy sinh tuổi xanh cho Cách mạng nhưng nay Đảng đã thóai hóa, rồi cách mạng đã đổi màu không tương xứng với sự hi sinh của ông nên ông phải ra sức chống phá lại đảng, li khai đảng thành lập các đảng phái khác để cạnh tranh với Đảng CSVN ngõ hầu làm cho Đảng CSVN biết… mặt ông !
Những động thái của Lê Hiếu Đằng làm cho những người có liêm sĩ tự hỏi, cớ sao Đằng lại nổi nóng một cách thái quá vậy? Trung thực mà nói trong quá trình đi theo Cộng Sản mấy chục năm để được giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch UB Mặt Trận Tổ Quốc gì đó, rồi đi làm giáo viên dạy ba cái nhăng nhít ở trường Đảng sơ cấp thì Lê Hiếu Đằng cũng chẳng có cơ hội kiếm chác được gì, trong khi đó qua con mắt bị khúc xạ của Đằng thì các Đảng viên khác kiếm chác ghê lắm, nhà cao cửa rộng, xe sang, con cái thành đạt lập công ty này, tập đoàn nọ có địa vị cao sang trong xã hội mà xét cho cùng chúng nó có cống hiến gì đâu, trong khi đó những người như Đằng đã phải nằm gai, nếm mật cuộc sống có lúc phải nhọc nhằn nguy nan đói khổ trong bưng biền hàng mấy năm trời. Tưởng khi giành được hòa bình thống nhất người ta phải phong cho Đằng chức vụ cao sang để vừa ngẩng mặt với đời và cũng có điều kiện kiếm chác chút đỉnh để bù vào những tháng ngày cơ cực trong rừng cao, núi thẳm đầy gian nan nguy hiểm như nhiều lần Đẳng tâm sự.
Nhưng Đằng quên đi một điều là khi miền Nam giải phóng, chính quyền mới còn non yếu, những người có mác “bưng biền” như Đằng mới có chỗ đứng. Những năm sau đó đất nước bắt đầu phát triển nhanh chóng, công cuộc xây dựng lại nền công nghiệp, nông nghiệp mới, đòi hỏi phải có những người có học, năng động của sức trẻ và có trí tuệ mới đảm đương được công việc mới. Lẽ ra những người như Đằng nên hiểu vấn đề này và hãy yên tâm với vị trí già nua của mình, hãy động viện lớp người mới xây dựng đất nước mà đừng ghen tức với họ, đừng phá ngang và chắn lối đi của họ.
Đằng vỗ ngực cho mình là người cống hiến rất nhiều cho cách mạng, nhưng bây giờ Cách mạng còn “độc ác lưu manh hơn chế độ Ngụy” Và Đảng bây giờ là “đảng bán nước hơn bọn Ngụy” nên Đằng quyết tâm li khai bỏ Đảng để đứng lên lập “Chiến tuyến oánh nhau với Đảng !”
Việc làm của Lê Hiếu Đằng thật nực cười, trơ trẽn và mù quáng đến nỗi một người bình thường trong xã hội cũng có thể phê phán Đằng, ông ta dối trá và xảo ngôn đến vô liêm sĩ, ra mặt ca ngợi thứ dân chủ của chính quyền Ngụy- Sài Gòn một chính quyền phát-xít đến nỗi cả thế giới văn minh phải khinh ghét và tởm lợm, Đằng làm ra vẻ luyên tiếc rằng mình đã vô tình bị Cộng Sản nhồi sọ lừa bịp để đi theo Cộng Sản xóa bỏ “Chế độ Dân chủ của chính quyền Sài Gòn” mà lẽ ra Đằng phải biết ơn và cưu mang nó !?.
Đằng tảng lờ không dám nói ra rằng, ở lớp tuổi của Đằng vào những năm 1964-1969 là Thanh niên miền Nam Việt Nam chỉ có hai con đường:
Một là: cầm súng đánh thuê cho Mỹ trong quân Ngụy Sài Gòn, vâng lệnh Mỹ và chư hầu đi giết người vô tội , đốt nhà và hủy diệt làng xóm gây tội ác tày trời với đồng bào miền Nam và sẽ bị Nhân dân vùng lên tiêu diệt dìm chúng vào hố rác của lịch sử;
Hai là: Nghe tiếng gọi của Tổ Quốc chạy về với Nhân dân tham gia Quân đội cách mạng đánh trả Đế quốc Mỹ và lũ chư hầu để giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Thời ấy cho dù đang là học sinh, sinh viên miền Nam hễ cứ ra đường là bị chính quyền Sài Gòn bắt lính, ấn súng Mỹ vào tay và đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn cho chủ Mỹ. Quân Sài gòn nhiều lúc ập cả vào các trường học bắt lính, từ nông thôn đến thành thị chỗ nào cũng diến ra cảnh ngang nhiên săn lùng thanh niên để bắt lính rồi đẩy họ ra chiến trường chết oan uổng.
Nhiều thanh niên sợ bắt lính phải trốn chui trổn lủi, nhiều người phải đào hầm bí mật trong nhà để trốn lính, những con nhà giàu có thì bỏ tiền ra thuê người khác đi lính thuê hay mua lính kiểng, đã có hàng vạn thanh niên miền Nam phải tự hủy hoại thân thể mình để khỏi bị bắt lính chống lại Nhân dân.
Lê Hiếu Đằng đã khôn ngoan chọn con đường thứ hai.
Nhờ Cộng Sản mà Lê Hiếu Đằng không trở thành tên lính Sài Gòn đánh thuê có số phận đen tối như hàng trăm ngàn thanh niên khác thời ấy.
Nhưng tiếc thay về cuối đời bản chất hèn nhát, phản trắc, cơ hội của Lê Hiếu Đằng đã dần hiện ra. Đằng khoác lác cho rằng, khi ông ta ra khỏi Đảng thì sẽ có hàng vạn đảng viên noi gương ông mà bỏ đảng và Đảng này sẽ nhanh chóng “sụp tiệm”.
Nhưng nhiều người đã cười khẩy và nghĩ: Khi một đảng viên của Đảng CSVN không chịu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để trở thành người tốt mà lại đi vào con đường thoái hóa, phản trắc thì nhất định Đảng viên đó sẽ bị văng ra khỏi tổ chức Vinh quang này và rồi Lê Hiếu Đằng cũng sẽ rơi vào đống rác của xã hội mà thôi !
Chế Trung Hiếu
Nguồn: Mõ làng